




Xi phong đáy ao là biện pháp cải thiện chất lượng nước ao nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp được bà con nông dân ứng dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, đối với những người nuôi mới vào nghề thì khái niệm xi phong đáy ao là gì có vẻ vẫn còn xa lạ, nên việc áp dụng vào ao nuôi tôm vẫn còn gặp phải những khó khăn.
Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, các chất thải và thức ăn dư thừa là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Xi phong là giải pháp hữu hiệu trong việc xử lý chất thải lắng tụ trong ao nuôi, giải phóng được khí độc ao nuôi, tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, giảm chi phí dùng hóa chất xử lý nền đáy một cách hiệu quả nhất.
Xi phong đáy ao là gì – Giúp loại bỏ các chất thải dưới đáy ao nuôi
— Thức ăn dư thừa, chất thải bài tiết của tôm.
— Xác sinh vật chế chủ yếu là các loại tảo và vi sinh vật.
— Do xói mòn, lở bờ ao và đáy ao nuôi.
— Bùn từ phù sa và các chất rửa trôi từ trên bờ rơi xuống.
— Vôi và các loại phân bón cho ao nuôi.
Xi phong đáy ao hạn chế sử dụng hóa chất, góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường xuất khẩu tại Việt Nam.
— Loại bỏ được tuyệt đối các chất thải, thức ăn dư thừa dưới đáy ao.
— Giảm thiểu được tình trạng sử dụng hóa chất trong ao nuôi tôm
— Giảm thiểu và giải phong khí độc NO2/NH3 trong ao nuôi tôm.
— Tạo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển, góp phần nâng cao năng suất.
— Giảm chi phí, ngăn ngừa dịch bệnh trong ao nuôi tôm.
Phương pháp xi phong đáy ao thường được thực hiện sau 2 – 3 tháng nuôi (khi đáy ao có nhiều chất thải với các chỉ số môi trường nước vượt mức cho phép), thực hiện 1 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Sau khi xiphon cần cung cấp lượng nước thích hợp đã được xử lý từ ao lắng để bù đắp lại lượng nước đã thất thoát. Tùy vào từng loại hình xiphong khác nhau mà chúng được lắp đặt và vận hành khác nhau.
Sau khi hiểu được xi phong đáy ao là gì thì chắc hẳn những người nuôi mới vào nghề đang băn khoăn không biết nên áp dụng loại hình xi phong nào phù hợp với ao nuôi tôm của mình. Dưới đây là 3 loại hình xi phông đáy được dùng phổ biến hiện nay, quý vị có thể tham khảo và sử dụng nhé!
— Đối tượng:
+> Ao không có hố xi phông.
+> Ao nuôi có diện tích lớn (> 2500 m2).
+> Ao có đáy không bằng phẳng.
— Cách lắp đặt
+> Chuẩn bị 2 đường ống nhựa có đường kính 10 – 20 cm, dài 1 – 1,2 m và được nối với nhau thành hình chữ T.
+> Khoan nhiều lỗ nhỏ ở đầu chữ T có kích thước bằng kích cỡ tôm nuôi trong ao.
+> Đấu phần cuối chữ T vào đầu hút nước của bơm ly tâm.
+> Nối bơm ly tâm với trục nối dài của Moteur hay động cơ nổ dùng xăng.
+> Khi Xipon bùn và chất thải sẽ theo đầu chữ T thoát ra bên ngoài theo ống nước của máy bơm
Đối với máy xi phông tự động thì cần tập trung ở những vùng có nhiều chất thải tích tụ, người nuôi áp dụng hình thức này cần phải thiết kế ao nuôi hợp lý, bố trí quạt nước sao cho chất thải có thể gom vào một vị trí nhất định. Sau khi xiphong cần cấp nước thêm cho ao nuôi đồng thời đưa các chất thải xi phong vào nơi quy định tránh làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Sử dụng máy xi phong đáy ao đặt trên bờ cũng là một trong những hình thức xi phong được người nuôi áp dụng phổ biến.
— Đối tượng:
+> Ao có hố gom chất thải.
+> Ao đất có lót bạt phần hố xiphon.
+> Ao nuôi lót bạt.
— Cách lắp đặt
+> Trước khi cấp nước cho ao, tiến hành đào 1 hố sâu khoảng 80 cm sau đó lấy bạt trải hết đáy hố và thành hố
+> Cố định phần mép bạt bằng thanh tre và chôn sau khoảng 20 cm (giúp tiết kiệm chi phí trải bạt mà hiệu quả không kém hố xiphon ao bạt)
+> Trên bờ ao nuôi đặt 1 Moteur khoảng 2 – 3 HP, sau đó tiến hành lắp một ống PVC (đường kính 60 cm) nối từ mô tơ đến giữa ao để hút chất thải.
+> Sử dụng tầm vông dể đỡ ống PVC nổi trên mặt nước khoảng 20 – 30 cm.
+> Phần đầu hút xi phong gắn vào ống gắn mềm để dễ dàng vận hàng di chuyển.
+> Sử dụng ống vải nối từ phần mô tơ đến ao chứa thải để dễ dàng cuộn chất thải, sử dụng được cho nhiều ao.
+> Khi tôm đạt kích cỡ từ 2g trở lên có thể tiến hành xi phong đáy ao, dùng thuyền hoặc phao ngồi trên di chuyển đầu xi phong đến vị trí có chứa nhiều chất thải. Trong trường hợp xi phong thường xuyên có thể lội xuống đứng dưới ao mà không ảnh hưởng gì và cũng dễ dàng kiểm tra mức độ sạch và bẩn của đáy ao.
Xi phong vào buổi sáng trong khoảng 30 phút đến 1 giờ mỗi hố. Phần nước hao hụt ở mỗi ao khoảng 2% phần nước sẽ được cấp lại.
Sử dụng van tự động với ưu điểm không cần sử dụng động cơ bơm ly tâm, vì áp lực nước sẽ đẩy chất thải ra bên ngoài đáy ao mà không cần bất kỳ lực nào tác động, phương pháp này cũng khá tiết kiệm và quản lý dễ dàng hơn so với hai cách trên.
Hình ảnh hố xi phong trong ao nuôi tôm
— Đối tượng
+> Ao có diện tích nhỏ < 2500 m2
+> Ao thiết kế có hố xiphon.
+> Ao nuôi lót bạt.
+> Ao đất có đổ bên tông cho hố.
— Cách lắp đặt
+> Thiết kế hố xi phong có dạng chóp nón, khoảng cách từ miệng hố đến đáy hố là 50 cm, đường kính 2m đối với những ao có diện tích từ 2000 – 2500 m2
+> Ở giữa hố xi phông có ghép nối với 1 ống nhựa PVP phi 75, có bịt lới đầu ống đủ để hút chất thải dưới đáy nhưng vẫn có thể ngăn tôm không lọt qua ghép nối.
+> Chôn đường ống hút dưới đất để tránh không bị ảnh hưởng lúc cải tạo cuối ống nhựa lắp 1 van để xả thải.
+> Sau khi thả tôm, chất thải sẽ tích tụ ở hố xi phong, tùy theo mật độ tôm nuôi và chất thải trong ao mà thời gian phong đáy phù hợp, nên rút 2 hoặc 3 lần chỉ từ 1 – 2 phút sau đó cấp lại lượng nước bằng với lượng nước đã hao hụt trong quá trình xiphon cho ao nuôi tôm.
+> Cuối mỗi vụ nuôi cần hút sạch bùn trong đường ống để tránh được tình trạng bùn đọng trong ống.
Tùy vào điều kiện ao nuôi mà bà con có thể áp dụng một trong ba loại hình xi phong đáy ao trên một cách hiệu quả. Nếu ao nuôi không xi phong đáy thường xuyên sẽ gây ra những rủi ro lớn như dịch bệnh, ô nhiễm nước ao, chỉ số nước vượt mức quy định, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm, gây thiệt hại lớn đến năng suất của vụ nuôi.
Có nhiều trường hợp, khi xi phong chất thải ra ngoài thấy mùi hôi thối là do các chất như: phân tôm, vỏ tôm, thức ăn dư thừa bị phân hủy trong điều kiện yếm khí nên đã tạo ra khí H2S mang mùi trừng thối.
Vì thế, để hạn chế được tình trạng này, người nuôi cần định kỳ bổ sung men vi sinh EM-Tom VS Rhodo để phân hủy và xử lý mùn bã dư thừa dưới đáy ao nuôi, đồng thời cải thiện hệ vi sinh vật có lợi trong nền đáy ao nhằm giảm sự phát triển của vi sinh vật và ký sinh trùng có hại.
THAM KHẢO VIDEO Ủ MEN VI SINH
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về xi phong đáy ao là gì và các loại hình xiphon,.. đã cung cấp cho người nuôi những kiến thức bổ ích. Mọi băn khoăn cần được giải đáp chi tiết hãy liên hệ ngay 090 107 1154 hoặc chat trực tiếp để nhận được sự phản hồi từ chuyên gia Dr.Tom.
Tìm kiếm liên quan:
– Máy xi phong đáy ao
– Máy siphon đáy ao
– Nguyên lý xi phông
– Cách xử lý bùn đáy ao