




Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) cũng được biết đến như là Hội chứng chết sớm (EMS) gây ra bởi vi khuẩn V.parahemolyticus mang AHPND plasmid, pVA. Khi mầm bệnh AHPND này xâm nhập vào đường tiêu hóa của tôm và tăng sinh trong dạ dày, độc tố (PirA/B) gây bệnh có thể dẫn đến hoại tử gan tụy và phá hoại gan tụy của tôm dẫn đến chết. Để giải quyết toàn diện các vấn đề về AHPND thì cần phải có một chiến lược hiệu quả để thực hiện. Đó là để ngăn chặn hoàn toàn không để mầm bệnh xâm nhập vào đường tiêu hóa của tôm hoặc là tiêu diệt mầm bệnh khi đã xâm nhập vào cơ thể của tôm. Trong trường hợp không may khi tôm đã biểu hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì hơn cả tiêu diệt V.parahemolyticus trong tôm thì độc tố gây bệnh cần phải được trung hòa.
Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thất lớn về kinh tế, những bệnh có liên quan đến các loài vi khuẩn Vibrio khác cũng gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho ngành nuôi. Một ví dụ điển hình đó là Vibrio harveyi. Những năm gần đây, những chủng vi khuẩn Vibrio phát sáng thường được tìm thấy ở trại giống và ao nuôi tôm thịt. Nguồn vi khuẩn Virbrio chính là từ nước và thức ăn tươi sống. Do đó, chỉ cần số lượng vi khuẩn Vibrio trong ao và trong tôm có thể được kiểm soát cùng với sự xây dựng quần thể lợi khuẩn trong ao và trong đường tiêu hóa của tôm, thì phạm vi thương tổn gay ra bởi vi khuẩn Vibrio trên tôm nuôi sẽ giảm đáng kể.
1.Cần nắm bắt được số lượng tổng khuẩn và vi khuẩn Vibrio, tỉ lệ và hệ vi sinh vật trong tôm.
2. Hạ thấp mật độ vi khuẩn Vibrio trong ao một cách hiệu quả và duy trì quần thể lợi khuẩn ổn định.
3. Hạ thấp mật độ vi khuẩn Vibrio trong tôm một cách hiệu quả và duy trì ổn định quần thể lợi khuẩn trong đường tiêu hóa.
Tham khảo chi tiết bài viết “vi khuẩn vibrio parahaemolyticus“
– Sử dụng đĩa thạch Marine và đĩa thạch TCBS để đếm và đánh giá hệ vi sinh vật. Giám sát sự thay đổi đối với hệ sinh vật trong tôm và nước ao để đánh giá hiệu quả của chiến lược tiêu diệt Vibrio.
Phát hiện nhanh vi khuẩn Vibrio bằng đĩa thạch TCBS – Tác nhân gây hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính
– Sử dụng chế phẩm vi sinh trước khi thả tôm PL để duy trì quần thể lợi khuẩn trong ao. Khi tỉ lệ khuẩn Vibrio trên tổng khuẩn (được tính bởi 2 loại đĩa thạch Marine và TCBS) tăng lên và vượt quá 1/10, hoặc khi vấn đề về khuẩn Vibrio phát sáng trong ao thì cần bổ sung vi sinh vào môi trường nước ao nuôi và có thể tạt 3 ngày 1 lần cho đến khi tỉ lệ Vibrio/tổng khuẩn trở về bình thường. Nếu số lượng tổng khuẩn vẫn ít hơn 105 cfu/ml trong thời gian này thì các chế phẩm vi sinh nên được sử dụng lại cho đến khi mức tổng khuẩn trở về mức tiêu chuẩn.
Sử dụng chế phẩm sinh học EM-Tom VS Gốc nhằm duy trì quần thể lợi khuẩn trong ao – Hỗ trợ phòng ngừa hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính
– Vi khuẩn Vibrio trong tôm có thể xuất hiện từ giai đoạn ấu trùng hoặc giai đoạn nuôi thương phẩm. Nó có thể xâm nhập khi tôm tiêu hóa thức ăn đã bị nhiễm khuẩn và cũng có thể là từ môi trường xung quanh. Vì thế, sự thảo luận cần được tập trung vào các vấn đề trên.
(1). Giải pháp đối với Vibrio trên tôm trong giai đoạn ấu trùng
A. Để diệt khuẩn vibrio bám trên artemia: Có một số lượng vi khuẩn Vibrio bùng nổ trong nước ấp trong khoảng thời gian nở của trứng artemia, và những vi khuẩn này sẽ bám lên ấu trùng artemia. Một khi ấu trùng tôm ăn artemia bị nhiễm khuẩn, vấn đề sẽ xảy ra đối với đường tiêu hóa của tôm.
B. Diệt khuẩn Vibrio trong nước ao ương: Bởi vì nước trong ao có đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn nuôi ấu trùng nên đây là điều kiện thuận lợi cho Vibrio phát triển số lượng lớn dẫn đến các vấn đề về sử dụng kháng sinh quá mức. Khuyến cáo nên lựa chọn một công nghệ đặt biệt mà nó có thể tiêu diệt Vibrio mà không gây hại đến những lợi khuẩn khác và sử dụng cùng với lợi khuẩn để kiểm soát mật độ Vibrio trong ao. Sử dụng EM-Tom VS Gốc trước khi thả nauplii. Khi đĩa thạch TCBS cho thấy rằng số lượng vi khuẩn Vibrio vượt qua chuẩn cho phép hoặc có vấn đề về vi khuẩn Vibrio phát sang trong ao thì nên dùng EM-Tom VS Gốc.
C. Diệt khuẩn Vibrio trong đường tiêu hóa của tôm: Nguyên tắc là số lượng vi khuẩn Vibrio trong tôm có thể được kiểm soát sau khi làm theo các bước được đề cập ở trên. Tuy nhiên vẫn có khả năng là Vibrio có thể xâm nhập vào đường tiêu hóa của tôm thông qua tảo và thức ăn nhân tạo bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, giám sát liên tục tình trạng của Vibrio trên tôm bằng đĩa thạch TCBS là rất cần thiết. Khi số lượng đếm được tăng biến động thì trộn EM-Tom VS Rhodo với thức ăn nhân tạo hoặc tảo để cho ăn. Mọi người cần làm theo hướng dẫn sử dụng một cách chính xác về liều dùng và lượng dùng.
D. Thiết lập quần thể lợi khuẩn trong đường tiêu hóa của tôm: Đĩa thạch Marine rất được khuyến khích trong sử dụng để đếm và giám sát tổng khuẩn trên ấu trùng tôm. Khi số lượng tổng khuẩn không đủ lớn chính là cơ hội tốt cho Vibrio bùng phát.
(2). Giải pháp đối với Vibrio cho tôm PL trong giai đoạn ương
– Giai đoạn ương là khoản thời gian vàng để tiêu diệt Vibrio trước khi chuyển qua ao thương phẩm. Hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa của tôm là rất trọng yếu ở giai đoạn này, vì thế đĩa thạch TCBS và Marine cần được sử dụng cho đến khi hệ khuẩn này đạt mức độ ổn định trước khi thả vào ao thương phẩm.
A. Khi số khuẩn Vibrio vượt ngưỡng cho phép: Có nghĩa là tình trạng kiểm soát khuẩn Vibrio và an toàn sinh học đã rất tệ trong giai đoạn nuôi. Cho ăn EM-Tom VS Gốc trộn với thức ăn mỗi 3 ngày 1 lần sẽ có thể tiêu diệt được Vibrio, đặt biệt là dần tiêu diệt khuẩn lạc Vibrio màu xanh.
B. Số lượng tổng khuẩn không đủ hoặc không có: Có nghĩa là kháng sinh đã được sử dụng trong quá trình nuôi.
C. Khi khuẩn số lượng khuẩn Vibrio trong ao ương vượt quá mức tiêu chuẩn hoặc khi có vấn đề đối với khuẩn Vibrio phát sáng thì sử dụng EM-Tom VS Gốc.
(3). Giải pháp đối với Vibrio cho đường tiêu hóa của tôm trong giai đoạn nuôi thương phẩm.
Khi các vấn đề như là ruột rổng, hệ vi tảo tàn, stress do biến động của môi trường, khuẩn phát sáng bùng phát, và thậm chí là sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh AHPND thì đĩa thạch TCBS và Marine nên được sử dụng ngay lập tức để kiểm tra tình trạng vi khuẩn trong đường tiêu hóa của tôm.
A. Số lượng Vibrio vượt ngưỡng tiêu chuẩn: Trộn EM-Tom VS Gốc với thức ăn mỗi 3 ngày 1 lần để dần tiêu diệt Vibrio.
B. Số lượng tổng khuẩn không đủ: Trộn vi sinh vào thức ăn hằng ngày để thiết lập lại dần quần thể lợi khuẩn.
C. Sản phẩm có thể được sử dụng trong ao để làm ổn định môi trường nuôi: EM-Tom VS tươi có thể được dùng để hấp thu độc tố môi trường tiềm ẩn trong ao, EM-Tom VS Rhodo có thể được sử dụng để xử lý các vật chất phân hủy dưới lớp bùn đáy ao và làm ổn định nồng độ ammonia/nitrite trong ao. EM-Tom VS Gốc có thể được dùng để làm tăng quần thể lợi khuẩn trong ao và ức chế sự phát triễn của Vibrio.
D. Nếu như xuất hiện vấn đề về khuẩn Vibrio phát sáng thì EM-Tom VS Gốc nên được dùng đều đặng.
(4). Giải pháp đối với sự bùng phát bệnh AHPND
Những giải pháp cho những vấn đề về Vibrio đã được đề cập ở trên có thể làm giảm sự xuất hiện của bệnh AHPND một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bởi vì tỉ lệ chết và mối đe dọa gây ra bởi AHPND đối với ngành công nghiệp là lớn hơn rất nhiều so với những bệnh thông thường gây ra bởi Vibrio, những cảnh báo đặt biệt phải được đưa ra để hổ trợ cho việc phòng và ứng phó với bệnh. Tiếp theo sau đây là phương pháp chuẩn đoán bệnh AHPND và đề ra chiến lược ứng phó khẩn cấp sau khi dịch bệnh bùng phát.
A. Chẩn đoán: Xác nhận rằng mầm bệnh AHPND tồn tại trong tôm và trong môi trường
1. Môi trường: Sự tồn tại của mầm bệnh AHPND trong ao không phải là nguyên nhân tất yếu dẫn đến bùng phát dịch bệnh, nhưng đúng hơn là rủi ro tiềm tàn gây ra bệnh. Sau khi ao nuôi được kiểm tra bằng đĩa thạch TCBS, càng nhiều khuẩn lạc màu xanh lá phát triển thì xác suất rủi ro càng cao.
i. Sau khi tách pha rắn trong nước ao bằng máy li tâm Cubee, sử dụng hệ thống nhận dạng nucleic acid POCKIT micro-plus cùng với IQ plus AHPND kit để tiến hành nhận dạng axit nucleic của pha rắn.
ii. Chọn khuẩn lạc xanh lá trên đĩa thạch TCBS và dùng hệ thống nhận dạng nucleic acid POCKIT micro-plus cùng với IQ plus AHPND kit để tiến hành nhận dạng nucleic acid trực tiếp.
Máy PCR cầm tay Pockit micro Plus phát hiện nhanh tác nhân gây hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính và các bệnh liên quan đến Vibrio
2. Tôm: Lấy dạ giày hoặc ruột giữa và sử dụng hệ thống chiết tách nhanh DNA cùng với hệ thống nhận dạng nucleic acid để chuẩn đoán xem tôm có mang mầm bệnh AHPND ở vị trí đó hay không. Không có gì tốt nếu kết quả kiểm tra cho dạ dày tôm là dương tính, nó có nghĩa là mầm bệnh AHPND đã xâm nhập vào tôm và khi chủng vi khuẩn này tiếp tục phát triển, độc tố sẽ bắt đầu được sinh ra và gây chết tôm. Tuy nhiên, kết quả dương tính không có nghĩa là tôm đang trong giai đoạn bệnh. Mặt khác, kết quả ở ruột giữa cho thấy là dương tính thì có nghĩa là mầm bệnh AHPND đã xâm nhập vào tôm và đã bắt đầu sinh ra độc tố gây tổn thương gan tụy của tôm. Đây là giai đoạn bệnh bùng phát và dẫn đến những vấn đề cấp bách xảy ra sau đó.
B. Tiêu diệt khuẩn Vibrio trong đường tiêu hóa của tôm: Khi kết quả nhận dạng nucleic acid trên POCKIT micro plus là dương tính đối với dạ dày tôm trong khi là âm tính đối với ruột giữa của tôm thì phải bắt đầu tiêu diệt Vibrio trong dạ dày ngay lập tức. Tốt nhất là cho ăn sử dụng thức ăn trộn với EM-Tom VS tươi mỗi 3 ngày 1 lần để giảm dần số lượng mầm bệnh AHPND trong cơ thể tôm, Vinalic vào thức ăn cho mỗi bửa ăn để phục hồi những tế bào đường tiêu hóa đã bị tổn thương và dần phục hồi lại số lượng lợi khuẩn trong cơ thể.
C. Khử độc tố AHPND trong tôm: Khi kết quả nhận dạng nucleic acid trên POCKIT micro plus là dương tính đối với ruột giữa của tôm cùng với triệu chứng rỗng ruột thì có nghĩa là tôm đang trong giai đoạn phát bệnh. Hơn cả việc sử dụng những chiến lược đề cập ở trên trong việc tiêu diệt vibrio trong tôm để giảm số lượng mầm bệnh AHPND trong đường tiêu hóa, là sự cần thiết của việc trung hòa độc tố AHPND, và đây cũng là yếu tố quyết định để kiểm soát dịch bệnh. Phương pháp đó là trộn Vinalic vào thức ăn cho mỗi cử ăn để phân hủy và hấp thu độc tố AHPND trong cơ thể tôm. Những chế phẩm sinh học được nêu ra trên đây là rất ổn định và an toàn, hơn nữa là có thể sử dụng cùng với nhau.
D. Diệt mầm bệnh và khử độc tố khuẩn vibrio trong nước: Tạt EM-Tom VS Gốc vào nước để ức chế sự phát triển của mầm bệnh AHPND. Trong khi đó, EM-Tom VS Rhodo có thể được sử dụng để xử lý vật chất phân hủy dưới lớp bùn đáy ao và làm ổn định nồng độ ammonia/nitrite trong ao nuôi, trong khi EM-Tom VS tươi có thể được sử dụng để làm tăng quần thể lợi khuẩn trong ao, ức chế sự phát triến của vibrio và tối ưu hóa môi trường nuôi.
Hy vọng với giải pháp phòng Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và bệnh Vibrio sp mà Dr.Tom chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con nuôi tôm có thêm kiến thức, vận dụng vào quá trình phòng ngừa bệnh trên tôm một cách an toàn và hiệu quả nhất. Để được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia vui lòng liên hệ theo số Hotline 090 107 1154.
XEM THÊM:
>> Tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan – Nguyên nhân và cách phòng trị hiệu quả
Tìm kiếm liên quan: