Sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp hiệu quả cao từ CHUYÊN GIA

Nuôi tôm sú đã và đang là một trong những ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai tại Việt Nam. Với sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp dưới đây sẽ giúp người nuôi tôm gia tăng sản lượng, đạt năng suất cao trong mùa vụ, đồng thời hạn chế dịch bệnh một cách hiệu quả.

Sổ tay nuôi tôm sú công nghiệp năng suất cao

Nuôi tôm sú công nghiệp năng suất cao

Sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp hiệu quả

Trong cuốn sổ tay kỹ thuật nuôi tôm súđòi hỏi bà con cần phải thực hiện đầy đủ các bước: chuẩn bị ao lắng, chuẩn bị ao nuôi, xử lý và gây màu nước, tiến hành thả giống, chăm sóc và quản lý ao nuôi tôm. Như vậy nuôi tôm mới thành công và đạt năng suất cao trong mùa vụ. Các công việc được tiến hành cụ thể như sau:

1. Chuẩn bị ao lắng 

– Thiết kế ao lắng chiếm khoảng 30% diện tích ao nuôi. Cấp nước phải qua túi lọc vào ao, trữ lắng từ 7 – 10 ngày, kết hợp với việc sát trùng, diệt mầm bệnh bằng Chlorine với liều lượng  30ppm đối với nồng độ Chlorine 70%.

=> Lưu ý: Tốt nhất tất cả các công đoạn về xử lý, diệt tạp nên xử lý trực tiếp tiếp trong ao lắng.

2. Chuẩn bị và cải tạo ao nuôi thịt

– Một bước quan trọng trong sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú là tháo cạn nước trong ao nuôi, nạo vét bùn đấy và mùn bã hữu cơ trong đáy ao, rửa sạch nền đáy, cầy lật rồi san bằng đáy.

– Sử dụng vôi bột để sát trùng đáy ao với liều lượng thích hợp tùy theo độ pH của đáy ao là bao nhiêu. Tiến hành phơi ao từ 7 – 10 ngày (khi xuất hiện dấu chân chim).

Phơi đáy ao là một trong những bước quan trọng trong sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú

Phơi đáy ao nhằm diệt trứng vi sinh vật gây hại

– Lắp đặt hệ thống quạt nước chất lượng, đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy cho ao nuôi.

– Cấp nước đã qua xử lý từ ao lắng vào ao nuôi thịt bằng túi lọc để đảm bảo độ sâu của nước từ 1,2 – 1,5 m.

Tham khảo thêm bài viết: kỹ thuật cho tôm sú ăn

3. Gây màu nước cho ao nuôi

– Trước khi thả giống 7 ngày, bà con bón phân và bột dinh dưỡng cho ao hàng ngày cho đến khi độ trong rơi vào khoảng từ 35 – 40 cm là tốt nhất cho ao nuôi tôm. Việc gây màu nước tốt nhất bà con nên dùng phương pháp ủ vi sinh hạn chế dùng phân sẽ gây nên sự phát triển của tảo độc.

– Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng chế phẩm vi sinh như EM-Tom VS tươi để loại bỏ đi để ổn định màu nước cho ao nuôi.

4. Chọn và thả tôm giống

– Trong kỹ thuật áp dụng sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú hiệu quả, bà con nên xét nghiệm PCR phát hiện bệnh trên tôm để loại bỏ những con nhiễm bệnh, lựa chọn những tôm giống khỏe mạnh loại bỏ những con nhiễm bệnh (tham khảo một số loại máy cầm tay – Pockit Micro, máy PCR di động Pockit Xpress, hoặc sử dụng Bộ Kit phát hiện bệnh), lựa chọn những con tôm giống khỏe mạnh, kích thước đều nhau.

– Tôm giống nên chọn giống chất lượng, địa chỉ cung cấp uy tín, khi vận chuyển tôm giống sang ao nuôi thịt nên thả túi xuống ao tầm 30 phút để tôm thích nghi với nhiệt độ của ao nuôi. Sau đó, nên đổ các túi tôm vào nhau kết hợp với việc múc một ít nước ao vào túi, mỗi lần 1 ít để tôm thích nghi dần dần rồi thả từ từ ra ngoài môi trường ao nuôi.

– Mật độ thả nuôi tôm sú: 5 – 10 con/m2 theo mô hình quảng canh

– Mật độ thả nuôi tôm sú: 25 – 40 con/m2 theo mô hình thâm canh

Ngoài ra, tùy thuộc vào độ sâu của ao nuôi và mùa vụ sản xuất mà bà con điều chỉnh mật đổ thả nuôi sao cho phù hợp nhất.

=>Lưu ý: Nên thả tôm lúc thời tiết mát mẻ, thời gian tốt nhất là từ 5 – 7 giờ sáng hoặc 4 – 6 giờ chiều. Không nên thả tôm vào lúc trời mưa to hay khi nhiệt độ quá cao.

Tham khảo ngay bài viết: kỹ thuật chọn giống tôm sú tốt nhất

5. Chăm sóc và quản lý ao nuôi tôm

Chăm sóc và quản lý ao nuôi là một bước quan trọng trong sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú, quyết định đến chất lượng của tôm thương phẩm, do đó quý bà con cần lưu ý:

– Lựa chọn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng và chất lượng tốt. Kiểm tra nhá hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho hợp lý đồng thời xem biểu hiện của tôm nuôi.

– Mỗi ngày nên cho ăn rải rác từ 4 – 5 bữa, đồng thời bổ sung thêm các loại khoáng chất, vitamin C và chế phẩm sinh học để tôm khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển đều.

– Thường xuyên kiểm tra độ pH, độ mặn, độ kiềm, nồng độ oxy, nồng độ khí độc, vi khuẩn, tảo,… Hàng tuần tiến hành thay nước (30%) hoặc sử dụng vi sinh EM-Tom VS tươi để ổn định màu nước, giảm nồng độ khí độc NHvà NOtrong ao nuôi, dùng EM-Tom VS Rhodo để loại bỏ xác tảo chết và các loại chất hữu cơ tích tụ dưới đáy ao.

– Sử dụng lưới ngăn để ngăn chặn các tác nhân như cua, cáy, ốc, côn trùng,… từ môi trường bên ngoài. Vệ sinh sàng ăn, vớt tảo và bọt trắng nếu có.

– Số lượng quạt nước nên lắp:

+ Ao nuôi tôm sú:

Diện tích ao (m2)

Mật độ 15 – 20 con

Mật độ 20 – 25 con

Tốc độ vòng quay (vòng/phút)

3000

20 – 25 cánh 25 – 30 cánh 100 – 120
5000 50 – 60 cánh 60 – 80 cánh

100 – 120

Bà con nên chọn số lượng quạt tùy thuộc vào thiết kế, mật độ thả trong ao nuôi và điều kiện kinh tế của từng gia đình.

Bố trí hệ thống quạt nước hợp lý trong ao nuôi tôm - sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú

Bố trí hệ thống quạt nước hợp lý trong ao nuôi tôm

– Bật hệ thống quạt nước để cấp oxy cho tôm hô hấp theo các giai đoạn:

+ Từ 1 – 5 tuần đầu quạt 1 giờ/ ngày

+ Từ 5 – 8 tuần tuổi bật quạt từ 2 – 4 giờ/ ngày

+ Từ 9 – 12 tuần uổi bật quạt từ 6 – 8 giờ/ngày

+ Từ 13 – 15 tuần bật quạt từ 9 – 10 giờ/ngày

+ Từ tuần 15 cho đến khi thu hoạch bật quạt từ 11-12 giờ/ngày

– Dr.Tom khuyến khích bà con nên thường xuyên xét nghiệm PCR phát hiện sớm các bệnh đốm trắng, đốm đen, đầu vàng, phân trắng,… trên tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời. Đây là phương pháp cho kết quả chính xác và nhanh nhất.

6. Thời gian thu hoạch

– Tùy theo trọng lượng và sức khỏe của tôm mà bà con có quyết định thu hoạch hay không. Bà con có thể thu hoạch bằng phương pháp xả cống hoặc kéo lưới đều được.

Với sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú trên đây phần nào sẽ giúp bà con nuôi tôm sú đạt hiệu quả. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến khích bà con nuôi tôm an toàn sinh học, sử dụng các loại chế phẩm vi sinh để xử lý môi trường ao nuôi và bổ sung men vi sinh có lợi cho toàn vụ nuôi.

Chúc bà con nuôi tôm sú công nghiệp có một mùa bội thu!

XEM THÊM:

>> Kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh

>> Các bệnh thường gặp ở tôm sú mà người nuôi cần nắm rõ

Tìm kiếm liên quan:

  • kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp của úc
  • kỹ thuật nuôi tôm sú quảng canh
  • cách nuôi tôm sú hiệu quả
  • thời gian nuôi tôm sú
  • ky thuat nuoi tom su hieu qua

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154