




Hội chứng chết sớm còn được gọi là EMS, là một dịch bệnh nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nuôi tôm. Hiện nay đã xác định được nguyên nhân gây ra bệnh nên được gọi là AHPND hoặc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Ảnh hưởng nổi bật của EMS là gây tổn thương gan tụy, do đó gây hại đến tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Hội chứng chết sớm (EMS) trên tôm
Ở Malaysia, sản lượng tôm hằng năm trên 80.000 tấn vào năm 2010. Từ năm 2011, EMS liên lục bùng phát làm cho sản lượng hằng năm giảm mạnh còn 35.000 tấn (AAP, 2018). Các biện pháp tổng hợp tại trại nuôi nghiên cứu và phát triển tại thí điểm ở Malaysia bao gồm một bể chứa trung tâm, nước ao không bón phân và chương trình quản lý thức ăn nghiêm ngặt.
Tại miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Mexico cũng chịu ảnh hưởng nặng nề như vậy. Andy Shinn của tập đoàn Fish Viet đã báo cáo tại hội thảo TARS 2016 trong Shrimp Aquaculture rằng bởi vì EMS bùng phát mà ngành công nghiệp nuôi tôm Châu Á đã mất khoản 20 triệu USD trong thập kỹ vừa qua. Laurence William đã lập lại ý này vào tháng 11/2017 trên The Fish Site rằng bệnh EMS trên tôm đã gây thiệt hại 22 triệu USD đối với ngành nuôi tôm công nghiệp Châu Á trong khoản thời gian từ 2009 đến 2016. Vì vậy tổn thất về kinh tế và việc làm do EMS gây ra là rất lớn.
Vào tháng 11-12/2014 trong Aqua Culture Asia Pacific, tác giả này đã báo cáo rằng bệnh EMS trên tôm không xảy ra ở Indonesia (cho đến hiện nay) là do kiểm soát chặt chẽ ngăn ngừa bệnh xâm nhập và quản lý đáy ao sạch sẽ loại bỏ môi trường ủ bệnh, và vét bùn đáy thường xuyên tạo môi trường ổn định.
Ao nghiên cứu và phát triển ở Malaysia là ao đất lót bạt với 90% vật chất che phủ. Ao nuôi nằm ở Bagan Tiang tại tiểu bang miền bắc của Perak. Cả hệ thống cấp và thải nước đều thông với môi trường bên ngoài nên dễ bị nhiễm chéo. Năm 2017, chúng tôi xây dựng bể chứa trung tâm được trang bị các máy bơm vét bùn ngầm để bảo đảm bùn đáy và chất thải được loại bỏ liên tục và hiệu quả.
Chúng tôi cũng thực hiện theo nguyên tắc quản lý vi sinh vật của Patrick Sorgeloos, ngăn ngừa hại khuẩn có khả năng phát triển nhanh bằng cách sử dụng vi khuẩn có lợi tạo ưu thế cho hệ sinh thái. Chúng tôi quản lý tôm ăn rất chặt chẽ, bởi vì tỉ lệ vật chất hữu cơ cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh sinh trưởng và phát triển. Giám sát các điều kiện an toàn sinh học. Kết quả là chúng tôi đã quản lý và kiểm soát được EMS trong ao nuôi mà trước đó đã đối mặt với mầm bệnh từ sự lây nhiễm chéo dữ dội của những ao nuôi lân cận.
Chúng tôi không muốn chất thải của tôm tích tụ trong ao. Rữa trôi lớp bùn đáy liên tục với hệ thống xi-phông giữa ao để đảm bảo một môi trường ao khỏe mạnh. Chúng tôi xây dựng một hệ thống xi-phông trung tâm với 3m x 3m, dốc về phía trung tâm với độ sâu là 50cm.
Đối với công cụ xi-phong hiệu quả của hệ thống thì hệ thống quạt nước phải được sắp xếp phù hợp để không xuất hiện dòng chảy ngược và lớp bùn được quét theo dòng nước vào trung tâm. Một máy bơm ngầm 4-HP được trang bị một van kiểm tra dòng chảy ngược và sau đó kết nối với một bộ đếm thời gian và bùn được bơm ra mỗi 2 giờ một lần trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút, 12 lần một ngày đối với 1 ao.
Tại hội thảo Thủy Sản Châu Á Thái Bình Dương (APA) vào tháng 7, 2017, Giáo Sư Patrick Sorgeloos, của trường đại học Gent ở Bỉ đã giải thích rõ ràng về lý do mà vi sinh vật là thủ phạm chính gây tỷ lệ sống thấp ở cả ao thương phẩm và bể sản xuất giống. Ông còn nhấn mạnh thêm rằng quản lý vi sinh vật đóng vai trò then chốt trong nuôi trồng thủy sản bền vững. Ông đã chỉ ra rằng khi khử trùng nước trong ao và trong bể nuôi thì cả vi khuẩn có lợi và có hại đều bị loại bỏ. Tuy nhiên sau đó thì loài đầu tiên tự tái lập lại quần thể trong ao và bể nuôi chính là vi khuẩn có hại.
Thật không may khi trong tình hình thực tế chung là trong quá trình chuẩn bị ao người ta thường bón phân cho nước trước khi thả giống. Việc này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và chiếm ưu thế trong hệ thống, làm cho nước trong ao và bể nuôi trở nên dày đặt khi khuẩn có hại trước khi thả tôm post.
Điều này là quá đúng và chúng tôi suy đoán rằng việc bón phân trước khi thả gần như là nguyên nhân chính gây bệnh EMS trên tôm. Vi khuẩn có hại chủ yếu là vibrio có điều kiện thuận lợi để chiếm ưu thế trong ao trước khi thả giống vì thế EMS sẽ bùn phát sớm nhất có thể sau 15 ngày sau khi thả. Do đó, đối với ao nuôi để nghiên cứu và phát triển, chúng tôi đã bỏ qua bước bón phân tạo môi trường hữu cơ thường lệ. Sau khi khử trùng nước ao 2 ngày, chúng tôi chỉ tạc thêm chất tạo màu nhân tạo (để che phủ thay cho thực vật phù du) và lợi khuẩn (probiotics) để tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển. Sau khi khử trùng ao 7 ngày chúng tôi thả tôm post. Tôm của chúng tôi phát triển đến 3g trong vòng 30 ngày mà không cần đến phương pháp bón phân truyền thống.
Nhận thấy tầm quan trọng khi vật chất hữu cơ thấp trong hệ sinh thái ao nuôi tôm thâm canh, chúng tôi đã bắt đầu một quy trình quản lý thức ăn nghiêm ngặt. Chúng tôi cũng đảm bảo rằng thức ăn trong nhá không bị cuốn đi bởi dòng nước mạnh bằng cách giảm tối đa tốc độ của cánh quạt nước ở gần khay thức ăn. Việc này giúp chúng tôi giám sát được lượng thức ăn thừa trên nhá. Chúng tôi cũng lắp đặt một bộ ngắt dòng chảy ở trước cái nhá để việc theo dõi lượng thức ăn thừa không bị sai sót.
An toàn sinh học là phòng ngừa mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi. Khi tôm post trong trại giống được 8 ngày, chúng tôi gửi mẫu để chạy PCR (Polymerase chain reaction) để sàn lọc bệnh tôm chết sớm (EMS), đốm trắng (WSSV) và hoại tử cơ (IMNV). Tôm post không bị nhiễm những bệnh trên sẽ được chấp nhận.
Dr.Tom sử dụng máy xét nghiệm PCR di động Pockit Xpress để chẩn đoán, phát hiện bệnh EMS trên tôm
Hoàn toàn không khuyến khích người tham quan vào ao. Chúng tôi thực hiện rữa tay và ngân chân bằng cồn ở mỗi cầu cho ăn. Phương tiện giao thông không được phép vào khu vực nuôi để ngăn ngừa những mầm bệnh bám trên lốp xe lan ra ao nuôi. Để ngăn chặn những con cua từ các kênh cấp nước bò vào ao vào ban đêm, chúng tôi bao quanh mỗi ao với một hàng rào nhựa cao 30cm và -3cm vào mặt đất.
Vào đầu tháng 11, bệnh tôm chết xuất hiện ở một vài ao sau những ngày mưa liên tục. Mẫu được gửi đến một phòng lab tư nhân (Lab Ind Resources) để xét nghiệm mầm bệnh AHPND. Kết quả mầm bệnh được xác định là WSSV mà không phải và vi khuẩn gây bệnh AHPND (Vibrio parahaemolyticus).
————–
Trích: tạp chí: Aqua Culture Asia Pacific, volume 14, no.2 2018
Bài viết: How We Alleviated EMS in Our Farm
Tác giả: Poh Yong Thong và Mohd Fauzi Salamaun
Dịch: Hoa Lý
Tìm kiếm liên quan: