Khắc phục hiện tượng tôm thiếu khoáng nhờ bổ sung kali, canxi, magie cho ao nuôi tôm

Câu hỏi: Chào chuyên gia Dr.Tom, ao nhà tôi nuôi tôm thẻ chân trắng, rộng khoảng 1600 m2 độ mặn trong ao thấp. Gần đây tôm có hiện tượng đục thân, yếu ăn, không biết đây có phải hiện tượng tôm thiếu khoáng không ạ? Mong chuyên gia giải đáp tôm bị thiếu khoáng do đâu và cách khắc phục hiệu quả? Xin chân thành cảm ơn! (Anh Trường – Bến Tre)

Trả lời:

Dr.Tom xin chào anh Trường, xin chào bà con! Nếu như anh thấy biểu hiện tôm bị đục thân và cong người không duỗi thẳng ra được thì đây chính là hiện tượng tôm thiếu khoáng rồi. Còn nếu tôm bị đục thân thành từng khoang một thì là hiện tượng Vi Bào Tử Trùng nha anh.

Tìm hiểu qua về vai trò của khoáng trong nuôi tôm

Chất khoáng là một thành phần rất quan trọng đối với cơ thể tôm thẻ chân trắng, giúp quá trình lột xác được diễn ra dễ dàng. Nếu tôm thiếu khoáng sẽ dẫn đến hiện tượng cong thân, mềm vỏ. Do đó, khi nuôi tôm thẻ chân trắng ở mật độ cao thì việc bổ sung khoáng cần phải được quan tâm và kịp thời.

Bổ sung khoáng cho tôm ăn là việc rất cần thiết

Bổ sung khoáng cho tôm ăn là việc rất cần thiết

Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng thay đổi tùy vào từng dạng khoáng. Các loại khoáng tinh thể, có thể hòa tan trong nước thường được hấp thụ cao nhất ở dạng các ion, những hợp chất khác trao đổi điện tử với khoáng hình thành các hợp chất bền, ít tan sẽ khó hấp thụ được.

Lớp vỏ kitin của tôm thẻ chân trắng được hình thành chủ yếu từ CaCO3, Mg, P và S. Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua uống và hấp thụ qua mang. Do đó, việc sử dụng khoáng trực tiếp vào trong nước để bù vào lượng khoáng mất đi trong quá trình lột xác của tôm là rất cần thiết.

Tham khảo ngay bài viết: chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng

Vậy các khắc phục hiện tượng tôm thiếu khoáng như thế nào?

Trong trường hợp của anh Trường, để khắc phục hiện tượng tôm thiếu khoáng anh nên bổ sung nước mặn vào ao nuôi để tăng độ mặn lên giúp giảm tình trạng đục thân trên tôm. Đồng thời, anh kết hợp với việc dùng vôi theo liều lượng 2kg vôi/ 100 mnước hòa tan tạt đều, sau đó anh bổ sung thêm khoáng bột vào trong nước (liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì). Sau 1 – 2 ngày anh sử dụng chế phẩm sinh học EM-Tom VS Rhodo nhằm phân hủy chất hữu cơ dưới đáy ao nuôi và chế phẩm EM-Tom VS tươi giảm hàm lượng khí độc trong ao nuôi.

Chế phẩm sinh học EM-Tom VS Gốc giảm khí độc trong ao nuôi

– Đối với tôm, anh bổ sung thêm vitamin C, vitamin tổng hợp, khoáng bột, men tiêu hóa (với liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì) nhằm cung cấp vi lượng và tăng khả năng miễn dịch cho tôm nuôi.

=> Lưu ý: Không được làm cho tôm bị sốc do thay đổi môi trường, tiến hành quản lý cung cấp đầy đủ oxy cho tôm nuôi.

Trên đây là những chia sẻ của Dr.Tom về hiện tượng tôm thiếu khoáng trong ao của anh Trường. Hy vọng qua bài viết này anh Trường có thể khắc phục được hiện tượng thiếu khoáng trên tôm. Quý bà con có thể truy cập chuyên mục Giải pháp phòng trị bệnh của Dr.Tom để tham khảo nhiều bài viết bổ ích trong quá trình nuôi tôm. Ngoài ra, quý bà con có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline 090 107 1154 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

XEM THÊM:

>> Khoáng tạt ao tôm thẻ, tôm sú

>> Nguyên nhân tôm bị cong thân đục cơ và cách xử lý hiệu quả 2018

Tìm kiếm liên quan:

  • khoáng cho tôm thẻ
  • bổ sung kali cho ao nuôi tôm
  • ham luong canxi magie trong ao tom
  • khoáng vi lượng cho tôm
icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154