




Nắm được kỹ thuật nuôi tôm càng xanh chính là “chìa khóa” giúp người nuôi có một mùa vụ thắng lợi lớn, năng suất cao. Đây là một loài tôm dễ nuôi, ít dịch bệnh đặc biệt rất thích hợp trong các mô hình xen canh với các loại cây trồng và vật nuôi khác.
Tôm càng xanh đem đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe
Tôm càng xanh là một loại giáp xác, ở giai đoạn ấy trùng tôm phải sống trong nước lợ, từ giai đoạn tôm bột đến trưởng thành tôm sống chủ yếu trong nước ngọt và sau đó chúng di chuyển ra vùng nước lợ đẻ và ấu trừng nở ra sống phù du trong nước lợ. Tuy nhiên, tôm càng xanh vẫn có thể sống và sinh trưởng bình thường trong môi trường nước có độ mặn dưới 10 phần ngàn. Nếu bà con nắm được các quy trình nuôi tôm càng xanh đúng kỹ thuật sẽ giúp tôm đạt năng suất cao. Chính vì thế, bài viết dưới đây Dr.Tom sẽ chia sẻ cho quý bà con các kỹ thuật:
– Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa
– Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh nước ngọt
– Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất
– Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong bể xi măng
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp người nuôi có thêm kiến thức và vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa là một trong những mô hình đang cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Đây là quy trình nuôi tôm càng xanh kết hợp giữa trồng trọt và thủy sản. Cách thức này không những tiết kiệm diện tích mà còn góp phần gia tăng thu nhập trên một mảnh đất.
Nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa
– Nên nuôi tôm tại các ruộng lúa cấy hoặc nuôi trên ruộng lúa sạ (sạ lúa thưa hơn bình thường) để tôm có khoảng trống bơi trên ruộng lúa.
– Có 2 hình thức nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa:
+ Mô hình 2 lúa và 1 tôm: Thời gian vào khoảng tử 4,5 – 5 tháng, mật độ thả từ 2 – 4 con/mét vuông.
+ Mô hình 2 lúa và 1 tôm: Sử dụng ruộng chỉ canh tác vụ lúa Đông – Xuân sau khi tiến hành thu hoạch lúa. thả tôm từ tháng 3 – 4 với mật độ từ 3 – 5 con/ mét vuông. Thời gian nuôi 1 vụ là từ 7 – 8 tháng lâu hơn so với mô hình 2 lúa 1 tôm.
– Thức ăn tự nhiên: Những loại thức ăn có sẵn trong ruộng lúa bao gồm những động thực vật thủy sinh
– Thức ăn tươi: Bao gồm những loại động vật cá, tép, cua, ốc, hến và các chế phẩm sinh học.
– Thức ăn công nghiệp: Thức ăn được sản xuất công nghiệp, đảm bảo chất lượng thức ăn, đầy đủ chất dinh dưỡng, cho ăn vừa đủ
– Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn phù hợp cho tôm nuôi để điều chỉnh khẩu phần ăn sao cho hợp lý, tránh cho ăn quá nhiều vừa tốn kém chi phí vừa ảnh hưởng đến nguồn nước trong ruộng.
– Thức ăn nên rải rác nhiều điểm xung quanh ruộng lúa (có thể sử dụng sàng ăn để theo dõi tốt hơn)
Cũng như nuôi tôm thẻ, tôm sú thì nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa cũng cần phải theo dõi, chăm sóc thường xuyên vì nó liên quan đến việc canh tác lúa bằng các công việc sau đây:
– Thay nước thường xuyên, chú ý đến chu kỳ lột xác của tôm nuôi. Nếu phát hiện tôm nổi đầu vào buổi sáng thì cần thay nước ngay
– Định kỳ sử dụng xét nghiệm PCR chẩn đoán, phát hiện bệnh trên tôm để có biện pháp ngăn ngừa các dịch bệnh ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và năng suất của tôm.
– Lựa chọn các loại thuốc trừ sâu ít độc hại đối với tôm và chọn những giống lúa kháng sâu để hạn chế về việc phun thuốc.
– Người nuôi có thể thu tỉa những con cái, những con lớn và những con chậm phát triển hai tháng trước khi thu hoạch để bán.
– Khi thu hoạch vụ cuối có thể dùng lưới để thu dần từ 1 – 2 tuần. Năng suất 1 vụ nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa đạt từ 350 – 800 kg/ha/vụ
Hiện tại, mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa đang được nhiều hộ nuôi áp dụng và cho năng suất cao, đặc biệt là những khu vực miền tây.
Cũng giống như nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú thì kỹ thuật nuôi tôm càng xanh công nghiệp trong ao đất cũng cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
Nuôi tôm càng xanh trong ao đất
– Ao có hình chữ nhật, kích thước là 0,2 – 0,6 ha. Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ, mặt bờ rộng ít nhất là 2m nhắm giúp cho việc đi lại dễ dàng.
– Mỗi ao cần có ít nhất một cống, kích thước cống tùy thuộc vào kích thước của ao nuôi sao cho thuận tiện trao đổi nước cho ao.
– Lắp đặt hệ thống quạt nước cho ao nuôi.
– Ao đất cần được cải tạo lại, sửa bờ, cống, xả cạn nước, loại bỏ cua, rắn, ca, tôm tạp,… say đó phơi khô
– Đối với những ao nuôi mới đào thì có thể trồng cỏ hoặc trồng lúa ở đáy ao cho lên xanh rồi đưa nước vào ngập mới sử dụng.
– Tiến hành bón vôi sau đó dùng bón phân cho ao nuôi
– Cấp nước đã được xử lý cho vào ao nuôi
Đối với kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ao đất người nuôi có thể sử dụng tôm giống tự nhiên hoặc tôm giống ở những trại giống uy tín. Khi lựa chọn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Tôm khỏe mạnh, đều kích cỡ, không bị nhiễm bệnh
– Thả nuôi với mật độ thích hợp, thâm canh là 5 – 10 con/m2
– Thức ăn tự chế biến hoặc mua các loại thức ăn viên công nghiệp có đầy đủ các chất dinh dưỡng hơn, phù hợp với nhu cầu của tôm nuôi.
– Cho tôm ăn có thể rải đều khắp ao và đặt một số sàng ăn cố định để tiện theo dõi liều lượng ăn của tôm nuôi. Nên cho ăn vào lúc sáng sớm từ 5 – 7 giờ và tầm chiều tối từ 16 – 18 giờ
– Tiến hàn thu nước thường xuyên và giữ mực nước sâu ít nhất là từ 0,8 – 1m
– Điều chỉnh độ pH thích hợp cho tôm nuôi. Nếu pH< 7 thì dùng vôi pha với nước ngọt và dải đều khắp ao nuôi.
– Giữ màu nước trong ao có màu xanh đõn chuối và độ trong là từ 20 – 40 cm. Trong trường hợp màu đậm hơn thì tiến hành thay nước.
Nếu thực hiện đúng kỹ thuật nuôi tôm trên ao đất thì sau thời gian từ 4 – 5 tháng có thể dùng lưới để đánh tỉa các tôm lớn trước. Đến thời gian thu hoạch toàn bộ thì xả cạn nước và dùng lưới để thu hoạch.
Thời gian gần đây, nuôi tôm trong bể xi măng có mái che được người nuôi áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình dễ kiểm soát và xử lý dịch bệnh trên tôm, thu hoạch đơn giản và giảm thiểu những rủi ro do thời tiết gây ra, cụ thể:
Nuôi tôm càng xanh trong bể xi măng
– Thiết kế ao nuôi với chiều cao 1m, diện tích từ 20 – 40 mét vuông và có thể rộng hơn.
– Đầu tư khung dàn mái che trên các bể nuôi (mái có hình chóp nón)
– Trong mỗi bể có lắp đặt máy sục khí và hệ thống cấp – dẫn nước ra ngoài riêng biệt (giúp việc cách ly tôm bệnh nhanh chóng mà không sợ lây lan sang các bể khác)
– Nước cấp được xử lý và cho vào bể nuôi
– Với kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong bể xi măng bà con có thể thả mật độ dày khoảng 400 con/ mét vuông trong 40 ngày đầu, sau đó san ra chỉ thả với mật độ 200 con/ mét vuông.
– Cho tôm ăn thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến
– Cho ăn bằng sàng để điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý
– Sau 60 ngày tiến hàn thu tỉa những con tôm to, sau 70 ngày thì tháo nước và thu hoạch những con tôm còn lại, ước đạt khoảng 60 – 80 con/kg
– Đặc biệt, mô hình này thu hoạch rất nhàn, bà con chỉ cần mở khóa van nước để tháo cạn nước rồi đặt túi lưới và thu bắt tôm.
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh công nghiệp nước ngọt cho năng suất cao
Nuôi tôm càng xanh nước ngọt cũng giống với nuôi tôm càng xanh ở ao đất nhưng chỉ khác ở một số đặc điểm như sau:
– Vị trí làm ao cần phải có nguồn nước ngọt quanh năm, nước không bị ô nhiễm, chỉ tiêu thủy hóa nguồn nước với hàm lượng oxy > 3mg/lit, độ cứng > 20mg/l, pH = 6/6,8.
– Mật độ thả thâm canh thả 30 – 35 con/m2, nuôi bán thâm canh từ 5 – 6 con/m2, nuôi quảng canh từ 0,5 – 3 con/m2
– Thức ăn có thể dùng cá vụn, con ruốc, tép hay thức ăn viên đảm bảo các thành phần: protein 30 – 35%, canxi 2 – 3%, photpho 1 – 5 %, cellulose 3 – 5%. Tiến hành cho ăn ngày 2 lần vào lúc 6 giờ sáng và 18 giờ chiều.
– Người nuôi có thể nuôi tôm càng xanh nước ngọt kết hợp với cá, thời gian nuôi khoảng 3 – 4 tháng.
Xem ngay >> Tôm càng xanh ăn gì? Cách quản lý thức ăn sao cho hiệu quả
Dr.Tom giới thiệu đến người nuôi tôm các loại kit 9 chỉ tiêu Sera ứng dụng trong kỹ thuật nuôi tôm càng xanh công nghiệp hiệu quả, từ đó điều chỉnh các yếu tố môi trường phù hợp.
Bộ kit Sera 9 chỉ tiêu môi trường ao nuôi
1 bộ test Sera 9 chỉ tiêu bao gồm:
+ Test pH
+ Test KH
+ Test NH3/NH4
+ Test NO2
+ Test NO3
+ Test PO4
+ Test Fe
+ Test Cu hoặc test Clo
Hy vọng rằng với những chi sẻ về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên đây sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức và ứng dụng vào vụ nuôi mới cho năng suất cao nhất. Để được tư vấn kỹ hơn hãy liên hệ ngay 090 107 1154 để được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia Dr.Tom.
Tìm kiếm liên quan:
– Nuôi tôm càng xanh trong bể xi măng
– Nuôi tôm càng ở miền Bắc
– Kỹ thuật ương tôm càng xanh
– Cách nuôi tôm càng xanh nước ngọt
– Nuôi tôm càng xanh trong bể cứng