Giải pháp hàng đầu kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong trại giống "Điều tuyệt diệu thứ 4"

Vi khuẩn Vibrio luôn là mối lo ngại hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản, chúng gây ra nhiều bệnh khác nhau ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của vụ nuôi. Do đó, việc kiểm soát vi khuẩn Vibrio luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong trại sản xuất giống và ao nuôi tôm thịt.

Vi khuẩn Vibrio – Một sát thủ vô hình

Kiểm soát Vibrio luôn là vấn đề quan trọng nhất đối với sức khỏe tôm trong trại sản xuất giống. Đây cũng là một vấn đề khó khăn bởi vì một số lý do sau đây:

Thứ nhất, đại dương là môi trường sống tối ưu của Vibrio, chúng thích nghi với môi trường trại giống hơn những loài vi khuẩn khác – độ mặn cao, nhiệt độ ấm, và đầy đủ thức ăn.

Thứ hai, Vibrio có thể lan truyền thông qua các hạt sương nhỏ. Hạt sương nhỏ này là một phức hợp của không khí, độ ẩm, và các vật chất trôi nổi trong đó. Lơ lửng trong các hạt sương nên Vibrio có thể lan truyền đến một khoảng cách rất xa nhờ luồng không khí. Điều này làm cho việc kiểm soát Vibrio trong môi trường ngoài trời trở nên khó khăn hơn đặt biệt là khu vực gần bờ biển.

Thứ baVibrio tồn tại song song với sự sống ở môi trường nước mặn, chúng có thể được tìm thấy cùng với những loài thức ăn tươi sống chính trong trại giống như là artemia, giun biển, hàu, mực, và thậm chí là vi tảo,… Tôm bố mẹ cũng mang mầm bệnh Vibrio. Vì vậy, việc loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn Vibrio ra khỏi trại giống là không thể.

Thứ tư, Vibrio có thể tự tổng hợp như màng sinh học. Màng sinh học là những quần thể vi khuẩn kết dính trên bề mặt, đa bào được bao bọc trong một ma trận của polyme polysaccharide ngoại bào. Trong những quần thể này thì vi khuẩn có thể đóng những vai trò khác nhau khi chúng tiếp xúc với môi trường có yếu tố vật lý và hóa học khác nhau để tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt. Với cơ chế này thì sự vô trùng tuyệt đối là không thể đạt được cho dù là dùng loại kháng sinh hoặc hóa chất mạnh.

Thời gian sinh sản của của Vibrio tương đối ngắn trong môi trường sản xuất tôm giống, trung bình trong vòng 20 phút. Thậm chí là khi 99,99% Vibrio đã bị tiêu diệt thì 0,01% còn lại vẫn tiếp tục phát triển và khôi phục số lượng ban đầu trong vòng 5 đến 6 giờ. Sự khử trùng bằng kháng sinh hoặc hóa chất là không đặt hiệu đối với lợi khuẩn hay hại khuẩn. Bởi vì, Vibrio phát triển nhanh hơn các loài vi khuẩn khác trong nước mặn cho nên loài khôi phục lại số lượng đầu tiên sẽ là Vibrio, và kết quả là nó sẽ trở thành loài ưu thế trong môi trường nuôi. Nói cách khác thì kháng sinh có thể có hiệu quả đối với việc kiểm soát Vibrio trong thời gian ngắn, nhưng đồng thời cũng là tác nhân giúp cho Vibrio chiếm ưu thế trong môi trường nuôi và làm cho sự việc trở nên trầm trọng hơn trong vòng vài giờ. Cuối cùng đó là vi rút thì cần có vật chủ để tồn tại và sinh sản nhưng Vibrio thì không. Vì lý do này mà những nguyên lý và kinh nghiệm kiểm soát vi rút không thể ứng dụng vào việc kiểm soát Vibrio được.

Vi khuẩn Vibrio - Nỗi Lo ngại cho người dân nuôi tôm

Vi khuẩn Vibrio – Nỗi lo ngại cho người dân nuôi tôm

Những vấn đề về sức khỏe của tôm liên quan đến vi khuẩn Vibrio

Trong thời gian gần đây thì ngành nuôi tôm công nghiệp đang gặp vấn đề về bệnh “Hoại tử gan tụy cấp” AHPND/EMS, gây ra bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus  với một loại plasmid mã hóa độc tố đặc biệt. Những nghiên cứu gần nhất cho thấy rằng có ba loài Vibrio khác cũng có khả năng gây ra bệnh AHPND, và chúng được phân loại là nhóm Vibrio harveyi. Dự đoán rằng trong tương lai sẽ có nhiều loài Vibrio gây bệnh AHPND được phát hiện. Đây sẽ là một sự khủng hoảng lớn đối với ngành công nghiệp này, và sẽ làm cho sự kiểm soát Vibrio ngày càng khó hơn ở giai đoạn tôm giống.

Vi khuẩn Vibrio phát sáng là cũng một vấn đề lớn trong việc sản xuất giống. Trong khi chúng bùng phát thì tôm sẽ ngay lập tức bị tổn thương đường tiêu hóa và xảy ra hiện tượng ruột rỗng hoặc gan tụy bất thường. Việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống của ấu trùng tôm, hoặc thậm chí là gây chết cả bể tôm. Vibrio phát sáng phát triển nhanh và có khả năng lây nhiễm cao. Nếu chúng đã được phát hiện trong bể tôm post thì chúng sẽ lan truyền cho toàn bể trong một thời gian ngắn, gây ra tỉ lệ chết rất lớn.

Vi khuẩn Vibrio harveyi gây bệnh phát sáng trên tôm

Vi khuẩn Vibrio harveyi gây bệnh phát sáng trên tôm

Sự chuyển hóa từ giai đoạn nauplii sang giai đoạn zoea là một giai đoạn rất quan trọng trong sản xuất giống. Các hội chứng thường gọi như là Z1 và Z2 là liên quan đến sự thất bại trong giai đoạn này. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng hội chứng này có thể liên quan đến các yếu tố như chất lượng nước, khuẩn Vibrio, chất lượng vi tảo, vi khuẩn nội bào, hoặc suy dinh dưỡng. Vẫn chưa có kết luận thống nhất, tuy nhiên có một điều chắc chắn là ấu trùng tôm bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài từ giai đoạn zoea. Vi khuẩn được tiêu thụ cùng với thức ăn trong giai đoạn này chủ yếu sẽ là thành phần vi sinh vật trong đường tiêu hóa trong tương lai. Nếu Vibrio không được kiểm soát thì nó sẽ trở thành quần thể vi khuẩn lớn nhất trong hệ tiêu hóa, và ấu trùng tôm sẽ bị tổn thương bởi mầm bệnh này lâu dài.

Những vấn đề khác như là rỗng ruột, tỉ lệ sống kém, thiếu sức sống, hiệu suất kém do bị stress, chậm hoặc ngừng phát triển, hoặc FCR cao, … và cũng là chất chỉ thị âm tính cho chất lượng tôm giống, liên quan chủ yếu đến Vibrio. Vì thế, Vibrio là mối quan tâm lớn nhất đối với sức khỏe tôm giống.

Giải pháp điều trị vi khuẩn Vibrio ở giai đoạn tôm giống

Có một số nguyên lý cơ bản rất cần thiết cho việc kiểm soát vấn đề Vibrio ở giai đoạn tôm giống:

Thứ nhất, sự tồn tại của Vibrio trong trại giống là không thể tránh khỏi. Không thể loại bỏ chúng được, vì thế việc tốt nhất chúng ta cần làm đó là kiểm soát ở mức độ mà chúng vô hại.

– Thứ haiVibrio phát triển nhanh và chúng là vi sinh vật ưu thế trong trại giống. Độ mặn, nhiệt độ, và dinh dưỡng trong trại giống là điều kiện tối ưu cho sự phát triển của Vibrio.

Thứ baVibrio có thể bám vào các hạt thức ăn và hình thành màng sinh học.

Thứ tư, thành phần vi sinh vật trong đường tiêu hóa của ấu trùng tôm được xác định bởi các vi khuẩn mà chúng đã hấp thụ ở giai đoạn đầu. Vì lý do này mà thức ăn bị nhiễm khuẩn Vibrio hiển nhiên trở thành yếu tố bất lợi đối với sức khỏe của tôm giống.

Chiến lược điều trị Vibrio ở giai đoạn tôm giống nên được tập trung vào những yếu tố đã được đề cập ở trên. Đây cũng là mục tiêu chính của những sản phẩm trong chuỗi “Giải pháp Nuôi tôm an toàn và hiệu quả

1. Giảm vi khuẩn Vibrio trong thức ăn

Thức ăn chung cấp chất dinh dưỡng không chỉ cho tôm mà còn cho cả Vibrio. Cho ăn có thể kích thích sự bùng phát của Vibrio, và làm tăng nguy cơ sản sinh thêm lớp màn sinh học trên thức ăn. Để ngăn chặn thức ăn bị nhiễm Vibrio thì cơ chế kết dính của Vibrio lên thức ăn cần được bất hoạt. “Giải pháp nuôi tôm an toàn và hiệu quả” cung cấp 2 loại sản phẩm dành cho mục đích này.

Vinalic: Chiết xuất từ thực vật tự nhiên đặc biệt có thể tiêu diệt khuẩn Vibrio mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của những lợi khuẩn khác. Sau khi đã ức chế vi khuẩn Vibrio thì màn sinh học của lợi khuẩn sẽ có thể thành lập trên thức ăn thay vì là của Vibrio. Chúng sẽ bảo vệ đường tiêu hóa của ấu trùng tôm sau đó.

THAM KHẢO VIDEO TRỘN VI SINH VÀO THỨC ĂN CHO TÔM

2. Thiết lập hệ lợi khuẩn ức chế vi khuẩn Vibrio trong hệ tiêu hóa:

Việc này cũng tập trung vào hai sản phẩm đã liệt kê ở trên. Sản phẩm Vinalic có thể tiêu diệt vi khuẩn Vibrio trong đường tiêu hóa để cung cấp nhiều không gian hơn cho sự phát triển của lợi khuẩn. Khi sử dụng cùng với G Bioitc thì hệ vi khuẩn ức chế Vibrio sẽ có thể thay thế Vibrio để chiếm đóng và bảo vệ hệ tiêu hóa của ấu trùng tôm.

3. Ức chế sự phát triển của Vibrio trong nước

Đừng bao giờ quên rằng Vibrio luôn là loài vi khuẩn ưu thế trong môi trường nước mặn. Thậm chí khi hai điểm trên đã đạt được nhờ dùng Vinalic thì vẫn tồn tại mối nguy hại nếu như không kiểm soát số lượng của chúng trong nước. EM-Tom VS tươi có thể được tạt vào ao bằng cách phung đều mỗi ngày để đạt được mục tiêu thứ 3 này. Như là một tổ hợp lợi khuẩn toàn diện, EM-Tom VS tươi không chỉ có thể sinh trưởng và có chức năng trong nước mặn mà còn có khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn Vibrio. Sản phẩm này đã được sử dụng ở rất nhiều quốc gia, và đã được xác nhận là có thể kiểm soát được số lượng khuẩn Vibrio trong nước. Hơn nữa chúng cũng có thể hoạt động tốt ở môi trường trại giống.

4. Giảm hàm lượng dinh dưỡng trong nước

Làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn những hạt thức ăn lơ lửng được sử dụng như là chất dinh dưỡng để hình thành màn sinh học của Vibrio? Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển thì “Giải pháp nuôi tôm an toàn và hiệu quả” đã tung ra sản phẩm EM-Tom VS Gốc để trả lời câu hỏi này. Là một tổ hợp enzyme tự nhiên, EM-Tom VS Gốc có thể phân hủy hiệu quả dư lượng thức ăn và ma trận polysaccharide để ngăn chặn mạnh mẽ sự hình thành màn sinh học của Vibrio. Những mãnh thức ăn nhỏ còn có thể được ấu trùng tôm hấp thụ dễ hơn. Đó là lý do vì sao mà EM-Tom VS Gốc có thể nâng cao chất lượng nước và sức khỏe của ấu trùng tôm rất hiệu quả.

Nếu 4 chiến lược được đề cập đến ở trên được triển khai đồng thời thì vấn đề vibrio ở tôm giống sẽ không còn tồn tại nữa và quá trình sản xuất tôm giống sẽ trở nên rất thuận lợi.

>> XEM NGAY > Cách phòng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng 

Ứng dụng chung của “Điều kỳ diệu 4” của “Giải pháp nuôi tôm an toàn và hiệu quả” trong trại giống

Sự chẩn đoán là yếu tố quan trọng đối với việc quản lý sức khỏe. Phương pháp vi sinh và PCR phải được sử dụng để theo dõi mầm bệnh định kỳ trong trại giống. Trước khi ứng dụng “Điều kỳ diệu 4” của “Giải pháp nuôi tôm an toàn và hiệu quả”, tình trạng sức khỏe của ấu trùng tôm được xác định theo 4 mức độ bằng cách chẩn đoán.

1. PCR âm tính và hệ số vi sinh vật có lợi: sử dụng chiến lược phòng ngừa.

2. PCR âm tính và mật độ vibrio cao hoặc hệ số vi sinh vật có lợi thấp, hoặc có vấn đề về Vibrio phát sáng, kích cỡ không đồng nhất hoặc tỉ lệ sống thấp…: sử dụng chiến lược mật độ Vibrio cao.

3. PCR AHPND hoặc EHP dương tính: sử dụng chiến lược giảm triệu chứng.

4. PCR bệnh virus dương tính: hủy và khử trùng môi trường.

Ưu điểm khi sử dụng “Điều Kỳ Diệu 4”

Đường tiêu hóa khỏe hơn: thuận lợi trong việc làm giảm vibrio bám trên thức ăn tươi sống và thức ăn thừa, ức chế sự phát triển của vibrio trong đường tiêu hóa, và thiết lập hệ vi sinh vật có lợi. Hiệu quả có thể được xác nhận bằng đĩa thạch TCBS và MRS. Sau khi sử dụng “Điều kỳ diệu 4” từ 3 đến 7 ngày, số lượng Vibrio sẽ giảm và số lượng lactobacillus chắc chắn sẽ tăng trong hệ tiêu hóa.

Sức sống cao hơn: thức ăn dư thừa và chất thải sẽ được phân hủy bởi enzymes và vi sinh vật chức năng. Các vật chất dinh dưỡng nhỏ hơn sẽ được các ấu trụng tôm hấp thụ dễ hơn. Kết quả là chất lượng nước sẽ được cải thiện. Sau khi sử dụng “Điều kỳ diệu 4” từ 4 đến 7 ngày, có thể xác nhận hiệu quả bằng cách quan sát sức sống, màu gan tụy và ruột tôm.

Số lượng vibrio thấp hơn: hệ số vi sinh vật trong nước sẽ được cải thiện. Hiệu quả có thể được xác nhận bằng đĩa thạch TCBS, MRS và Marine. Sau khi sử dụng “Điều kỳ diệu 4” trong 7 ngày, số lượng vi khuẩn Vibrio có hại sẽ giảm; tổng số lượng vi khuẩn và tổng lượng lactobacillus chắc chắn sẽ tăng trong nước.

Tỉ lệ sống và tính nhất quán cao hơn: đây là hiệu quả chỉ thị cơ bản của “Điều kỳ diệu 4

Hệ số ammonium/nitrite ổn định hơn: thức ăn dư thừa và chất thải có thể được phân hủy bởi enzymes và vi sinh vật chức năng để giảm nguồn nitrogen. Chu trình ni trát hóa sẽ được cải thiện bởi lợi khuẩn. Hiệu quả có thể được xác nhận bằng cách giám sát hệ số ammonium và nitrite. Con số này sẽ ổn định và thậm chí tỉ lệ sống của PL sẽ tăng lên.

Ứng dụng giải pháp kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong trại giống bằng chuỗi sản phẩm của Giải pháp A sẽ góp phần tạo ra những con tôm giống khỏe, sạch bệnh, quyết định đến 50% hiệu quả của vụ nuôi tôm thịt. Để được tư vấn kỹ hơn xin vui lòng liên hệ 090 107 1154 để được hỗ trợ từ chuyên gia Dr.Tom.

Tìm kiếm liên quan:

  • vi khuẩn vibrio parahaemolyticus
  • vi khuẩn vibrio là gì
  • bệnh hoại tử gan tụy trên tôm
  • bệnh gan tụy ở tôm
  • bệnh hoại tử gan tụy cấp
  • tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan
icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Thạch Chánh Hưng

NVKD (Sóc Trăng)

0888 756 064

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431