Phòng ngừa màng sinh học của vi khuẩn Bacillus Licheniformis thông qua liệu pháp thực khuẩn (Phần 1)

Tôm nuôi là một trong những mặt hàng quan trọng nhất tính theo giá trị đối với ngành thương mại thủy sản trên toàn cầu. Theo FAO, vào năm 2030, ngành tôm thế giới có thể đạt 11-18 triệu tấn, tăng gấp đôi sản lượng so với hiện nay. Ngành nuôi tôm đã phát triển theo cấp số nhân trong những thập kỷ qua, và xu hướng này được kỳ vọng là sẽ còn tiếp tục. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus và vi khuẩn gây ra là một trong những rào cản chính cho sự phát triển của ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới. Nhiễm bệnh do vi khuẩn gây ra là phổ biến nhất trong nuôi tôm ở giai đoạn đầu và rất khó tiêu diệt. Do nguy cơ kháng kháng sinh nên hầu hết thuốc kháng sinh đều không được phép sử dụng. Ngoài ra, vắc-xin cũng không phải là lựa chọn khả thi vì thực tế là tôm không có hệ thống miễn dịch đặc hiệu. Vì thế, phòng ngừa màng sinh học của vi khuẩn Bacillus Licheniformis thông qua liệu pháp thực khuẩn đang là giải pháp tối ưu nhất.

Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Phần 1)

Hình ảnh tôm bị nhiễm hoại tử gan tụy EMS trên tôm

Tôm bị nhiễm hoại tử gan tụy EMS trên tôm ảnh hưởng lớn đến năng suất 

Trong thập kỷ qua, đối với nuôi tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei các mầm bệnh vi khuẩn mới đã xuất hiện gây ra tổn thất kinh tế và sản xuất, như là AHPND/EMS (Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính). Tại Colombia, Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Colombia (CENIACUA) đã nghiên cứu một đợt bùng phát với tỷ lệ tử vong cao (tới 70%) trên tôm thẻ chân trắng (L.vannamei) do Bacillus Licheniformis gây ra.

Hình ảnh  Bacillus Licheniformis trên đĩa thạch

Hình ảnh  Bacillus Licheniformis

Hình ảnh  Bacillus Licheniformis

Mặc dù, Pseudomonasvi khuẩn Vibrios là các tác nhân gây bệnh phổ biến trong nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới còn B. Licheniformis thì không. B. licheniformis là một vi khuẩn gram dương, kỵ khí tùy nghi, thuộc nhóm subtilis. B. Licheniformis sản xuất các enzyme ngoại bào (protease và amylases) có tầm quan trọng trong ngành công nghiệp nuôi tôm. Thậm chí một số loài Bacillus đã được sử dụng làm lợi khuẩn trong chế phẩm sinh học cho ngành tôm do khả năng làm giảm thiểu mầm bệnh của chúng.

Đặc biệt, B. licheniformis hiện đang được thương mại hóa như là một sản phẩm lợi khuẩn cho động vật thủy sinh, gia cầm và lợn, và những loài khác. Tuy nhiên, một số chủng B. licheniformis có thể sản xuất độc tố với hoạt động tán huyết mạnh có tác động tiêu cực đến sản xuất nuôi trồng thủy sản.

Trong trường hợp ở Colombia, tỉ lệ tôm thẻ chân trắng trong bể nuôi thương phẩm chết do B. licheniformis, thì bể này đã không sử dụng loại probiotic có chứa chủng B. licheniformis; Tuy nhiên, loài vi khuẩn này đã được xác định là nguyên nhân của căn bệnh này. Vi khuẩn có thể đã xâm nhập vào bể chứa thông qua nguồn nước, và vật liệu hoặc dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Sự xuất hiện thường xuyên của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra dẫn đến sự nghi ngờ rằng nguồn ô nhiễm thể tồn tại bên trong các bể nuôi trong thời gian dài. Ngoài ra, vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào được biết đến, cho nên việc tìm kiếm phương pháp là rất quan trọng.

Để được tư vấn kỹ hơn về vi khuẩn BACILLUS LICHENIFORMIS quý bà con vui lòng liên hệ số Hotline 090 107 1154 để được hỗ trợ trực tiếp từ kỹ sư của Dr.Tom.

Dịch Hoa Lý

Trích: Aquaculture Magazine

Nguồn: Prada-Penaranda C., Salazar M., Guiza L.,Perez M.L., Leidy C., y Vives-Florez M.J. (2018) Phage preparation FBL1 prevents Bacillus licheniformis biofilm, bacterium responsible for the mortality of the Pacific White Shrimp Litopenaeus vannamei. Aquaculture 484 (2018) 160-167: doi.org/10.1016/j.aquaculture.2017.11.007 

Tìm kiếm liên quan: đặc điểm của vi khuẩn BACILLUS LICHENIFORMIS, vi khuẩn BACILLUS LICHENIFORMIS là gì, ứng dụng của BACILLUS LICHENIFORMIS, BACILLUS LICHENIFORMIS là gì, tác dụng của vi khuẩn BACILLUS LICHENIFORMIS

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154