Cách cho tôm sú ăn hiệu quả - Sổ tay kỹ thuật nuôi tôm sú từ Dr.Tom

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp nuôi tôm sú phát triển mạnh mẽ và đem lại lợi nhuận lớn cho bà con nuôi tôm. Với cách cho tôm sú ăn đúng cách dưới đây sẽ giúp tôm tăng trưởng, phát triển mạnh và hạn chế được các dịch bệnh nguy hiểm.

Hiện tại thức ăn cho tôm có 3 loại chủ yếu: thức ăn tự nhiên, thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp. Trong đó, thức ăn công nghiệp vừa đảm bảo được lượng dinh dưỡng đồng thời ổn định được môi trường ao nuôi và được bà con sử dụng làm thức ăn cho tôm từ giai đoạn ương giống cho đến khi tôm trưởng thành.

Vậy cách cho tôm sú ăn thế nào là hiệu quả?

Đối với kỹ thuật nuôi tôm sú, cách cho tôm sú ăn đúng cách là vô cùng quan trọng, cần phải cho ăn đúng thời gian, chia ra nhiều cữ thức ăn, dựa vào thời tiết và ngày nuôi mà có cách cho ăn và lượng thức ăn khác nhau. Tôm mới thả có thể cho ăn từ 5 – 6 bữa/ngày. Khi tôm được 30 ngày tuổi trở nên có thể giảm số bữa xuống 4 bữa/ngày. Lượng thức ăn của mỗi bữa có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh tùy thuộc vào thời tiết và chất lượng nước. Nên thường xuyên thăm nhá, kiểm tra lượng thức ăn dư thừa nhằm điều chỉnh lượng thức ăn một cách hợp lý, tránh trường hợp dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Trong giai đoạn ương giống, tùy thuộc vào chu kỳ lột xác, sức khỏe tôm và biến động thời tiết bà con có thể điều chỉnh cho thích hợp.

– Ngày đầu tiên khi thả giống cho ăn với lượng 1,5 – 2 kg/100.000 Post, cứ 2 ngày tăng 0,2 – 0,3 kg/100.000g Post.

– Khi nuôi tôm từ 7 – 9 ngày, cho tôm ăn cách bờ từ 2 – 4m với thức ăn ở dạng bột mịn.

Kiểm tra thường xuyên để phát hiện trường hợp tôm không ăn nhá

Kiểm tra thường xuyên để phát hiện trường hợp tôm không ăn nhá (sàng)

Đến ngày thứ 15 trở đi, cho tôm ăn bằng sàng, đặt cách bờ từ 1,5 – 2m, khoảng 1.600 – 2.000 mét vuông, đặt từ 2 – 2 sàng. Hàng ngày tiến hành kiểm tra sàng ăn và điều chỉnh lượng thức ăn theo tỷ lệ như sau:

– Nếu tôm ăn hết thì tăng 5% thức ăn cho lần sau.

– Nếu tôm ăn thừa 10% thì giữ nguyên thức ăn cho phần sau.

– Nếu tôm ăn thừa từ 11 – 25% thì tiến hành giảm 10% thức ăn cho lần sau

– Nếu tôm ăn còn 26 – 50% thức ăn thì giảm 30% lượng thức ăn cho lần sau.

– Trong trường hợp tôm giảm ăn nhiều hơn 50% thì ngừng cho ăn lần sau.

Sau 15 ngày có thể bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất và men tiêu hóa cần thiết giúp tăng sức đề kháng, phát triển đều.

Trong quá trình nuôi, bà con cần phải chọn thức ăn có độ đạm từ 35 – 42% tùy vào từng giai đoạn phát triển của tôm, thức ăn phải có mùi đặc trưng và kích tích tôm săn mồi.

Ngoài ra, bà con thường xuyên kiểm tra đường ruột và sức khỏe của tôm để nắm bắt và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Chúng tôi khuyến cáo bà con sử dụng phương pháp PCR (tham khảo sử dụng một số loại máy PCR cầm tay – Pockit Micrio, máy PCR di động Pockit Xpress, hoặc sử dụng Bộ Kit phát hiện bệnh) để chuẩn đoán kịp thời các bệnh đường ruột (bệnh phân trắng, bệnh phân đứt khúc,…) và các bệnh thường gặp khác trên tôm. Trong quá trình cho ăn, bà con có thể bổ sung thêm một số loại chế phẩm sinh học như: Vinalic giúp tôm tiêu hóa tốt hơn.

>>> THAM KHẢO NGAY BÀI VIẾT >>cách cho tôm thẻ chân trắng ăn

Lưu ý trong cách cho tôm sú ăn 

Trong cách cho tôm sú ăn ở 2 tháng đầu nên cho tôm ăn rải quanh bờ,  từ tháng thứ 3 trở đi nên cho ăn ở khắp ao, và cần lưu ý những vấn đề sau:

– Lựa chọn kích cỡ thức ăn phải phù hợp với kích cỡ của tôm.

– Khi chuyển thức ăn từ kích cỡ nhỏ sang kích cỡ lớn cần chuyển từ từ để tôm thích nghi.

– Thường xuyên bổ sung các loại Vitamin, khoáng chất thiết yếu và men vi sinh, thuốc bổ gan cho tôm ngay từ giai đoạn đầu. Bà con có thể tham khảo một số loại men vi sinh có lợi.

VIDEO TRỘN CHẾ PHẨM SINH HỌC VÀO THỨC ĂN CHO TÔM NUÔI

Tính lượng thức ăn cho tôm sú với chế phẩm sinh học theo đúng liều lượng quy định

– Trong chu kỳ lột xác nên giảm thiểu lượng thức ăn từ 20 – 30% trong 2 – 3 ngày.

– Nếu trời mưa liên tục cần giảm 10 – 20% lượng thức ăn.

– Cho tôm ăn đủ chất, đủ lượng một cách linh hoạt giúp tôm lớn nhanh, khỏe mạnh đồng thời tránh lãng phí thức ăn dư thừa.

– Không nên sử dụng thịt giáp xác, cá băm nhỏ để trộn với thức ăn vì đây có thể là nguyên nhân của các mầm bệnh.

Hy vọng, với những chia sẻ về cách cho tôm sú ăn của Dr.Tom trên đây sẽ giúp bà con chủ động quản lý, điều chỉnh và tính lượng thức ăn cho tôm sú phù hợp, giúp tôm lớn nhanh và đạt năng suất cao trong mùa vụ. Mọi thông tin cần tư vấn về các loại chế phẩm vi sinh cho tôm vui lòng liên hệ Hotline 090 107 1154.

Tìm kiếm liên quan:

  • quan ly thuc an tom su
  • tôm sú ăn gì
  • tinh luong thuc an cho tom su

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154