Hiện tượng tôm chết sau mưa nguyên nhân và cách khắc phục mới nhất 2020

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Đây là thời điểm người nuôi phải đối mặt với hiện tượng tôm chết sau mưa. Những cơn mưa lớn có thể khiến tôm bị sốc, đục cơ, rớt đáy và chết do sự biến động của môi trường nước ao tôm.

Sau nhiều năm thí điểm thành công các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với quy trình nuôi tiên tiến, kỹ sư chuyên môn cao, bài viết này Dr.Tom sẽ chia sẻ một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục tôm chết sau mưa với mong muốn đồng hành cùng người nuôi, đem đến những mùa vụ thành công.

Hình ảnh tôm chết sau mưa tại một hộ nuôi ở Bạc Liêu

Hình ảnh tôm chết sau mưa tại một hộ nuôi ở Bạc Liêu

Các nguyên nhân tôm chết sau mưa mà người nuôi cần biết

+> Mưa lớn khiến nhiệt độ, độ mặn, pH của nước giảm hơn so với mức bình thường => Lúc này sức ăn của tôm sẽ giảm hơn so với mức thông thường khoảng 30%. Nhiệt độ giảm sẽ khiến tôm bị sốc nhiệt và có xu hướng đi tìm những nơi đáy ao (có nhiệt độ cao hơn).

+> Lượng mưa lớn khiến nước ao tôm bị phân tầng làm hàm lượng oxy hòa tan trong nước không xuống được đáy ao dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy đáy, đặc biệt vào ban đêm => Tình trạng này kéo dài khiến tôm không đủ oxy để hô hấp.

+> Khi các biến động môi trường diễn ra sẽ làm tảo tàn đột ngột tạo ra nguồn dinh dưỡng cực kỳ lớn cho các sinh vật gây bệnh trong ao nuôi, cùng với vật chất hữu cơ tích tụ dưới đáy ao sẽ làm gia tăng khí độc H2S => Gây độc cho tôm, khiến mang tôm bị đen, sức đề kháng kém dễ bị các mầm bệnh xâm nhập.

Mưa lớn khiến khí độc gia tăng - tôm chết sau mưa

Mưa lớn khiến khí độc gia tăng

+> Mưa lớn, các hạt mưa va đập vào mặt nước tạo ra tiếng ồn khiến tôm bị Stress => Tôm trốn xuống đáy ao và gặp điều kiện bất lợi dẫn đến hiện tượng tôm chết sau mưa và trong mưa.

+> Trong cơn mưa, pH trong ao giảm mạnh sẽ kích thích tôm lột xác => Điều này sẽ rất dễ chết hàng loạt do thiếu oxy, khí độc cao, sự thiếu hụt chất khoáng và các yếu tố độ cứng, độ kiềm, nhiệt độ của nước bị sút giảm đột ngột.

+> Sau những cơn mưa, mật độ vi khuẩn sẽ tăng nhanh => Tôm đang bị sốc, sức đề kháng kém sẽ dễ dàng nhiễm phải một số căn bệnh như phân trắng trên tôm, đen mang, bệnh gan tụy cấp tính,…

Biểu hiện tôm chết sau mưa

Sau trận mưa kép dài nếu người nuôi không kiểm tra, theo dõi thì sẽ không thể nhận biết được hiện tượng tôm chết sau mưa. Biểu hiện lúc đầu là tôm bị cong thân, giảm ăn.

Quan sát các yếu tố môi trường nước sẽ thay đổi như màu nước, độ pH giảm, tôm giảm ăn, ao nuôi xuất hiện tảo tàn. Nước đục hơn, xuất hiện bọt trắng trên mặt ao.

Các hộ nuôi xã Cẩm Thanh, Cẩm An đã từng chứng kiến hiện tượng tôm sau mưa lũ kép dài. Một hộ nuôi cho biết “Tôm đang phát triển rất bình thường, nhưng sau trận mưa lũ kéo dài 3 ngày các ao nuôi bắt đầu chết. Để có thể vớt vát chút vốn liếng nhiều ao nuôi đã thu kéo lưới ngay. Tuy nhiên, tôm vẫn còn nhỏ nên bị ép giá vẫn phải chịu mức thua lỗ gần 200 triệu đồng“.

Hình ảnh tôm chết sau mưa lũ

Hình ảnh tôm chết sau mưa lũ

Cách phòng trị và khắc phục tôm chết sau mưa hiệu quả

1. Trước những cơn mưa

+> Trong quá trình nuôi tôm thẻ, tôm sú thâm canh người nuôi cần phải đảm bảo mật độ tảo ổn định, định kỳ sử dụng sản phẩm EM-Tom VS GốcEM-Tom VS Rhodo để phân hủy mùn bã hữu cơ, ổn định môi trường nước ao nuôi.

+> Lắp đặt hệ thống quạt nước, sục khí đúng tiêu chuẩn cho ao nuôi.

+> Bổ sung đầy đủ các khoáng chất, chất điện giải để giúp tôm luôn khỏe mạnh, lột xác cứng vỏ..

2. Trong cơn mưa

+> Khi mưa lớn tiến hành bật tất cả các thiết bị sục khí và quạt nước để chống phân tầng nước và nhiệt độ giúp tôm phân tán được đều trong ao nuôi.

+> Mưa lớn kéo dài cần giảm ngay lượng thực ăn khoảng 30%.

+> Tạo hàm lượng oxy lớn hơn mức bình thường.

+> Nước mưa có tỷ trọng nhẹ hơn nước lợ nên nó sẽ nổi lên tầng trên cùng, lúc này cần thiến hành tháo bớt nước tầng mặt ra khỏi ao nuôi.

+> Liên tục kiểm tra độ pH nước trong suốt cơn mưa, nếu pH thấp cần tiến hành rải vôi xung quanh bờ ao.

+> Bổ sung Vitamin để tăng cường trao đổi chất và trộn thêm một số sản phẩm dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

3. Khắc phục tôm chết sau mưa lớn kéo dài 

+> Sau mưa lớn kéo dài để hạn chế và khắc phục tôm chết sau mưa cần phải duy trì hệ thống quạt nước và sục khí cho đến khi quẩn thể tảo ổn định trở lại, bổ sung oxy cho ao nuôi.

+> Tăng dần lượng thức ăn cho tôm nhưng cần phải đánh giá sức ăn, cho ăn lượng phù hợp tránh gây dư thừa thức ăn cho tôm, bổ sung thêm khoáng và Vitamin C vào khẩu phần thức ăn.

Chạy quạt nước cho ao khắc phục hiện tượng tôm chết sau mưa

Chạy quạt nước cho ao từ trước, trong và sau cơn mưa

Vào mưa, người nuôi cần chủ động dự trữ vôi, chế phẩm sinh học để xử lý môi trường nước ao nuôi kịp thời. Ở những khu vực đất phèn cần tiến hành rải vôi quanh bờ để phòng phèn bị rửa trôi xuống ao tôm. Hàng ngày kiểm tra các yếu tố thủy lý hóa (nhiệt độ, độ pH, hàm lượng oxy, khí độc NH3, NO2). Định kỳ bổ sung các loại men vi sinh, khoáng chất, xét nghiệm bệnh tôm sau những ngày mưa kéo dài, nhiệt độ tăng cao.

XEM CHI TIẾT => Kỹ thuật quản lý ao nuôi tôm mùa mưa an toàn và hiệu quả

Hiện tượng tôm chết sau mưa có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tôm nuôi, do đó người nuôi tại Đồng bằng sông Cửu Long cần phải theo dõi dự báo thời tiết để có thể “ứng phó” kịp thời với những trận mưa lớn kéo dài. Mọi thắc mắc cần được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia vui lòng liên hệ số HOTLINE 090 107 1154 hoặc chat trực tuyến trên website drtom.vn.

Tìm kiếm liên quan: xử lý ao nuôi tôm khi trời mưa, cách nuôi tôm thẻ chân trắng mùa mưa, quản lý ao nuôi mùa mưa, nuôi tôm sú trong mùa mưa, cách nuôi tôm thẻ chân trắng trong mùa mưa

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154