




Mô hình nuôi tôm kết hợp đang được áp dụng phổ biến, đem lại hiệu quả cao, phù hợp với trình độ canh tác và nguồn vốn đầu tư của đa số người nông dân. Trong đó, nuôi tôm kết hợp cá rô phi, trồng lúa và sò huyết là những mô hình đang được ưa chuộng hiện nay.
Nuôi tôm kết hợp cá rô phi đã được người dân Việt Nam áp dụng hàng chục năm nay với mục đích phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác trên tôm. Mô hình này cũng được áp dụng nuôi tôm thẻ, tôm sú và tôm càng xanh, phổ biến tại các nước Châu Á như Indonesia, Philippines, Ecuador,…
Hình ảnh cá rô phi được nuôi kết hợp với tôm sú
Cá rô phi có khả năng sống ở nhiều môi trường nước khác nhau và chúng có thể chịu được độ mặn rất rộng. Đây là loài cá ăn tạp nhờ khả năng lọc tảo trong nước. Thức ăn chủ yếu của cá rô phi là rong, tảo, mùn bã hữu cơ, động vật phù du,… chúng có khả năng bắt được những tế bào nhỏ đến vào milimet
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng: “Nuôi tôm kết hợp các rô phi sẽ cải thiện được môi trường nước ao nuôi, tăng hàm lượng oxy trong ao, giảm tổng khuẩn gây hại trên tôm. Cá rô phi có thể giảm khối tảo tàn đồng thời tái chế những vật chất này thành những chất dinh dưỡng tốt cho tôm nuôi. Bên cạnh đó, cá rô phi có tập tính ăn mùn bã hữu cơ trong ao, giúp giảm lượng chất thải, hạn chế được sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại, đồng thời kích thích sự phát triển của các loại tảo có lợi.”
Ông Nguyễn Bút đã chia sẻ với báo Thanh Niên rằng: Khi thả nuôi cá rô phi cùng với tôm thẻ chân trắng thì cảm thấy môi trường ao nuôi được cải thiện rõ rệt. Kiểm tra đáy hồ không còn ô nhiễm nước ao nuôi do thức ăn, mùn bã hữu cơ dư thừa. Mỗi năm gia đình thu nhập khoảng 100 – 120 triệu đồng/ vụ nuôi.
Thông thường, nuôi tôm kết hợp cá rô phi được thực hiện theo 4 cách như sau:
+> Cách 1: Nuôi tôm kết hợp cá rô phi trong một ao nuôi
+> Cách 2: Đặt lồng lưới nuôi cá rô phi trong ao tôm
+> Cách 3: Nuôi cá rô phi ở ao lắng, sau đó cấp nước vào ao tôm từ ao nuôi cá rô phi
+> Cách 4: Nuôi cá rô phi ở ao lắng, sau đó cấp nước cùng với một ít cá rô phi vào ao tôm
Trong 4 cách thì nuôi tôm trong lồng lưới là phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bởi lẽ, chi phí để làm lồng lưới không quá cao, người nuôi có thể dễ dàng quản lý thức ăn mà vẫn đảm bảo cải thiện được môi trường nước ao tôm. Người nuôi có thể tiến hành thả cả trong lồng lưới với số lượng 5.000 con cá phi đơn tính/300 m2 với tổng diện tích 5.000 m2. Mô hình này sau 2,5 – 3 tháng có thể thu hoạch từ 9 – 12 tấn tôm thẻ chân trắng và khoảng 0,5 – 0,8 tấn cá phi/ ha.
=> Lưu ý:
— Áp dụng mô hình nuôi tôm kết hợp cá rô phi cần lựa chọn những con cá đực để hạn chế sự sinh sản
— Mật độ thả cá trong ao khoảng 1 – 2 con/ m2
— Mật độ thả cá trong lồng khoảng 10 – 15 con/m2
— Mật độ thả cá trong ao lắng từ 4 – 5 con/m2
— Không cho cá ăn trong suốt quá trình nuôi để chúng ăn các loại tảo, mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa trong ao
Việc nuôi tôm kết hợp cá rô phi không những cải thiện được chất lượng nước, giảm chất thải mà nó còn có khả năng ngăn ngừa và hạn chế vi khuẩn gây bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh đốm trắng và EMS trên tôm. Tuy nhiên, trước khi thả người nuôi cần tìm hiểu kỹ về ưu điểm và nhược điểm mà mô hình này đem lại.
Mô hình nuôi tôm kết hợp trồng lúa luân canh được đánh giá là mô hình bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân tại miền Tây. Mô hình này đã được hình thành từ hàng chục năm trước chủ yếu nuôi tôm càng xanh.
Mô hình nuôi tôm – lúa tận dụng được hai đối tượng trong một hệ sinh thái, sau một vụ tôm sẽ tiến hành trồng một vụ lúa, lúc này những chất thải hữu cơ, thức ăn dư thừa của tôm sẽ được dùng làm phân cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa phát triển. Quá trình diễn ra như vậy cho đến vụ tôm, nền đáy ao đã được khoáng hóa, giảm thiểu chất độc, cắt mầm bệnh trong ao, môi trường ổn định, người nuôi không cần phải sử dụng thuốc vừa hạn chế được dịch bệnh, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận cao.
Hình ảnh người dân thu hoạch nuôi tôm kết hợp trồng lúa
Tại tỉnh Bạc Liêu nhiều hộ nuôi đã áp dụng nuôi tôm kết hợp với trồng lúa và cho thấy hiệu quả đáng kể. Vào mùa khô nước ngoài sông rạch mặn thì lấy nước vào nuôi tôm sú, đến mùa mưa nông dân lại lấy nước ngọt vào trồng lúa, vừa tiết kiệm được diện tích nuôi trồng, vừa đem đến hiệu quả kinh tế cao.
=>>>> Người nuôi có thể tham chi tiết trong bài viết => Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa
Tuy nhiên, hiện nay khi mà thời tiết diễn biến thất thường, nuôi tôm kết hợp trồng lúa phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, các hộ nuôi riêng lẻ sẽ gặp những khó khăn về khâu cấp nước, chứa nước và xả nước, hạn chế xâm nhập mặn và kiểm soát mức nước trong ruộng. Do đó, mô hình sẽ thích hợp theo hướng nuôi cộng đồng để việc quản lý được tốt nhất
Nuôi tôm kết hợp với sò huyết nhiều năm qua đã được áp dụng phổ biến tại thủ phủ tôm Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà mau,… đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân.
Thức ăn chủ yếu của sò huyết bao gồm mùn bã hữu cơ, vi sinh vật, tảo,.. chúng là loại thủy sản thích sống ở bùn cát, bùn nhão và sống ít tại những chất đáy có nhiều cát ít bùn. Chình vì thế, mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm quảng canh đã được áp dụng rộng rãi góp phần cải thiện môi trường nước do chúng lọc tảo và xử lý mùn bã hữu cơ, vi sinh vật gây hại trong vuông tôm.
Hình ảnh con sò huyết được nuôi kết hợp với tôm
Tham khảo kinh nghiệm nuôi tôm kết hợp với sò huyết của Lê Trường My – Cà Mau
Sau khi cải tạo vuông tôm với diện tích 2 ha, anh My tiến hành thả 100.000 con sú giống cùng với 600 kg sò huyết, thực hiện các quy trình quản lý giống với kỹ thuật nuôi tôm sú. Sau khi thu hoạch, trừ các khoản chi phí, anh lời gần 150 triệu VNĐ, trong đó thu hoạch từ sò huyết đã gần 70 triệu VNĐ.
=> Lưu ý: Để có thể nuôi tôm kết hợp với sò huyết hiệu quả thì bà con nên thả giống sò vào những tháng có độ mặn cao, thường xuyên tháo nước ra vào trong vuông tôm để có thêm sù sa cho sò phát triển
Để nuôi sò đạt hiệu quả như mong muốn, bà con nên thả sò giống vào những tháng có độ mặn cao, phù hợp nhất là thời điểm sau Tết Nguyên đán và nên thường xuyên tháo nước ra vào trong vuông tôm để có thêm phù sa, vì sò là loài ăn lọc.
+> Cải tạo kỹ lưỡng ao nuôi
+> Mua giống ở những cơ sở sản xuất uy tín, sạch bệnh, nên xét nghiệm PCR trước khi chọn giống tôm nuôi
+> Đối với mô hình nuôi tôm kết hợp trồng lúa cần chú trọng khâu cải tạo đất trước khi gieo lúa
+> Lựa chọn giống lúa được khuyến cáo nuôi kết hợp với tôm
+> Sử dụng vôi và phân vô cơ với liều lượng hợp lý
Hiện nay, các mô hình nuôi tôm kết hợp được áp dụng tại nhiều nơi đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, chuyên gia Dr.Tom khuyến khích người nuôi tôm định kỳ xét nghiệm bệnh tôm bằng PCR để phát hiện virus, vi khuẩn gây bệnh để có biện pháp điều trị tốt nhất.