[Chia sẻ] cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm từ chuyên gia

CÂU HỎI: Làm sao để quản lý khí độc trong ao? Nếu khí độc tăng cao thì cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm (NH3/NO2) như thế nào hiệu quả nhất?

TRẢ LỜI:

Khí độc trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề được nhiều bà con quan tâm, bởi chúng phát sinh liên tục và thường đạt đến mức gây độc cho tôm nuôi chỉ sau một khoảng thời gian ngắn ngủi. Do đó, việc quản lý khí độc trong ao nuôi cần phải được bà con chú trọng, đặc biệt sau 30 ngày nuôi khi mà lượng chất thải tích thụ nhiều dưới đáy ao.

Khí độc tích tụ nhiều dưới đáy ao nuôi - cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm

Khí độc tích tụ nhiều dưới đáy ao nuôi

Các loại khí độc trong ao nuôi tôm

— Khí ammonia (NH3): Rất độc, nguyên nhân phát sinh chủ yếu là từ chất thải và xác bã dư thừa của sinh vật. NH3 thường gây hại cho tôm vào buổi chiều và khi màu nước thay đổi. Những ao nuôi có tảo đáy phát triển mạnh thì hàm lượng khí NH3 sẽ cao.

— Khí H2S: Rất độc cho tôm, hình thành do vi khuẩn hoạt động trong điều kiện thiếu khí oxy. Những ao có bùn màu đen thường có nhiều khí H2S.

Khí độc NO2: Tồn tại bắt nguồn từ NH4+/NH3 qua giai đoạn 1 của quá trình Nitrat hóa chuyển sang NO2 hoặc cũng có thể do NO2 đã tồn tại sẵn trong nước cấp.

Quản lý khí độc trong ao

— Để tránh khí độc bùng phát trong ao thì đầu tiên ta phải quản lý lượng thức ăn ngay từ ban đầu để tránh dư thừa.

— Xây dượng hệ thống xi phon tự động để thường xuyên xi phong đáy ao nhằm giảm thiểu chất thải ra môi trường, tốt nhất nên xi phong sau khi tắt quạt cho tôm ăn từ 20 – 25 phút.

— Nuôi tôm với mật độ phù hợp, mật độ thả không nên quá dày.

— Tiến hành thay nước thường xuyên để giảm áp lực môi trường nước.

— Định kỳ đánh các dòng vi sinh như xử lý chất thải và ngăn ngừa sự bùng phát của khí độc.

Cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm

Hiện nay có rất nhiều cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm khác nhau, cụ thể:

1. Biện pháp cơ học

+> Thường xuyên xi phon lấy chất thải ra khỏi ao nuôi.

+> Tiến hành thay nước mạnh mỗi ngày để làm loãng nồng độ khí độc ao nuôi.

+> Tăng cường oxy thật cao trong ao.

2. Biện pháp sinh học

+> Sử dụng các dòng vi sinh xử lý khí độc, chất thải dưới đáy ao nuôi. Người nuôi có thể tham khảo sử dụng dòng sản phẩm EM-Tom VS tươi (vi sinh ổn định màu nước, giảm nồng độ khí độc NH3/NO2)

+> Sử dụng các dòng vi sinh Rhodopseudomonas palustris như EM-Tom VS Rhodo có thể xử lý trực tiếp chất thải trong ao để giải phóng Nitơ đồng thời hạn chế được việc phát sinh khí độc

+> Sử dụng các loại vi sinh khác như bacillus, nitrosomonas, nitrobacter,… đều phải trải qua chu trình Nitơ.

3. Biện pháp hóa học

+> Sử dụng diệt khuẩn để diệt đi các vi khuẩn chuyển hóa trong chu trình Nitơ, đặc biệt là Nitơ chuyển hóa qua NO2 sau đó thay nước và xử lý. Bời vì, khí độc NO2 khó xử lý hơn NH3

+> Người nuôi có thể sử dụng oxy già để tạt trong ao, tăng cường oxy giảm thiểu khí độc tuy nhiên không nên sử dụng hàm lượng quá 5 mg/l trong vài giờ.

KẾT LUẬN:

Nhìn chung để khắc phục được khí độc thì ta phải kết hợp các biện pháp tổng thể. Sử dụng kit kiểm tra các chỉ tiêu môi trường để kiểm tra theo dõi khí độc mỗi ngày từ đó đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả nhất. Top 2 loại kit Sera được khuyên dùng hiện nay:

1. Kit kiểm tra nhanh NO2 Sera

Test NO2 Sera thường được dùng để kiểm tra hàm lượng NO2 trong môi trường nước ao nuôi thủy sản, bộ sản phẩm bao gồm:

+ 02 lọ Sera NO2 test 15 ml.

+ 01 ống nghiệm chia vạch.

Hình ảnh Test NO2  Sera - Cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm

Hình ảnh Test NO2  Sera

2. Kit kiểm tra nhanh NH3/NH4  Sera

Test NH3/NHSera dễ sử dụng, cho kết quả nhanh được sử dụng để đo h trong ao nuôi tôm, cung cấp một bộ sản phẩm bao gồm:

+ 03 lọ Sera NH3/NH4 test 15 ml.

+ 01 ống nghiệm chia vạch.

Hình ảnh test kiểm tra NH3/NH4  Sera  - Cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm

Hình ảnh test kiểm tra NH3/NH4  Sera 

Trên đây là những chia sẻ về cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm mà tôi đúc kết được, hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho người nuôi. Các câu hỏi cần tư vấn hãy gửi trực tiếp về website drtom.vn hoặc liên hệ số HOTLINE 090 107 1154 để được giải đáp chi tiết từ chuyên gia.

Kỹ sư – Nguyễn Đình Chiểu

Tìm kiếm liên quan:

– Vi sinh xử lý đáy ao

– Xử lý bùn đáy ao nuôi tôm

– Cách xử lý bùn đáy ao

– Cách xử lý ao nuôi tôm

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154