Giải pháp phòng bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm HIỆU QUẢ

Bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Tác nhân gây bệnh được xác định là vi bào tử trùng microsporidia, một ký sinh trùng nội bào, vật có thể nhiễm vào khối gan tụy gây nên sự chậm phát triển.

Tôm còi cọc, chậm lớn do bị nhiễm bệnh ký sinh trùng trên tôm EHP 

Tôm còi cọc, chậm lớn do bị nhiễm bệnh ký sinh trùng trên tôm EHP 

Sự chậm phát triển liên quan đến số lượng EHP nhiễm trong động vật. Để tránh các triệu chứng sau bị nhiễm, 3 cấp độ chiến lược có thểm được áp dụng ở các giai đoạn khác nhau.

  1. Tránh nhiễm EHP
  2. Trì hoãn thời gian nhiễm EHP
  3. Tránh sự phát triển sau khi nhiễm

Cụ thể các chiến lược phòng bệnh EHP trên tôm

1. Tránh nhiễm EHP

  • A: Trại giống:

– Sử dụng tôm bố mẹ không nhiễm EHP – Xét nghiệm PCR

– Sử dụng thức ăn tươi sống không nhiễm EHP (bao gồm giun nhiều tơ, mực, hàu) – Xét nghiệm PCR.

– Xử lý nguồn nước cấp để giết ký sinh trùng và bào tử.

– Khử trùng môi trường nuôi trước cho đẻ và ấp.

  • B: Giai đoạn nuôi thương phẩm

– Thả giống không nhiễm EHP – Xét nghiệm PCR

– Xử lý nước và đáy ao trước khi thả giống, tránh sự hiện diện của động vật thân mềm, động vật có vỏ, sò, vẹm…

– Ứng dụng cấp độ an toàn sinh học cao.

Chọn giống tôm sạch bệnh để phòng bệnh ngay từ đầu

2. Trì hoãn thời gian nhiễm EHP

Trên thực tế, không dễ ứng dụng một vài chiến lược cho tất cả các ao nuôi thương phẩm. Làm thế nào để ngăn ngừa sự lây nhiễm ban đầu sẽ là một lựa chọn thiết thực.

– Chọn giống sạch bệnh EHP – Xét nghiệm PCR

– Sau khi diệt khuẩn đáy ao, sử dụng chế phẩm thích hợp để tăng quần thể vi sinh có lợi trong đất, giảm số lượng EHP trong tự nhiên có sẳn trong ao – EM-Tom VS Rhodo.

– Sử dụng chất kết dính khóa tế bào microsporidia trộn với thức ăn để giảm nguy cơ bị nhiễm – Vinalic.

– Sử dụng chế phẩm vi sinh phù hợp có thể phát triển trong đường tiêu hóa của tôm và tiết chất bacteriocin đối kháng với EHP để trộn vào thức ăn.

THAM KHẢO NGAY >>  Điều trị bệnh gan tụy trên tôm thẻ (EMS/AHPNS) không hề khó

3. Tránh sự phát triển sau khi bị nhiễm

– Sử dụng chất kết dính khóa tế bào microsporidia trộn với thức ăn để giảm nguy cơ bị nhiễm thêm nữa – Vinalic.

– Sử dụng chế phẩm vi sinh phù hợp có thể phát triển trong đường tiêu hóa của tôm và tiết chất bacteriocin đối kháng với EHP để trộn vào thức ăn.

Chuỗi sản phẩm phòng bệnh EHP

Probiotics    
1.  EM-Tom VS Rhodo PB-BM Công thức EM ổn định nồng độ amoni/nitrite và lấn át số lượng EHP trong đất
Chất chiết xuất    
2.  Vinalic NF-SO Khóa microsporidia từ dính chặt vào tế bào, giả cơ hội gây nhiễm, trì hoãn thời gian chậm phát triển
3.  G Mix NF-SU Bổ sung khoáng chất thiết yếu cho tôm
Chẩn đoán sinh học
4.  Pockit micro plus Thiết bị PCR cầm tay phát hiện acid nucleic
5.  Cubee Máy ly tâm nhỏ
6.  Grind-N-Go/Drop-N-Go Dụng cụ chiết tách acid cleic tại hiện trường
7.  Kit IQ plus Hóa chất phát hiện bệnh

Hy vọng với giải pháp phòng bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm mà Dr.Tom chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con nuôi tôm có thêm kiến thức, vận dụng vào quá trình phòng ngừa bệnh trên tôm một cách an toàn và hiệu quả nhất. Để được tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ theo số hotline 090 107 1154.

Tìm kiếm liên quan: bệnh tôm ehp, diệt ký sinh trùng trên tôm, microsporidia là gì

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154