Virus SHIV - Mối lo ngại mới của bà con nuôi tôm tại Việt Nam

Thời gian gần đây một loại virus SHIV trên tôm vừa xuất hiện gây thiệt hại lớn trên tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei ở Chiết Giang, Trung Quốc. Đến nay, virus SHIV đã trở thành mối lo ngại mới đối với ngành nuôi tôm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Virus SHIV có nguồn gốc từ đâu?

Virus SHIV lần đầu tiên được phát hiện trên mẫu tôm thu thập được tại một hộ nuôi ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào tháng 12/2014. Đến nay, Virus SHIV đã lan rộng tại một số nước trên thế giới.

Sát thủ mang tên virus SHIV đã có mặt tại Trung Quốc, Thái Lan và một số nước trên thế giới

Sát thủ mang tên virus SHIV đã có mặt tại Trung Quốc, Thái Lan và một số nước trên thế giới

SHIV thuộc họ Iridoviridae. Iridoviridae là một họ các virus có đường kính trong khoảng 120 – 300 nm, thậm chí có thể lên đến 350 nm (ví dụ như chi Lymphocystivirus). Nhân virus chứa DNA mạch đôi dsDNA với kích thước phân tử 140 – 303 kbp bao gồm các trình tự DNA mã hóa cho gen và những trình tự khác. Quan sát qua kính hiển vi điện tử cho thấy, virus có hình đa diện đặc trưng với đường kính trung bình 158,6 + 12,5 nm (n=30) và 143,6 + 10,8 nm (n=30) và kích thước nhân là 85,6 + 6 nm (n=30). Phân tích cây di truyền của trình tự protein cấu tạo nên vỏ của virus (MCP) và ATPase cho thấy virus này là một loài mới mà không thuộc 5 nhóm đã biết của họ Iridoviridae.

Tại Hội nghị bàn tròn nuôi trồng thủy sản ở Chiang Mai, Thái Lan – Phó chủ tịch cấp cao của Charoen Pokphand Foods (CP Foods) đã dự báo sản lượng tôm ở Trung Quốc sẽ giảm trong năm 2018 xuống còn 512.000 tấn nguyên nhân là do sự bùng phát của virus SHIV. Ngoài ra, ông còn cho biết thêm “SHIV xảy ra ở Trung Quốc cần được quan tâm, đó là một sát thủ. Chúng ta biết nó giết tôm, biết nó ở Trung Quốc, nhưng không biết nó là một vấn đề lớn. Đã có rất ít thử nghiệm được thực hiện, do đó có khá ít thông tin về mầm bệnh nguy hiểm này, bởi vậy, yêu cầu cảnh giác cao với virus SHIV”.

Chính vì thế, mà thời gian qua người nông dân Việt Nam khá lo lắng khi có một số nguồn tin cho rằng virus SHIV có thể đã đến Việt Nam. Cụ thể, trong hội nghị GOAL 2018 (Global Outlook for Aquaculture Leadership) được tổ chức tại Guayaquil, Ecuador, TS Trần Hữu Lộc cho rằng, SHIV đã có thể đã xuất hiện tại Việt Nam. “Nuôi tôm ở Việt Nam có những vấn đề lớn, chủ yếu là từ bệnh tật. Điển hình như bệnh chết sớm (EMS), bệnh đốm trắng do virus (WSSV), bệnh vi bào tử trùng (EHP) hay bệnh phân trắng và đặc biệt gần đây chúng tôi nghi ngờ rằng một bệnh do virus mới, SHIV, có thể đã đến Việt Nam và các nước châu Á khác”, TS Trần Hữu Lộc phát biểu.

Do đó, quý bà con cần phải nắm được các triệu chứng và giải pháp phòng bệnh để tránh được căn bệnh nguy hiểm này trên tôm

Các triệu chứng khi nhiễm virus SHIV trên tôm

Tôm thẻ chân trắng L. vannamei khi được thử nghiệm lây nhiễm virus SHIV xuất hiện các triệu chứng bao gồm:

– Dạ dày và ruột tôm bị rỗng

– Bề mặt gan tụy bị nhạt màu

– Tôm bị mềm vỏ

– Tôm mất khả năng bơi lội và chìm xuống đáy ao

Hình ảnh bên phải khi tôm thẻ L. vannamei bị nhiễm virus SHIV

Hình ảnh bên phải khi tôm thẻ L. vannamei bị nhiễm virus SHIV

Các triệu chứng điển hình cũng đã xuất hiện khi quan sát ở tôm càng xanh nhiễm bệnh từ giai đoạn ấu trùng đến tôm trưởng thành trong phòng thí nghiệm.

Quan sát virus SHIV dưới kính hiển vi điện tử

Quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy một lượng lớn virion trong ống gan tụy của tôm (a và b) và cơ thịt (c và d). Một số  lượng lớn virion trong tế bào chất của bạch cầu (a-d). MI: ty thể; N: hạt nhân; và M: cơ; Ngôi sao đen: mô gan tụy; và ngôi sao trắng: ống gan tụy.

Giải pháp phòng ngừa virus SHIV

Virus SHIV đang là mối đe dọa lớn đối với tôm thẻ chân trắng L.vannamei ở Trung Quốc, Thái Lan cũng như toàn thế giới, kể cả ở Việt Nam. Do đó, quý bà con cần cảnh giác và có các giải pháp phòng ngừa dịch bệnh ngay từ bây giờ. Để phát hiện sớm mầm bệnh, bà con cần ghi nhớ các biểu hiện đặc trưng của bệnh lý và thực hiện biện pháp phòng ngừa tổng hợp ngay từ khẩu chuẩn bị đến khâu thu hoạch.

Dr.Tom khuyến cáo bà con nên áp dụng nuôi tôm an toàn sinh học – nói không với kháng sinh. Thường xuyên bổ sung thức ăn tăng cường miễn dịch và thay thế thức ăn sống trong nuôi tôm bố mẹ.

XEM THÊM:

Tìm kiếm liên quan:

  • virus mới trên tôm
  • virus vibrio 
  • virus trên tôm
icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154