Kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

Áp dụng đúng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp sẽ giúp tôm tăng trưởng, phát triển đều, tiết kiệm thời gian nuôi và đạt năng suất cao. Tuy nhiên, nếu người nuôi chủ quan trong việc áp dụng đúng kỹ thuật nuôi thì sẽ dễ dàng phát sinh dịch bệnh, khiến tôm chậm lớn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Vì thế, bài viết dưới đây Dr.Tom xin chia sẻ cho người nuôi 5 lưu ý trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao. Hãy cùng theo dõi nhé!

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt năng suất cao

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt năng suất cao

Những lưu ý trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

1. Lựa chọn giống tôm thẻ chất lượng

Hiện tại ở Việt Nam, xuất hiện rất nhiều đơn vị cung cấp giống tôm thẻ chân trắng không rõ nguồn gốc nên nguy cơ dẫn đến rủi ro là rất cao. Do đó, người nuôi tôm cần phải lựa chọn những đơn vị cung cấp giống Uy Tín trên thị trường, đặc biệt phải xét nghiệm PCR để phát hiện nhanh các bệnh trên tôm,… Trong đó, xét nghiệm PCR bằng máy POCKIT hiện nay đang là một trong những biện pháp xét nghiệm nhanh và mang lại hiệu quả cao nhất, giúp bà con phát hiện bệnh một cách kịp thời để từ đó lựa chọn cho mình con giống chất lượng và sạch bệnh.

Ứng dụng máy Pockit trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao

Ứng dụng máy Pockit trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao

Có thể nói, với kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng thì việc lựa chọn tôm giống có vai trò quyết định đến chất lượng và sản lượng của vụ nuôi.

2. Mô hình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

– Tôm thẻ chân trắng có thể nuôi ở mật độ cao tùy vào điều kiện ao nuôi và hình thức nuôi, thời gian nuôi ngắn mang lại năng suất cao. Chính vì vậy bà con nên lựa chọn vùng đất nuôi thích hợp, có nguồn cung cấp nước đầy đủ, đồng thời cần cải tạo và xử lý nước thật tốt trước khi thả giống.

– Hệ thống ao nuôi phải có ao trữ, ao lắng để xử lý nước đầu vào, đồng thời ao xử lý nước đầu ra, có hệ thống cống thoát nước đầy đủ để luôn sẵn sàng đương đầu với mọi tình huống có thể xảy ta trong quá trình nuôi tôm.

– Chuẩn bị diện tích ao nuôi từ 1000 – 3000 mét vuông, độ sâu mực nước dao động từ 0,8 – 1,5 m. Diện tích ao lắng phải tương đương với ao nuôi để có thể cung cấp đầy đủ nước vào ao nuôi vào ao nuôi và thay nước kịp thời khi xảy ra vấn đề.

– Các yếu tố môi trường đảm bảo: nhiệt độ nước từ 25 – 30 độ C, độ mặn từ 5 – 15%o, độ pH dao động từ 7,5 – 8,5; hàm lượng oxy hòa tan > 5mg/l, độ trong từ 35 – 45 cm.

3. Mật độ thả nuôi thích hợp

Trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, mật độ thả nuôi quá dày sẽ khiến tôm chậm lớn và phát triển không đều. Mật độ thích hợp là từ 150 – 200 con/mét vuông. Duy trì hệ thống quạt nước chạy khoảng 80 vòng/ phút vào ban ngày và 100 vòng/ phút vào ban đêm, đồng thời chạy hệ thống quạt nước để cung cấp lượng oxy tốt nhất cho ao nuôi.

Tham khảo ngay bài viết: mật độ thả nuôi tôm thẻ chân trắng

4. Chăm sóc và quản lý ao nuôi tôm thẻ

Trong giai đoạn đầu tôm cần khoáng và dinh dưỡng nhiều để tăng trưởng và phát triển, chính vì vậy bà con nên theo dõi và bổ sung đầy đủ. Thường xuyên theo dõi nhá, xem đường ruột, tình trạng tôm để quản lý thức ăn và phòng trị bệnh kịp thời khi có biểu hiện bệnh.

Tôm thẻ rất nhạy cảm với sự thay đổi về nhiệt độ, chỉ cần nhiệt độ tăng, giảm đột ngột sẽ khiến tôm cong thân, đục cơ và chết nhanh ngay sau đó. Vì thế, bà con cần phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ ao nuôi thích hợp từ 25 – 30 độ C.

Trong quá trình cho ăn bà con nên bổ sung thêm Vitamin, khoáng chất và men tiêu hóa có lợi hàng ngày vào thức ăn giúp tôm tăng sức đề kháng và kích thích khả năng bắt mồi của tôm nuôi.

=> Lưu ý: Tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm với hóa chất và các chất bã hữu cơ, do đó bà con nên sử dụng vi sinh EM-Tom VS Rhodo để xử lý đáy ao, làm sạch nguồn nước. Trong trường hợp có nhiều tảo và khí độc thì sử dụng vi sinh EM-Tom VS Gốc để ổn định màu nước, làm giảm nồng độ khí độc trong ao. Tất cả các loại vi sinh đều thân thiện với môi trường và không ảnh hưởng đến chất lượng của tôm nuôi.

Ủ MEN VI SINH ĐỂ XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC

5. Thu hoạch và bảo quản sản phẩm

Tôm thẻ chân trắng rất nhạy cảm, nếu không có kỹ thuật thu hoạch đúng cách sẽ khiến tôm bị cong thân, mềm vỏ và làm giảm chất lượng tôm thương phẩm. Vì vậy, người nuôi cần lưu ý:

– Nên thu hoạch tôm vào sáng sớm để tôm không bị sốc nhiệt khi gặp phải nhiệt độ quá cao trong thời tiết nắng nóng. Trong trường hợp phải thu hoạch vào ban đêm thì dùng bóng đèn công suất lớn chiếu ngay miệng cống, sau đó xả nước thì tôm sẽ ra hết (do tập tính thích ánh sáng của tôm).

– Khi thu hoạch nên cho tôm vào thùng có nhiều đá để cơ và thịt không bị đục, giữ được màu tươi của tôm.

Hiện nay, ngoài kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp siêu thâm canh trong nhà kính đã và đang được chí trọng nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam.

Hy vọng, với 5 lưu ý về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp trên đây sẽ giúp bà con có thêm kiến thức áp dụng vào quy trình nuôi tôm thẻ một cách hiệu quả. Dr.Tom khuyến cáo bà con nên áp dụng các chế phẩm vi sinh vào trong suốt quá trình nuôi và xét nghiệm PCR để phát hiện bệnh trên tôm. Mọi thông tin cần tư vấn liên hệ đến số Hotline 090 107 1154.

XEM THÊM:

>> Các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng mà bà con cần chú ý

>> Sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp năng suất cao từ CHUYÊN GIA

Từ khóa liên quan:

  • tài liệu kỹ thuật nuôi tôm thẻ
  • kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng
  • kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền tây
  • quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154