Các giai đoạn phát triển, đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng

Với các đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng như thời gian sinh trưởng ngắn, thu hồi vốn nhanh, dễ chăm sóc và đáp ứng được nhiều đối tượng người tiêu dùng mà ngành nuôi tôm thẻ đang trở nên phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam, đặc biệt là những vùng ven biển. Để giúp bà con hiểu rõ hơn, sau đây Dr.Tom xin giới thiệu một số đặc điểm tôm thẻ chân trắng và kinh nghiệm nuôi tôm thẻ cho năng suất cao.

Cấu tạo và đặc điểm tôm thẻ chân trắng

1. Phân loài

Tôm thẻ chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp) thuộc:

  • Ngành: Arthropoda
  • Lớp: Malacostraca
  • Bộ: Decapoda
  • Họ: Penaeidae
  • Loài: Litopenaeus vannamei

2. Phân bố tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng phân bố ở vùng ven bờ phía đông Thái Bình Dương, từ biển Bắc peru đến nam Mexico và Equador. Hiện nay tôm thẻ chân trắng đã được di giống nuôi ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam,..

Giới thiệu về tôm thẻ chân trắng

Giới thiệu về tôm thẻ chân trắng

3. Đặc điểm cấu tạo và tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng

– Đặc điểm tôm thẻ chân trắng cũng giống như loài tôm cùng họ Penaeid, thay vì việc mang trứng tới khi nở thì chúng cái ký thác hoặc rải trứng ra. Chùy tôm thẻ có 2 răng cưa ở bụng và 8 đến 9 răng cưa ở lưng. Tôm nhỏ lúc thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng nhưng khi tôm đã lớn thì cần khoảng 1 – 2 ngày.

– Tôm thẻ chân trắng không có nhu cầu nhiều chất đạm như tôm sú, việc đồ ăn có thêm mực tươi sẽ hoàn hảo hơn cho một ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ ở biển có độ dâu 70 mét ở nhiệt độ khoảng từ 16 – 28 độ C và ở độ mặn khá cao. Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loanh quanh ở độ sâu này, cho đến giai đoạn Potlarvae chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy tại những vùng cửa sông cạn (nơi mà có nhiều thức ăn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao), sau vài tháng, tôm trưởng thành, chúng bơi ra biển và tiếp tục sinh sống, giao hợp và sinh sản bình thường.

– Tôm thẻ chân trắng phát triển rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100 con/m2 cho đến khi đạt được 20g thì tôm bắt đầu chậm lớn và tăng trưởng khoảng 1 g/tuần, tôm cái thường lớn hơn tôm đực.

– Trong trường hợp nuôi tôm bố mẹ, bà con nên tạo nhiệt độ nước ít thay đổi (27 độ C), nước cần phải được lọc bằng than để loại bỏ tất cả những chất hữu cơ hòa tan trong nước. Nên lựa chọn những loại tôm mẹ nặng ít nhất 40gr, tránh lựa chọn tôm bố có bộ phận tinh trùng bị xám đen.

Tham khảo ngay bài viết: tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng

4. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng

– Tôm thẻ chân trắng được ưa chuộng bởi tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, đạt khoảng 15g trong vòng từ 90 – 120 ngày nuôi.

– Khả năng sinh sản tuyệt đối của tôm thẻ có thể đạt khoảng 100 – 250 ngàn trứng/con.

– Môi trường sống: Tôm thẻ chân trắng thích nghi với các thủy vực có nền đáy bùn.

Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ an toàn sinh học

Nuôi tôm an toàn sinh học phù hợp với các giai đoạn phát triển của tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm an toàn sinh học phù hợp với các giai đoạn phát triển của tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, mặc dù đặc điểm các loại tôm thẻ chân trắng thuận lợi cho ngành nuôi tôm thẻ nhưng người dân nuôi tôm vẫn gặp phải rất nhiều dịch bệnh, gây thiệt hại nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. Vì thế, Dr.Tom khuyến cáo bà con nuôi tôm an toàn sinh học, sử dụng vi sinh và chế phẩm tự nhiên trong suốt quá trình nuôi.

Bà con có thể tham khảo các sản phẩm tiên tiên tiến như: EM-Tom VS Gốc vi sinh ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ngoài môi trường và trong đường ruột tôm (V. parahaemolyticus, V.harveyi), EM-Tom VS Rhodo vi sinh sử lý nền đáy. Bề mặt xốp thuận lợi cho việc kết hợp với các vi sinh vật có lợi để hình thành hệ thống Biofloc.

Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng cho tôm còn có những sản phẩm hoàn toàn chủng Bacillus bổ sung vào đường ruột tôm, Vinalic giúp tăng cường chức năng gan ruột và các loại đĩa thạch được thiết kế nhằm tạo nên thao tác đơn giản cho người sử dụng và bảo quản tốt hơn để quản lý hệ vi sinh trong ao, sử dụng máy Pockit để kiểm tra nhanh mầm bệnh trên tôm và ao nuôi. Bằng việc áp dụng các ông nghệ và sản phẩm tiên tiến vào quy trình sản xuất kiểm soát các yếu tố an toàn sinh học, vi khuẩn gây bệnh… nhóm chúng tôi tin rằng sẽ góp phần vào xây dựng quy trình nuôi tôm an toàn.

Hy vọng với những đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng trên đây sẽ giúp bà con nuôi tôm đạt được năng suất cao nhất. Mọi thông tin cần tư vấn về cách nuôi tôm an toàn sinh học vui lòng liên hệ Hotline 090 107 1154 để được hỗ trợ trực tiếp từ Dr.Tom.

XEM THÊM:

>> Các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng mà bà con cần chú ý

>> Kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

Từ khóa tìm kiếm liên quan:

  • đặc điểm dinh dưỡng của tôm thẻ chân trắng
  • vòng đời tôm thẻ chân trắng
  • tuổi thọ của tôm thẻ chân trắng

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154