Bệnh vi bào tử trùng (EHP) và cách phòng ngừa

Nuôi tôm đã và đang phát triển nhanh trong nhiều năm qua, dần trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần chính vào sự tăng trưởng chung của ngành thủy sản. Tuy nhiên, người nuôi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh, lạm dụng kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi, chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu thị trường, gây tổn thất kinh tế cho người dân.

Việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng mức độ thâm canh dẫn đến sự xuất hiện và bùng phát nhiều bệnh nguy hiểm đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành tôm, trực tiếp gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của không chỉ cộng đồng nuôi tôm mà còn của toàn xã hội theo cả hai chiều. Hoạt động nuôi chịu ảnh hưởng xấu từ ô nhiễm và nuôi tôm cũng là nguồn tự gây ô nhiễm cho ao nuôi và cho môi trường xung quanh. Do biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao hay giảm đột ngột cũng là dịch bệnh xảy ra thường xuyên hơn làm thiệt hại lớn cho nghề nuôi.

Một số bệnh gây thiệt hại lớn: bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh vi bào tử trùng (EHP), bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND/EMS), bệnh hoại tử cơ (IMNV), bệnh đầu vàng (YHV), …..

Hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu vào các dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh Vi bào tử trùng (EHP)

1. Dấu hiệu của bệnh vi bào tử trùng (EHP)

Bệnh vi bào tử trùng Microsporidian trên tôm do ký sinh trùng Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) gây ra. Bệnh do vi bào tử trùng là bệnh ký sinh trùng nội bào, đến nay chưa có thuốc điều trị, do đó việc sử dụng thuốc kháng sinh để phòng và trị bệnh là không hiệu quả; việc lạm dụng kháng sinh làm cho tôm chậm lớn và gây ra hiện tượng kháng kháng sinh.

Khi tôm bị nhiễm bệnh, chúng không gây chết tôm hàng loạt như các bệnh hoại tử gan tụy cấp nhưng lại khiến tôm chậm lớn do EHP ký sinh trong hệ thống ống gan tụy, ruột và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng, tôm gầy yếu, giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Để loại bỏ EHP ra khỏi hệ thống nuôi là việc làm khó trong thời điểm hiện tại, đặc biệt là khi tôm đã nhiễm bệnh. Do vậy, cách tốt nhất là các giải pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ nhiễm EHP vào trong hệ thống ao nuôi, bể ương và kiểm soát mức độ phát triển của chúng.

2. Cách phòng bệnh vi bào tử trùng (EHP)

2.1 Kiểm soát thức ăn tươi sống

Thức ăn tươi sống được xem là một trong những con đường mang vi bào tử vào ao tôm, nếu nguồn thức ăn này nhiễm bào tử và sử dụng làm thức ăn cho tôm bố mẹ sẽ là nguồn lây bệnh, phát tán vào trong đàn giống. Sau khi vào ao tôm, EHP có thể phát tán trong ao nuôi theo phân và lây nhiễm sang cá thể khác trong ao. Do vậy, nếu phải sử dụng thức ăn tươi sống, các loại thức ăn này phải được đảm bảo không nhiễm vi bào tử; ngoài ra theo những nghiên cứu gần nhất, bảo quản thức ăn tươi sống vào tủ đông -20oC ít nhất 24h trước khi cho tôm ăn có thể giúp phá hủy các vi bào tử và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh từ nguồn thức ăn này.

2.2 Sát trùng dụng cụ sử dụng trong trang trại

Theo các nghiên cứu mới nhất về phương pháp diệt vi bào tử, các bào tử bị bất hoạt thì không còn khả năng gây bệnh và sẽ giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Các hóa chất sát trùng đã được thử nghiệm như Chlorine và thuốc tím đã chứng minh hiệu quả tiêu diệt vi bào tử. Do vậy các dụng cụ sử dụng trong hệ thống trại giống trước khi đưa vào sử dụng nên được phơi khô hoàn toàn, ngâm với các chất sát trùng như Chlorine 40ppm, KMnO4 15ppm ít nhất 15 phút, sau đó rửa sạch các chất tẩy rửa và phơi thật khô, trước và sau khi sử dụng cần nhúng qua Chlorine 200ppm.

2.3 Chuẩn bị ao và quản lý ao

Phơi đáy ao, bón vôi để nâng cao pH đáy ao giúp loại bỏ vi bào tử trùng. Xử lý kỹ nước khi đưa vào ao nuôi và trước khi thả giống: sử dụng ao lắng hoặc các biện pháp để hạn chế lượng chất hữu cơ vào ao. Thực hiện phòng bệnh tổng hợp để không đưa mầm bệnh vào vùng nuôi, áp dụng biện pháp đảm bảo an toàn sinh học trong quá trình nuôi.

3. Vì sao nên chẩn đoán sớm bệnh vi bào tử trùng (EHP)?

Biện pháp điều trị tôm bị nhiễm EHP đang gặp nhiều khó khăn và chưa có giải pháp triệt để.

Hiện nay, công ty DR.TOM có các dòng máy POCKIT xét nghiệm mẫu tôm bằng phương pháp PCR đẳng nhiệt đang được ứng dụng rộng rãi, giúp phát hiện bệnh sớm để kịp thời xử lý góp phần giảm thiểu thiệt hại. Máy POCKIT sẽ giúp các trung tâm sản xuất giống chủ động kiểm soát tôm bố mẹ để đảm bảo tôm bố mẹ không nhiễm vi bào tử trước khi đưa vào sản xuất giống. Đồng thời đảm bảo chất lượng tôm giống và an toàn sinh học trong vụ nuôi.

4. Những ưu điểm nổi bật của máy iiPCR POCKIT

  • Kết quả nhanh, thu được chính xác trong vài giờ
  • Độ chính xác cao với đầu dò TaqMan
  • Dễ sử dụng, không cần phải có kỹ thuật chuyên môn cao
  • Cơ động với kích thước nhỏ gọn
  • Chi phí đầu tư thấp
  • Có thể kiểm tra nhiều chỉ tiêu bệnh trong một lần chạy

5. Các loại máy PCR trong thủy sản

5.1 Máy Pockit Xpress

Pockit Xpress là một trong những loại máy PCR đang được rất nhiều bà con lựa chọn. Sản phẩm được thiết kế như một phòng thí nghiệm thu nhỏ, toàn bộ hệ thống chẩn đoán được đặt trong một chiếc vali chống shock xách tay vận chuyễn dễ dàng đến các trang trại, các cửa khẩu hay các vùng dịch, giúp phát hiện nhanh mầm bệnh.

Hệ thống PCR được thiết kế linh hoạt, một chương trình có thể ứng dụng cho tất cả các chỉ tiêu và cho phép chẩn đoán được nhiều bệnh trong một lần chạy mẫu (tối đa 8 bệnh) giúp người dân chủ động phát hiện được nhiều bệnh khác nhau. Máy sử dụng bước sóng 550 nm để phát hiện gene nội chuẩn (gene tôm) giúp tránh hiện tượng âm tính giả, tăng độ chính xác cho kết quả phân tích.

Đặc tính kỹ thuật:

  • Độ nhạy phản ứng: 10 copy/phản ứng.
  • Đo 8 mẫu/ lần
  • Tiết kiệm tối đa thời gian: 58 phút/ lần chạy
  • Vali xách tay: 14kg
  • Máy Pockit Xpress: 2,1kg
  • Kích thước: 50 x 40 x 20 (cm)
  • Điện năng: 100-240 V AC.
  • Bước sóng: 520 nm/ 550 nm

Máy Pockit Xpress chẩn đoán nhanh bệnh thủy sản 1

Máy Pockit Xpress chẩn đoán nhanh bệnh thủy sản

Máy Pockit Xpress chẩn đoán nhanh bệnh thủy sản

5.2 Máy POCKIT Micro Plus

Máy PCR cầm tay Pockit Micro Plus là thế hệ mới nhất của phương pháp iiPCR với nhiều cải tiến trong thiết kế như nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, pin sạc tích hợp, dễ dàng sử dụng và có thể vận hành ở mọi nơi và mọi thời điểm. Máy POCKIT Micro Plus là dòng máy PCR đẳng nhiệt (iiPCR) được thiết kế sử dụng đầu dò Taqman cho độ nhạy và độ chính xác cao. Sản phẩm phát hiện được nhiều mầm bệnh mang vật liệu di truyền cả DNA và RNA

Đặc tính kỹ thuật:

  • Độ nhạy cao: 10 copy/phản ứng
  • Đo 4 mẫu/ lần
  • Tiết kiệm thời gian: 42 phút/ lần chạy
  • Nguồn điện: Pin tích hợp, sạc lại sau 5 lần chạy
  • Kích thước: 15.2 x 6.3 x 5.0 cm
  • Trọng lượng: 380g
  • Đích chẩn đoán: DNA/RNA
  • Bước sóng: 520nm

Máy PCR cầm tay Pockit Micro Plus

Máy PCR cầm tay Pockit Micro Plus 2

Máy PCR cầm tay Pockit Micro Plus

Mọi thông tin vui lòng truy cập website www.drtom.vn hoặc liên hệ số HOTLINE 0901 061 154 để được DR.TOM giải đáp chi tiết về công dụng, cách sử dụng, báo giá máy PCR tốt nhất.

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Thạch Chánh Hưng

NVKD (Sóc Trăng)

0888 756 064

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431