Bệnh đục cơ ở tôm càng xanh và cách phòng trị bệnh cho tôm

Nghề nuôi tôm càng xanh đang phát triển mạnh ở nước ta, đặc biệt là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi và sự thâm canh hóa đã làm xuất hiện bệnh đục cơ ở tôm càng xanh gây thiệt hại đáng kể cho ao nuôi, tỷ lệ chết có thể lên đến từ 70 – 80%.

Vậy bệnh đục cơ trên tôm càng xanh là gì?

Bệnh đục cơ khá phổ biến có thể bị nhiễm trên tôm thẻ, tôm sú và tôm càng xanh. Bệnh thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Biểu hiện bệnh lý đầu tiên là xuất hiện những vùng đục trên cơ thể ở đốt đuôi hay đốt cơ giữa thân, tôm có dấu hiệu bỏ ăn, bơi lờ đờ, giảm vận động, ngừng lột xác và phần cơ đục lan ra toàn thân dẫn đến hoại tử. Lúc bắt đầu xuất hiện tôm thường chết rải rác và có tỷ lệ chết đến 100% trong vòng 5 ngày kể từ khi phát hiện tôm có dấu hiệu bị nhiễm bệnh.

Bệnh trên tôm càng xanh khiến tôm kén ăn, chậm lớn, phát triển không đồng đều

Bệnh trên tôm càng xanh khiến tôm kén ăn, chậm lớn, phát triển không đồng đều

Tác nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn Lactococcus garvieae gây ra, thường phụ thuộc vào các yếu tố gây sốc về môi trường như sự thay đổi đột ngột và độ pH. Điều kiện môi trường ao nuôi xấu cũng là nguyên nhân gây bệnh đục cơ ở tôm càng xanh.

Biện pháp phòng trị bệnh cho tôm càng xanh

Đến thời điểm hiện tại, bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị mà mới chỉ có các biện pháp ngăn ngừa bệnh bùng phát và lây lan diện rộng. Vì thế, bà con cần phải thực hiện phòng bệnh ngay từ ban đầu theo các bước sau:

Lựa chọn tôm bố mẹ khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh

Lựa chọn tôm bố mẹ khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh

– Chọn tôm bố mẹ khỏe mạnh, linh hoạt, không nhiễm bệnh, màu sắc sáng.

– Chọn tôm giống thả nuôi có kích cỡ đồng đều, cơ không bị đục, màu sắc sáng, bơi lội linh hoặt,…

– Quản lý môi trường nước ổn định, bón vôi (CaCO3) để tăng độ pH cho tôm.

– Bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất thiết yếu hay những chất kích thích giúp tôm ăn khỏe, tăng trưởng nhanh. Sử dụng các loại chế phẩm vi sinh tự nhiên như EM-Tom VS tươi để bổ sung lợi khuẩn ức chế vi khuẩn gậy hại phát triển.

– Thường xuyên vệ sinh, khử trùng trại và các loại dụng cụ sản xuất, xử lý nước cấp và nước thải, đồng thời thực hành quản lý tốt ở trại giống và ao nuôi để góp phần giảm thiểu sự lây lan mầm bệnh. Sử dụng các loại chế phẩm vi sinh xử lý môi trường ao nuôi như: EM-Tom VS Rhodo, EM-Tom VS tươi,

Tham khảo ngay: Kỹ thuật chọn tôm giống tốt nhất với 3 phương pháp kết hợp

Sản phẩm EM-Tom VS Gốc được cung cấp bởi Dr.Tom

– Duy trì ổn định một số yếu tố môi trường tránh gây sốc cho tôm nuôi, đặc biệt cần quan tâm đến nhiệt độ, độ mặn, nồng độ pH, và các yếu tố khác trong môi trường ao nuôi.

Lưu ý: Dr.Tom khuyến cáo bà con không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh để trị bệnh.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về bệnh đục cơ ở tôm càng xanh sẽ giúp quý bà con chủ động phát hiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Mọi thông tin cần giải đáp vui lòng liên hệ số Hotline 090 107 1154 để được tư vấn từ chuyên viên kỹ thuật của Dr.Tom.

Chúc quý bà con nuôi tôm càng xanh đạt được thắng lợi lớn!

XEM THÊM:

>> Cách xử lý nước có độ pH cao trong ao nuôi tôm an toàn nhất

Cách gây màu nước trong ao nuôi tôm an toàn, hiệu quả

Từ khóa tìm kiếm liên quan:

  • bệnh trên tôm càng xanh
  • phòng trị bệnh cho tôm càng xanh

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154