Quy trình nuôi tôm bằng vi sinh và cách sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Thời gian gần đây, ngành công nghiệp nuôi tôm đang phải đối diện các hiện tượng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của vụ nuôi. Chính vì thế, mô hình nuôi tôm bằng vi sinh đang được khuyến khích áp dụng thay thế cho hình thức truyền thống nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nuôi.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm giúp tôm tăng trưởng, đạt năng suất cao trong vụ nuôi

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm giúp tôm tăng trưởng, đạt năng suất cao trong vụ nuôi

Qua cuộc khảo sát và thử nghiệm tại các vùng nuôi tôm tại Việt Nam, chúng tôi đã bắt gặp rất nhiều hộ tôm sử dụng chế phẩm vi sinh thành công và đạt được hiệu quả kinh tế cao trong mùa vụ. Ông Cao Văn Trúng một người nuôi tôm ở xã Hải Nam – Huyện Hải Hậu – Nam Định cho biết: “Việc sử dụng các loại vi sinh, chế phẩm sinh học để loại trừ các loại vi khuẩn gây bệnh bằng quá trình cạnh tranh là một giải pháp tốt hơn nhiều so với việc sử dụng thuốc kháng sinh thông thường trước đây. Nhờ việc áp dụng nuôi tôm bằng vi sinh mà từ năm 2012 cho đến nay ao nuôi tôm của tôi rất ít khi bị nhiễm bệnh và cho năng suất cao vào cuối vụ”.

Cách sử dụng vi sinh trong nuôi tôm như thế nào?

Sau đây, Dr.Tom xin chia sẻ cho quý bà con quy trình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học từ bước cải tạo ao nuôi đến quá trình quản lý ao nuôi, cụ thể với 4 phần cơ bản:

1. Xử lý đáy ao nuôi tôm

Đối với ao nuôi tôm, trước mỗi mùa vụ bà con cần phải tháo cạn nước, bắt bờ đê, nạo vét bùn, bón vôi theo liều lượng tùy theo độ pH của đất:

Nuôi tôm bằng vi sinh theo độ pH ở bảng này

Sau khi bón vôi tiến hành phơi ao từ 7 – 10 ngày cho đến khi xuất hiện các vết chân chim, trong trường hợp không phơi đáy ao thì bà con có thể dùng máy cào chất thải về góc ao, bơm chất thải ra ngoài, sau đó tiến hành bón vôi với liều lượng quy định như trên.

nuôi tôm bằng vi sinh từ chuẩn bị ao cho đến xử lý nước

Phơi ao nuôi từ 7 – 10 ngày trước khi cấp nước cho ao

2. Xử lý nước ao nuôi

Các bước xử lý nước ao nuôi tôm thâm canh:

– Tiến hành lấy nước từ sông vào ao lắng để nước lắng tụ vật chất hữu cơ và dùng PAC để lắng tụ vật chất hữu cơ tốt hơn.

– Bơm nước qua lưới lọc bằng vải dày để hạn chế rác thải và ấu trùng tôm cá,…

– Để ổn định môi trường từ 3 – 7 ngày sau đó sử dụng Chlorine hoặc BKC  để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và mầm bệnh có hại trong môi trường ao nuôi.

– Sau thời gian diệt khuẩn, bà con nên kiểm tra môi trường ao nuôi, tiếp đến là cấy vi sinh trong nuôi tôm (có thể tham khảo một số loại vi sinh của Dr.Tom)

3. Chọn và thả giống cho ao nuôi tôm

Tôm giống cần khỏe mạnh là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nuôi tôm bằng vi sinh

Tôm giống cần khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh

– Lựa chọn những con tôm giống khỏe, có kích thước từ 1,2 đến 1,5 cm, có thể dụng máy PCR di động POCKIT XPRESS để phát hiện bệnh để sàng lọc và loại bỏ những con tôm bị nhiễm bệnh.

– Mật độ thả nuôi vừa phải, đối với tôm sú là từ 20 – 30 con/m2 tôm thẻ chân trắng 40 – 80 con/m2. Tùy theo mô hình nuôi ao bạt hoặc ao đất mà bà con thả nuôi với mật độ phù hợp.

– Tôm giống cần phải được chuẩn nhiệt độ, độ mặn và độ pH phù hợp với nước ao nuôi tôm trước khi thả nuôi.

=> Lưu ý: Khi thả tôm xuống ao nuôi phải thuần hóa từ 15 – 30 phút.

4. Quản lý thức ăn và môi trường ao nuôi

a, Quản lý thức ăn

Để tôm nhanh chóng lớn, bà con cho tôm ăn thức ăn công nghiệp, kết hợp với nuôi tôm bằng vi sinh định kỳ theo hướng dẫn của chuyên gia.

– Trong quá trình cho ăn bà con có thể sử dụng xen kẽ các loại chế phẩm sinh học, Vitamin, khoáng tự nhiên vào khẩu phần thức ăn của tôm mỗi ngày giúp tôm tăng trưởng và phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.

– Trong trường hợp phát hiện các triệu chứng bất thường bà con có thể sử dụng thêm các loại chế phẩm tự nhiên trộn với thức ăn hoặc tạt xuống ao nuôi nhằm ức chế sự phát triển của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Một số loại chế phẩm vi sinh có thể sử dụng như: Vinalic – acid hữu cơ tạo điều kiện thích hợp cho lợi khuẩn đường ruột phát triển, thúc đẩy tiêu hóa,..

Hướng dẫn ủ chế phẩm men vi sinh

b, Quản lý môi trường ao nuôi

– Quan sát ao nuôi thường xuyên, nhất là buổi sáng, buổi tối và đêm khuya. Tiến hành đo các chỉ số môi trường như (lú, hóa, sinh) để điều chỉnh các yếu tố đưa về mức ổn định.

– Định kỳ bón men vi sinh để kích thích sự tăng trưởng của vi sinh vật có lợi, đồng thời cải thiện môi trường nước ao nuôi. Sử dụng EM-Tom VS tươi để cải thiện môi trường nước trong ao nuôi với liều lượng 2 lít cho 1000 – 2000 mét khối.

– Ngoài ra, bà con có thể tham khảo một số sản phẩm có lợi cho môi trường như: EM-Tom VS Rhodo – Xử lý bùn đáy ao, EM-Tom VS Gốc – dùng để ủ vi sinh tươi,… liều lượng và cách sử dụng vi sinh trong nuôi tôm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và chỉ định của chuyên gia.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về nuôi tôm bằng vi sinh sẽ giúp bà con có thêm kiến thức và chủ động áp dụng cho hệ thống nuôi tôm của mình. Liên hệ ngay đến số Hotline 090 107 1154 để được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia Dr.Tom.

Chúc bà con nuôi tôm an toàn sinh học và đạt năng suất cao trong mùa vụ!

XEM THÊM:

>> Cách gây màu nước ao nuôi tôm an toàn, hiệu quả

>> Kế hoạch cải thiện môi trường nuôi tôm nước mặn bằng chế phẩm sinh học

Từ khóa tìm kiếm liên quan:

  • vi sinh nuôi tôm
  • quy trinh nuoi tom su dung che pham sinh hoc
  • EM-Tom

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154