Nuôi tôm an toàn sinh học cho tỉ lệ sống lên tới 85%

Nuôi tôm an toàn sinh học đang được đông đảo người dân tại Việt Nam áp dụng, đem lại hiệu quả cao trong việc loại trừ và giới hạn mầm bệnh trong các trại tôm giống, tôm bố mẹ và ao nuôi thương phẩm. Đây là hướng đi bền vững mà ngành nuôi tôm công nghiệp tại Việt Nam đang hướng tới.

Ngày 8 tháng 3 năm 2019 vừa qua, tại Hội nghị Hiệp hội nuôi trồng Thủy sản Thế giới ở New  Orleans, Louisiana, ông Robins McIntosh đã phát biểu những quan điểm của mình về an toàn sinh học, ông đánh giá đây là một kỹ thuật nuôi tôm có thể cho tỉ lệ sống lên tới 85%.

Tôm giống sạch bệnh

Khi chúng ta bắt đầu áp dụng nuôi tôm an toàn sinh học, điều cần phải nhắc đến đầu tiên là tôm giống postlarvae (PL). Tôm giống có khỏe mạnh sạch bệnh thì tôm thương phẩm mới cho năng suất lớn.

Ông Robins McIntosh có chia sẻ: vào năm 1980 hầu hết các bệnh xâm nhập vào ao thông qua tôm giống đã làm cho vụ nuôi bị thất bại. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông đã bắt đầu lựa chọn và tìm ra tôm giống SPF – Đây là loại tôm giống sạch bệnh không bị nhiễm các bệnh thường gặp trên tôm như  WSSV, YHV, TSV, IHHNV, BPV, HPV,..  và kết quả nhận được ngoài sức mong đợi với tỉ lệ sống lên đến 85%. Lúc này ông nhận ra rằng nuôi tôm an toàn sinh học cần bắt đầu từ tôm bố mẹ và postlarvae.

Phương pháp xét nghiệm bệnh tôm bằng máy Pockit PCR trong trại giống được khuyến khích sử dụng để phát hiện sớm các bệnh thường gặp trên tôm đã được Dr.Tom chia sẻ trong bài viết => Kỹ thuật PCR trong chẩn đoán bệnh trên tôm chính xác chỉ trong 1h.

 xét nghiệm PCR trong nuôi tôm an toàn sinh học

Các thao tác xét nghiệm PCR phát hiện sớm bệnh trên tôm giống

Loại trừ và hạn chế mầm bệnh

Hệ thống nuôi tôm an toàn sinh học sẽ diễn ra hai giai đoạn chính đó là loại trừ và hạn chế mầm bệnh trong ao nuôi.

Mô hình nuôi tôm an toàn sinh học loại trừ được áp dụng khi mầm bệnh là virus, vi khuẩn nội bào, nấm và microsporidia. Ứng dụng an toàn sinh học trong nuôi tôm bằng việc khử trùng các dụng cụ ao nuôi, cải tạo ao nuôi đúng kỹ nước, sử dụng siêu lọc để lọc nước. Ví dụ như việc loại trừ bệnh đầu vàng trên tôm chúng ta cần phải thiết kế một mạng lưới che chắn để ngăn chặn côn trùng mang virus xâm nhập vào môi trường ao nuôi.

Mô hình loại trừ được áp dụng cho những mầm bệnh vi khuẩn hoặc độc tố gây ra. Mô hình được thực hiện bằng một hệ thống xi phong đáy ao hoàn hảo để loại bỏ vi khuẩn, giữ cho đáy ao sạch sẽ, loại bỏ được nguồn thức ăn dư thừa nhằm hạn chế sự sinh sôi, nảy nở của các quần thể vi khuẩn đủ lớn để gây bệnh.

MÔ HÌNH AO TRÒN LÓT BẠT – AN TOÀN SINH HỌC TRONG NUÔI TÔM

Các nguyên tắc trong nuôi tôm an toàn sinh học

1.  Sử dụng máy cho ăn tự động

Ngày nay máy cho tôm ăn tự động được sử dụng phổ biến giúp tôm ăn lượng thức ăn phù hợp, tăng trưởng nhanh, đồng thời ngăn ngừa không cho thức ăn thừa tích lũy dưới đáy ao. Trước đây đã có nhiều trường hợp tôm chết do chúng ăn thức ăn dư thừa đã bị vi khuẩn dưới đáy ao xâm chiếm. Do đó, người nuôi nên cho tôm ăn một lượng thức ăn phù hợp điều này vừa tiết kiệm được chi phí lại tránh được sự tích tụ chất dư thừa dưới đáy ao nuôi.

2. Sục khí, quạt nước là quan trọng

Trong giải pháp nuôi tôm an toàn sinh học, ao nuôi cần được giữ hàm lượng oxy ở mức phù hợp nên hệ thống sục khí, quạt nước cần được lắp đặt đúng kỹ thuật để đảm bảo cung cấp lượng oxy vừa đủ cho môi trường sống của tôm nuôi.

Hàm lượng oxy trong ao nếu:

— (> 6.2 mg/l) quá bão hòa, thường không thành vấn đề trong ao tôm

— (4.5 – 6.2 mg/l) mức tối ưu

— (3.5 – 4.5 mg/l) tôm có thể giảm ăn vào buổi sáng

— (< 3.5 mg/l) hàm lượng thấp tôm có khả năng bị nhiễm dịch bệnh.

Nuôi tôm an toàn sinh học với mái lưới, sục khí và quạt nước

Ao nuôi được trang bị lưới che nắng, hệ thống sục khí, quạt nước đầy đủ 

3. Giảm mức độ stress cho tôm

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, hàm lượng oxy, mưa gió thất thường cũng có thể khiến tôm bị stress. Điều này sẽ làm tôm suy yếu hệ thống miễn dịch, tôm dễ bị mắc bệnh hơn. Một ao nuôi hoàn hảo cần phải được thiết kế lưới che chắn để giảm biến động của nhiệt độ, pH và nước mưa nhằm giảm tỉ lệ mắc bệnh trên tôm.

Người nuôi định kỳ nên sử dụng máy Horiba D.71G để đo pH và nhiệt độ ao nuôi, cùng với đó là chiếc máy đo oxy hòa tan DO110 Horiba để chúng ta có thể điều chỉnh các yếu tố môi trường sao cho phù hợp nhất.

4. Xi phong đáy ao

Trong kỹ thuật nuôi tôm an toàn sinh học, các chất thải và thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và này nở. Lắp đặt hệ thống xi phong đáy ao chính là giải pháp hữu hiệu trong việc xử lý chất thải lắng tụ trong ao, đồng thời giải phóng khí độc, giảm chi phí sử dụng hóa chất xử lý nền đáy một cách hiệu quả nhất.

5. Sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi

Việc sử dụng các dòng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm có thể thay thế kháng sinh, hạn chế khí độc, tăng sức đề kháng cho tôm nuôi,… Một ao nuôi tôm được quản lý tốt với việc sử dụng định kỳ các loại chế phẩm sinh học nhằm khống chế vi khuẩn có hại và hàm lượng độc tố giúp môi trường ao nuôi ở trạng thái ổn định, chất lượng nước tốt, tôm phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.

Chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh trong nuôi tôm an toàn sinh học

Chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm an toàn sinh học cần được triển khi từ trại giống đến ao nuôi thương phẩm nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh trên tôm. Hy vọng với những chia sẻ của Dr.Tom sẽ giúp người nuôi có một mùa vụ thành công.

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Thạch Chánh Hưng

NVKD (Sóc Trăng)

0888 756 064

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431