Nguyên nhân gây bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng và cách xử lý

Thời gian vừa qua, bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở những ao có độ mặn thấp và nuôi với mật độ dày đặc với các biểu hiện khá giống với “bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng” nên bà con cần phải phân biệt để có phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh đục cơ, cong thân trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh đục cơ, cong thân trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng xuất hiện ở giai đoạn tôm từ 10 ngày tuổi đến khi trưởng thành. Khi bị bệnh tôm có các biểu hiện như phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân và chết sau một thời gian nhiễm bệnh vì không thể duỗi ra được. Bệnh không lây lan và gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng nhưng khị bị nhiễm bệnh tôm sẽ chết ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. Sau đây Dr.Tom sẽ chia sẻ cho quý bà con nguyên nhân gây bệnh đục cơ và cách khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bị đục cơ

1. Tôm bị đục cơ do bị nhiễm bệnh

Hiện tượng tôm đục cơ thường xuất hiện ở những vùng nước có độ mặn tương đối cao (từ 25 – 35%). Nguyên nhân gây bệnh là do vi bào tử trùng (EHP) hoặc do virus IMNV gây ra. Biểu hiện của bệnh là các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu xuất hiện ở cuối phần đuôi rồi lan dần sang các bộ phận khác. Khi bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian dài có thể gây chết khoảng 40 – 70% tôm trong ao nuôi.

2. Tôm bị đục cơ do nhiệt độ

Một trong những nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bị đục cơ, cong cân là do nhiệt độ. Hiện tượng này xảy ra khi bà con kiểm tra sức khỏe của tôm bằng việc nhấc vó lên khỏi mặt nước vào ban ngày. Lúc này, tôm gặp nhiệt độ cao một số con sẽ bị co lại, đuôi uốn cong chạm phần giáp ngực, phần cơ chạy dọc cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Khi trở lại ao nuôi, những con đục cơ cong thân sẽ chết vì không thể duỗi thẳng cơ thể được.

Mặt khác, hiện tượng đục cơ và cong thân cũng có thể xảy ra khi mà người nuôi tắt tất cả các loại quạt khí rồi sau đó lại bật trở lại khiến tôm giật mình, nhiều con sẽ nhảy lên mặt nước tạo thành làn sóng chạy dọc theo ao. Một số con khi nhảy lên mặt nước sẽ tiếp xúc với không khí và chuyển sang hiện tượng đục cơ. Hiện tượng này xảy ra khi thời tiết có nhiệt độ cao và mật độ tảo giáp phát triển.

bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng là do bị sốc nhiệt

Bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng là do tôm bị sốc nhiệt

3. Tôm bị đục cơ do chuyển ao

Trong trường hợp kéo lưới để bắt tôm cho mục đích thu tỉa hay sang ao, một số con sẽ bị sốc và một phần cơ của sẽ bị trắng đục, thỉnh thoảng sẽ có sự pha lẫn giữa màu trắng và màu cam hoặc màu đỏ hồng. Những con bị nặng sẽ chết, những con bị nhẹ nếu hồi phục thì phải mất vài ngày. Vì thế, bà con nên kiểm tra sức khỏa tôm trước khi chuyển tôm sang ao mới, nếu tôm khỏe mạnh thì người nuôi có thể chuyển tôm sang ao mới.
Lưu ý: Nước dùng vận chuyển tôm cần phải có nhiệt độ từ 24 – 25 0 C và hàm lượng Oxy phải cao.

4. Tôm đục cơ do hàm lượng oxy thấp

Lượng oxy trong ao nuôi cũng là một trong những nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bị đục cơ và cong thân. Theo kinh nghiệm, bà con nên lắp đủ các dàn quạt khí để đáp ứng cung cấp đủ Oxy cho ao nuôi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng

Dấu hiệu của bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng

Giải pháp phòng ngừa bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng

– Đối với trường hợp bệnh đục cơ ở tôm thẻ thì áp dụng các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh: Bà con nên lựa chọn tôm giống sạch, loại bỏ những con tôm bệnh ra khỏi ao nuôi, tiến hành công tác cải tạo và quản lý môi trường ao nuôi một cách tốt nhất.

– Để tránh hiện tượng đục cơ do nhiệt độ thay đổi, bà con nên hạn chế sử dụng vó để kiểm tra tôm trong khi thời tiết nắng nóng, đặc biệt vào mùa hè. Duy trì hoạt động của dàn quạt không nên bật tắt nhiều lần (kể cả lúc cho ăn).

– Tiến hành kiểm tra sức khỏe của tôm trước khi chuyển ao nuôi, đảm bảo tôm khỏe mạnh, vận chuyển ở nhiệt độ từ 24 – 250C và hàm lượng oxy cao (5 mg/l trở lên).

– Sử dụng định kỳ chế phẩm tự nhiên EHP 100, khoáng vi lượng để bổ sung đủ hàm lượng khoáng tự nhiên trong nước ao và trong cơ thể tôm tránh hiện tượng tôm bị thiếu khoáng dẫn đến cong thân, đục cơ.

– Tính số lượng dàn quạt nước vừa đủ để cung cấp oxy cho lượng tôm có trong ao. Lắp đặt các dàn quạt nước đúng vị trí để tạo dòng chảy quy tụ các chất thải vào giữa ao để dễ dàng xiphong, làm sạch đáy ao, đồng thời hàm lượng oxy sẽ được khuếch tán vào mọi vị trí trong ao.

Sử dụng kỹ thuật PCR phát hiện bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng

Sử dụng máy PCR di động – Pockit Xpress phát hiện tác nhân gây bệnh trên tôm

– Đặc biệt, bà con nên có thể sử dụng kỹ thuật PCR để phát hiện chính xác tác nhân gây bệnh ở tôm đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

– Thường xuyên sử dụng các loại men vi sinh để xử lý đáy ao, loại bỏ các vật chủ trung gian gây bệnh cho tôm.

– Cung cấp lượng thức ăn phù hợp với mật độ thả nuôi, trộn thêm các chất dinh dưỡng, Vitamin và khoáng chất thiết yếu để tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm ăn khỏe và ngăn ngừa được các loại bệnh thường gặp.

Bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường, do đó bà con cần phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa kịp thời. Dr.Tom khuyến cáo bà con nuôi tôm an toàn sinh học, thực hiện quản lý và xử lý môi trường ao nuôi ngay từ ban đầu.

Mọi thông tin cần tư vấn liên hệ ngay đến số Hotline 090 107 1154 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia Dr.Tom.

XEM THÊM >> Bệnh đục cơ ở tôm càng xanh và cách phòng trị bệnh cho tôm 

Tìm kiếm liên quan:

  • cách xử lý tôm thẻ bị đục thân
  • các xử lý tôm bị đục cơ
  • bệnh đục cơ trên tôm thẻ
  • thuoc tri cong than o tom the
  • nguyên nhân tôm thẻ chân trắng chết

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154