Dấu hiệu bệnh đỏ thân trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng là gì?

Bệnh đỏ thân trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng là một trong những căn bệnh khá phổ biến tại các vùng nuôi tôm công nghiệp ở Việt Nam. Bệnh do virus WSSV gây ra, xuất hiện từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn tôm thương phẩm, tuy nhiên giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ 2, có thể gây chết 100% ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi.

Dấu hiệu tôm bị đỏ thân, bệnh hồng thân

Dấu hiệu của bệnh đỏ thân trên tôm sú

Khái quát về bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng, tôm sú

1. Nguyên nhân tôm sú, tôm thẻ bị đỏ thân?

Virus WSSV là tác nhân chính gây bệnh đỏ thân trên tôm sú. Ngoài ra, nhóm vi khuẩn Vibrio (Stapphylococus spl, Vibrio vulnificus, V.anginolyticus) tuy không là tác nhân chính gây bệnh nhưng chúng tác động khiến dịch bệnh bùng phát nhanh chóng trong diện rộng. Khi tôm bị nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng bị bội nhiễm, bùng phát hội chứng chết đỏ, đặc biệt vào mùa đông xuân khi mà nhiệt độ xuống thấp dưới 300C.

2. Dấu hiệu tôm bị đỏ thân

Bệnh đỏ thân trên tôm sú, tôm thẻ với các biểu hiện của bệnh lý rất rõ ràng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi tôm nhiễm bệnh, xuất hiện các dấu hiệu như:

Hình ảnh tôm sú bị đỏ thân

Hình ảnh tôm sú bị đỏ thân

– Tôm yếu, kém ăn, tiêu thụ thức ăn kém, ruột rỗng, không có thức ăn, bơi tấp bờ, cơ thể tôm chuyển sang màu hồng hoặc đỏ bầm

– Xuất hiện đốm trắng với kích cỡ 1 – 2 mm ở vỏ tôm, đặc biệt ở phần đầu ngực, đồng thơi thân tôm chuyển sang màu đỏ.

– Khi giải phẫu và quan sát thấy gan tụy của một số con có màu trắng xám.

– Tôm có thể chết rải rác sau 5 – 7 ngày bị nhiễm bệnh, thậm chí có thể chết 100% ao nuôi.

– Nguyên nhân của việc tôm chết rải rác là bởi nguồn tôm giống khác nhau và thời kì bị nhiễm bệnh cũng là khác nhau.

Cách phòng trị bệnh đỏ thân trên tôm sú, tôm thẻ

Theo các kết quả nghiên cứu cho biết, hiện nay bệnh đỏ thân ở tôm có 3 nguyên nhân gây bệnh, đó là do nhiễm virus, do môi trường và nhiễm khuẩn. Tôm bị nhiễm bệnh do môi trường và nhiễm khuẩn có thể xử lý, khắc phục được, còn những tôm bị nhiễm bệnh do virus thì chưa có biện pháp hữu hiệu để điều trị. Do vậy, việc phòng bệnh ngay từ ban đầu là việc cần thiết và rất quan trọng.

– Bà con có thể sử dụng phương pháp PCR để kiểm tra và loại bỏ những con giống có bị nhiễm bệnh, lựa chọn những con giống khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.

Các bước tiến hành kỹ thuật PCR để kiểm tra bệnh đỏ thân trên tôm sú

Các bước tiến hành kỹ thuật PCR để kiểm tra bệnh trên tôm

– Chọn mùa vụ nuôi thích hợp, nếu nuôi ở vụ đông xuân thì cần phải điều chỉnh nhiệt độ ao nuôi không nên xuống thấp hơn 300C.

– Xử lý, cải tạo đáy ao bằng cách đánh Chlorine để diệt giáp xác hoang dã, động vật và các cá thể mang mầm bệnh khác. Sau đó cấy vi sinh EM-Tom VS Gốc cho ao nuôi.

– Thường xuyên ổn định môi trường ao nuôi bằng cách sử dụng men vi sinh, có thể sử dụng hàng ngày với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất (EM-Tom VS Gốc, EM-Tom VS Rhodo, Vinalic,…)

– Bổ sung thêm các loại Vitamin C, B, A, các loại khoáng chất thiết yếu cho khẩu phần ăn của tôm (Vinalic,…)

– Sử dụng lưới chắn để ngăn cản các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài vào trong ao nuôi.

– Nếu phát hiện tôm bị nhiễm bệnh trong giai đoạn tôm thương phẩm thì nên thu hoạch ngay sau đó dùng Fomaline hoặc Chlorine liều cao để xử lý nước ao trước khi thải ra môi trường.

– Trong trường hợp tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm thì nên dùng Fomaline phun trực tiếp xuống ao với nồng độ từ 15 – 30ml/m3 để tiêu diệt virus tự do ngoài môi trường và tiêu diệt luôn cả những con tôm bị nhiễm virus, sau đó cần xử lý tôm chết và tiến hành thay nước sạch.

Dr.Tom khuyến cáo bà con nên nuôi tôm an toàn sinh học, thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý ao nuôi và bổ sung thêm các loại men vi sinh tăng cường sức đề kháng cho tôm trước những mầm bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh đỏ thân trên tôm sú, tôm thẻ. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ đến số Hotline 090 107 1154 để được các kỹ thuật viên chuyên môn tư vấn trực tiếp.

Chúc bà con có một mùa vụ thắng lợi!

XEM THÊM:

>> Tổng quan về bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng bà con đã biết chưa?

>> Sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp hiệu quả cao từ CHUYÊN GIA

Từ khóa tìm kiếm liên quan

  • tôm bị hồng thân là bệnh gì
  • các bệnh thường gặp ở tôm sú
  • tôm thẻ chân đỏ
icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154