Quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm cũng như trong nuôi trồng thủy sản

Trong ao nuôi tôm, độ kiềm đóng vai trò rất quan trọng, chúng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình lột xác, sinh trưởng mà cò là yếu tố quyết định đến năng suất của vụ nuôi. Vì thế, việc quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm là rất cần thiết và cần được đặt lên hàng đầu.

Vậy độ kiềm trong ao nuôi tôm là gì?

Hiện nay, hầu hết bà con nuôi tôm đã chủ động và ý thức hơn trong việc quản lý độ kiềm trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. Vậy độ kiềm là gì? Độ kiềm được định nghĩa là độ chỉ khả năng trung hòa axit của nước, thể hiện tổng số các ion có tính bazơ trong nước như: Hydroxit – OH; bicarbonate HCO3 và carbonate CO32-.

Quản lý độ kiểm trong ao nuôi tôm một cách tốt nhất

Quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm một cách tốt nhất

Trong các ao nuôi thẻ chân trắng độ kiềm thích hợp ở mức 120 – 180mg CaCO3/l, tôm sú là từ 80 – 120 mg CaCO3/l để đảm bảo tôm phát triển. Khi độ kiềm thấp hơn so với mức quy định sẽ khiến pH biến động và gây stress, giảm tăng trưởng thậm chí có thể gây chết.

Trong các ao nuôi tôm có độ mặn cao, độ kiềm thấp hoặc các động vật hai mảnh vỏ phát triền thì cần phải thường xuyên kiểm tra độ kiềm để điều chỉnh giảm hoặc tăng kiềm trong ao tôm sao cho phù hợp.

Xem thêm bài viết: cách hạ pH trong ao nuôi tôm

Cách quản lý độ kiềm trong ao nuôi hiệu quả

1.  Độ kiềm trong ao tôm thấp

Một số nguyên nhân khiến độ kiềm trong ao nuôi xuống thấp có thể kể đến như:

– Do nguồn nước có độ kiềm thấp

– Do ốc, vẹm, hến, nhuyễn thế 2 mảnh chúng ăn tảo và hấp thụ muối carbonat làm độ kiềm trong nước giảm xuống thấp.

– Do đáy ao bị nhiễm phèn, cần phải tuân thủ các yêu cầu khi cải tạo ao phèn để hạn chế axit hòa tan từ đáy ao vào nước làm giảm pH và kiềm.

– Ao bị đóng rong, lab lab, không có rong nổi. Đối với trường hợp này cần phải xử lý rong, lab lab thì mới nâng kiềm.

– Loại bỏ ốc đinh, vẹm, hến, nhuyễn thể 2 mảnh cho ao nuôi (sử dụng các loại thuốc đặc trị).

– Khi phát hiện ao đóng rong, nhiều tảo thì có thể sử dụng chế phẩm vi sinh EM-Tom VS Gốc để cắt tảo, ổn định màu nước. Sau 2 ngày có thể sử dụng EM-Tom VS Rhodo để xử lý đáy ao và hấp thu khí độc do xác rong tảo chết phân hủy.

– Thay nước từ 5 – 10%/ngày bằng nước có độ kiềm từ trung bình đến cao hoặc có thể bón vôi CaCO3 để tăng độ kiềm cho ao nuôi.

2. Độ kiềm trong ao nuôi tôm ở mức cao

Đối với những ao nuôi tôm có độ kiềm cao thường do nhiều nguyên nhân tác động, xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bà con đưa ra cách hạ kiềm trong ao nuôi tôm một cách hiệu quả nhất.

– Nguyên nhân có thể do độ tảo trong ao quá cao, quá trình quang hợp của chúng khiến độ kiềm tăng nhanh (pH >9)

– Do bà con bón vôi quá nhiều, nước cấp có độ kiềm cao.

– Trong trường hợp độ kiềm cao (pH > 8.5) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lột xác của tôm vì thế cần phải giảm độ kiềm ngay.

=> Bà con lưu ý: khi sử dụng nước giếng cho ao nuôi tôm cần phải kiểm tra độ kiềm của nước trước khi cấp vào ao, nếu độ kiềm cao thì cần phải pha loãng với nước ngọt hoặc nước có độ kiềm thấp để trung hòa. Đặc biệt, cần thường xuyên bón vôi để xử lý đáy ao.

Hy vọng với cách quản lý độ kiềm trong nuôi trồng thủy sản cũng như ao nuôi tôm trên đây sẽ giúp bà con chủ động điều chỉnh độ kiềm cho ao nuôi một cách tốt nhất. Chúng tôi khuyến cáo bà con nên sử dụng định kỳ các loại men vi sinh, chế phẩm sinh học, khoáng vi lượng trong toàn quá trình nuôi để ngăn chặn những nguyên nhân làm tăng giảm độ kiềm trong nước một cách tối ưu nhất.

Liên hệ ngay theo số Hotline 090 107 1154 để được Dr.Tom tư vấn cách sử dụng các loại chế phẩm sinh học và men vi sinh trong quá trình quản lý độ kiềm trong ao nuôi tôm một cách tốt nhất.

Tìm kiếm liên quan: cách đo độ kiềm, mối quan hệ giữa độ kiềm và ph, soda trong nuoi trong thuy san

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Thạch Chánh Hưng

NVKD (Sóc Trăng)

0888 756 064

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431