Tác nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm và biểu hiện bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng, tôm sú thường do virus đốm trắng White Spot Syndrome Virus – WSSV gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới. Tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu vào mùa lạnh khi mà nhiệt độ xuống thấp dưới 32 độ C.

Biểu hiện bệnh đốm trắng

Biểu hiện bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng hay còn gọi là White spot disease là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, bệnh xuất hiện ở cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú và có khả năng làm chết 100% nếu không có phương pháp phòng trị hiệu quả.

Tác nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm

Theo kết quả quả nghiên cứu của các nhà khoa học, tác nhân chính gây bệnh đốm trắng trên tôm sú, tôm thẻ là do virus đốm trắng White Spot Syndrome Virus – WSSV gây ra, bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng và mức độ gây hại rất lớn cho ao nuôi. Tôm có thể bị nhiễm bệnh ở tất cả các giai đoạn phát triển, nếu điều kiện môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, chất lượng nước không tốt, các bậy chủ trung gian như cua, chim, còng, cáy,.. xâm nhập vào ao nuôi hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển gây dịch bệnh đốm trắng ở tôm.

Biểu hiện bệnh đốm trắng

– Tôm ăn nhiều đột ngột, sau đó bỏ ăn, chậm lớn, bơi lờ ở mặt nước hoặc dạt vào bờ.

– Vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở phần giáp ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân, đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân .

– Khi xuất hiện các đốm trắng chỉ khoảng 3 – 10 ngày sau tôm sẽ chết hàng loại, thậm chí chết đến 100%.

Bệnh do virus đốm trắng gây ra

Bệnh do virus đốm trắng gây ra

Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ và tôm sú cho đến nay vẫn chưa có thuốc trị bệnh đốm trắng hiệu quả, vì thể bà con cần phải có các giải pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Tham khảo thêm: bệnh đỏ thân trên tôm

Cách phòng trị tôm bị đốm trắng

Vi khuẩn gây bênh đốm trắng WSSV có khả năng lây lan theo chiều ngang (từ cá thể này sang cá thể khác), cho đến nay thì vẫn chưa có cách trị tôm bị đốm trắng hiệu quả, vì vậy người nuôi cần phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh đốm trắng như sau:

– Thả tôm giống sạch bệnh (đã qua kiểm dịch của địa phương)

– Kiểm tra thường xuyên màu sắc, khả năng bắt mồi và tình trạng sức khỏe của tôm nuôi để kịp thời phát hiện và xử lý.

– Cách ly ao nuôi với các tác nhân có thể lan truyền bệnh (giáp xác). Có thể quây lưới xung quanh để tránh chim, cò,…

– Thường xuyên sử dụng Pockit để kiểm tra, chẩn đoán, phát hiện sớm các bệnh trên tôm nếu có.

Sử dụng máy PCR cầm tay Pockit micro Plus chẩn đoán, phát hiện nhanh wssv trên tôm sú, tôm thẻ

Sử dụng máy PCR cầm tay Pockit micro Plus chẩn đoán, phát hiện nhanh wssv trên tôm sú, tôm thẻ

– Duy trì nhiệt độ ao nuôi ở mức 29 – 35 độ C, có thể che bạt vào mùa đông để duy trì nhiệt độ trong ao nuôi nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

– Hạn chế thay nước ao, kiểm tra các yếu tố môi trường nuôi để điều chỉnh kịp thời như việc tăng cường quạt khí, ổn định độ pH và độ kiềm.

Lưu ý: Đối với những ao tôm bị bệnh đốm trắng, bà con không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi mà nên cho ao nghỉ khoảng 1 – 2 tháng và tái tạo lại môi trường nền đáy ao. Trong thời gian này, nên thả cá rô phi để cá tiêu diệt hết những loại ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại.

Dr.Tom khuyến khích bà con nuôi tôm an toàn sinh để vụ nuôi đạt được hiệu quả tốt nhất. Mọi thông tin cần tư vấn thêm về cách phòng trị bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng và tôm sú vui lòng liên hệ số Hotline: 090 107 1154 để được giải đáp từ chuyên gia. Chúc bà con có vụ nuôi thành công!

XEM THÊM:

>> Bệnh đầu vàng trên tôm YHV – Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng trị

>> Cách phòng trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng

Tìm kiếm liên quan:

  • cách trị tôm bị đốm trắng
  • bệnh đốm trắng ở cá

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154