Cách phòng trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ năm 2021 cho bà con

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ là loại bệnh khá phổ biến và thường bắt gặp từ giai đoạn tôm được 40 – 50 ngày tuổi trở lên. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng nhưng bệnh có khả năng lây lan nhanh gây giảm năng suất, thiệt hại nặng nề cho bà con nuôi tôm.

Hiện tượng phân trắng ở tôm thẻ khi bị nhiễm bệnh

Hiện tượng phân trắng ở tôm thẻ khi bị nhiễm bệnh

Vậy nguyên nhân gây bệnh phân trắng là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phân trắng ở tôm thẻ, vì thế bà con cần phải xác định chính xác nguyên nhân là gì để có cách trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ tốt nhất.

Một số nguyên nhân chủ yếu như:

– Thức ăn: Tôm ăn phải thức ăn kém chất lượng hoặc bị nấm mốc, độc đố dẫn đến bệnh đường ruột, bệnh phân trắng,…

– Tảo độc: Tôm ăn phải các loại tảo độc như: tảo lam, tảo giáp,.. trong ruột các loại tảo này tiết ra enzyme có khả năng gây tê liệt biểu mô, khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn và không tiêu hóa được, dẫn đến tình trạng ruột bị tắc nghẽn gây bệnh phân trắng trên tôm.

– Do ký sinh trùng Gregarine: Gregarine nhóm nguyên sinh vậy ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào tôm khi chúng ăn phải những vật chủ trung gian, chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm, gây tổn thương ruột dẫn đến hiện tượng phân trắng.

– Do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei: vi bào tử trùng chuyên kí sinh trên gan tụy của tôm và có thể gây ra bệnh phân trắng

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở tôm thẻ là do vi khuẩn Vibrio

Nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở tôm thẻ là do vi khuẩn Vibrio

– Vi khuẩn: Do các vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio gây ra như: Vibrio vulnificus, Vibrio fluvialis, Vibrio parahaemolyticus, Vibrio alginolyticus, Vibrio damsels, Vibrio minicus, Vibrio cholera.

Các triệu chứng của bệnh phân trắng trên tôm thẻ

Bệnh phân trắng ở tôm thẻ thường xảy ra một cách nhanh chóng và càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với những ao nuôi có quá nhiều thức ăn dư thừa. Thông thường, những con tôm bị nhiễm bệnh nặng sẽ trở nên sậm màu hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đế gan tụy và đường ruột sẽ đổi thành màu trắng. Với các biểu hiện cụ thể như sau:

– Tôm ăn yếu, có thể bỏ ăn nếu bệnh quá nặng, phân tôm thường nổi lên trên mặt nước và tập trung ở cuối hướng gió. Khi quan sát trong ruột tôm sẽ thấy ruột tôm rỗng hoặc thức ăn bị đứt quãng.

– Kiểm tra bằng cách giải phẫu thấy gan bị tổn thưởng, tế bào gan bị chết từng điểm và bong ra.

– Đặc biệt, phân tôm có màu trắng, vỏ tôm mềm và thịt tôm không chứa đầy vỏ.

Khi bị bệnh phân trắng trên tôm thẻ khiến phân tôm đứt khúc

Khi bị bệnh tôm thường có phân trắng, mềm vỏ, ruột tôm rỗng

Khi tôm bị phân trắng, những con tôm có kích thước lớn thường chết trước và những con tôm nhỏ hơn thì vẫn sống nhưng sẽ chết dần sau vài hôm. Vì thế, để đảm bảo tôm không bị nhiễm bệnh thì bà con cần phải có phương pháp phòng chống, phát hiện bệnh ngay từ ban đầu.

Tham khảo ngay bài viết >>  “Bệnh đường ruột trên tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật phòng trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ

Để phòng trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ một cách hiệu quả đòi hỏi người nuôi cần quan tâm đến 2 yếu tố: Lựa chọn, bảo quản thức ăn và quản lý môi trường ao nuôi, cụ thể như sau:

1. Lựa chọn thức ăn và bảo quản thức ăn

– Lựa chọn những loại thức ăn chuyên dùng cho tôm nuôi, đảm bảo chất lượng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Cho tôm ăn thức ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi với liều lượng phù hợp, tránh trường hợp dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

– Bảo quản thức ăn ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh khu vực ẩm ướt.

– Trong quá trình nuôi nên thường xuyên bổ sung các loại men tiêu hóa có lợi cho đường ruột tôm. Sản phẩm có tác dụng đưa các loại vi sinh có lợi cho đường ruột nhằm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, đảm bảo đường ruột luôn hấp thụ thức ăn tốt giúp tôm tăng trưởng nhanh và kháng bệnh tốt.

Trộn chế phẩm vi sinh vào thức ăn cho tôm nuôi

– Ngoài ra, bà con có thể bổ sung thêm EM-Tom VS GốcEM-Tom VS Rhodo nhằm ức chế chủng vi khuẩn có hại trong ao nuôi và hệ tiêu hóa của tôm.

2. Quản lý môi trường ao nuôi

– Tiến hành thả giống theo tỉ lệ phù hợp với quy trình nuôi, không nên thả với mật độ quá dày. Trước khi thả tôm cần cải tạo ao thật kỹ lưỡng theo đúng quy trình, đồng thời lắp đặt đầy đủ hệ thống quạt nước sục khí đầy đủ,…

– Định kỳ thay nước ao nuôi ngăn chặn sự phát triển của tảo độc.

– Tiêu diệt vi khuẩn trong ao nuôi tôm bằng các sản phẩm như: EM-Tom VS tươi.

– Định kỳ dùng men vi sinh EM-Tom VS Rhodo nhằm xử lý nền đáy ao ổn định NH3/ NO2 , phân hủy thức ăn dư thừa và chất thải trong ao nuôi, cải thiện hệ vi sinh có lợi và hạn chế sự phát triển của vi sinh, kí sinh trùng có hại.

3. Cách điều trị phân trắng

Để điều trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ một cách hiệu quả thì điều đầu tiên chúng ta phải xác nhận được đâu là nguyên chính gây bệnh. Tùy vào từng nguyên nhân mà chúng ta có các cách điều trị khác nhau.

  • Đối với thức ăn:

– Nếu thức ăn không tốt, ngừng cho ăn và thay đổi thức ăn chất lượng hơn bởi các đơn vị uy tín. Trộn Vinalic vào thức ăn theo liều lượng 100 ml/ 1kg thức ăn nhằm hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng tôm thẻ.

  • Đối với yếu tố môi trường:

– Nguyên nhân do tảo độc: Tiến hành thay nước nhiều hơn bình thường sau đó sử dụng các loại chế phẩm vi sinh để diệt tảo độc.

– Sau khi diệt tảo 2- 3 ngày dùng men vi sinh EM-Tom VS Rhodo để xử lý nền đáy ao nuôi, EM-Tom VS tươi 1 lít/ 1000 mét khối và sử dụng từ 1- 2 lần/ tuần để ổn định màu nước và NH3 /NO2.

– Đồng thời Trộn Vinalic vào thức ăn 100ml/ 1kg thức ăn, hỗ trợ điều trị triệu chứng phân trắng.

– Sau 5 – 7 ngày giúp hồi phục đường ruột cho tôm.

Vinalic – thuốc hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng ở tôm thẻ chân trắng

Chế phẩm sinh học Vinalic có hiệu quả trong việc ngăn chặn và tái tạo các tổn thương gan, ruột bởi vi khuẩn Vibrio gây ra, đặc biệt là bệnh phân trắng, có khả năng rút ngắn thời gian phục hồi do các tổn thương. Sản phẩm được Dr.Tom phân phối với số lượng lớn trên toàn quốc.

Những chia sẻ của Dr.Tom trên đây chỉ là cách trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ cơ bản. Trên thực tế, để điều trị hiệu quả còn phải phụ thuộc vào môi trường nước nuôi và tình trạng mắc phải của tôm ở mức độ nào. Mọi thông tin cần tư vấn bà con vui lòng liên hệ đến số Hotline 090 107 1154 để được giải đáp trực tiếp từ chuyên viên kỹ thuật của Dr.Tom.

Chúc bà con nuôi tôm an toàn, đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất trong mùa vụ này

XEM THÊM:

>>> Tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan – Nguyên nhân và cách phòng trị hiệu quả

>>> Bệnh đốm trắng trên tôm – Biểu hiện và cách phòng bệnh đốm trắng

Tìm kiếm liên quan:

  • thuoc tri benh duong ruot cho tom
  • khang sinh duong ruot cho tom
  • bệnh phân trắng tren tom
  • cách chữa trị tôm bị trống đường ruột
  • trị bệnh gan cho tôm bằng thảo dược

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154