




Thương hiệu: Việt Nam
Giảm pH nước, điều chỉnh độ pH của nước.
Axit clohydric hay còn gọi là Axit cloric, Axit clo, Clohydric acid, Hydro clorua. Đây là dung dịch trong suốt, ánh vàng, tan hoàn toàn trong nước, được sử dụng chủ yếu trong quá trình xử lý nước để giảm độ pH. CTHH: HCl, CAS: 7647-01-0, hàm lượng: 35%, xuất xứ: Việt Nam, quy cách: 30 lít/can, 200kg/phuy. Axit clohydric dùng trong trung hòa pH trong xử lý nước.
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm | Axit clohydric |
Tên gọi khác | Clohydric acid, Hydro clorua |
Công thức hóa học | HCl |
CAS | 7647-01-0 |
Hàm lượng | 30% – 35% |
Xuất xứ | Vietchem – Việt Nam |
Tính chất | – Chất lỏng màu trong suốt, ánh vàng.
– Tan hoàn toàn trong nước. – Là axít vô cơ mạnh, làm cháy da, hoà tan phần lớn các kim loại thường tạo thành muối Clorua kim loại |
Thông số kĩ thuật | – Hàm lượng: ≥ 35%
– Fe : ≤ 5.0 ppm – SO42- ≤ 200.0 ppm – Cl2 tự do ≤ 30 ppm |
Ứng dụng | – Dùng để xử lý nước (kiểm soát và trung hòa độ pH, tái sinh bằng cách trao đổi ion). |
Quy cách | 30 kg/can, 250 kg/phuy. |
Bảo quản | – Bảo quản và pha chế dùng các thiết bị như thép không rỉ, nhựa, composit.
– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. – Tuyệt đối không cho nước vào axit. |
Axit clohydric hay còn gọi là Axit cloric, Axit clo, clohydric acid, Hydro clorua. Đây là dung dịch trong suốt, ánh vàng, được sử dụng chủ yếu trong quá trình xử lý nước để giảm độ pH.
Tuy nhiên, HCl có khả năng ăn mòn các mô, gây tổn thương đến những cơ quan hô hấp, mắt, da… nên khi sử dụng bạn cần hết sức cẩn thận.
pH là yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng nước ao và có mối liên quan mật thiết đến tảo và độ kiềm trong ao nuôi tôm. pH bao gồm ion H+ (axít) và OH-, khoảng đo có giá trị từ 0 – 14, tùy vào giá trị của pH mà nước được gọi là axit, kiềm hay trung tính.
Tham khảo sự thay đổi của độ pH trong nước để có cách làm giảm độ pH trong nước ao nuôi tôm hiệu quả
Trong ao nuôi tôm, pH là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Độ pH thích hợp dao động từ 7,5 – 8,5 và tốt nhất nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,3 biên độ dao động cực đại trong ngày không quá 0,5. Để biết được độ biến động trong mức cho phép của pH thì anh nên đo vào lúc 6 giờ và 14 giờ để có được kết quả chính xác. Tuy nhiên, đối với ao nuôi tôm thẻ chân trắng chưa thả tôm mà pH = 9.5 ở mức quá cao.
Tảo là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của nước
Nguyên nhân làm pH tăng là do tảo và sinh vật trong ao nuôi phát triển quá mức, sử dụng CO2 nên làm ảnh hưởng đến độ pH của nước. Tảo nhiều sẽ làm độ pH tăng cao từ 8,8 – 9,1 vào buổi chiều. Những vùng nuôi tôm có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trong mùa mưa sẽ giúp rong tảo phát triển mạnh hơn.
=> Lưu ý: độ pH của ao nuôi thường tăng vào ngày và giảm vào ban đêm, vì thế theo kinh nghiệm của Dr.Tom, anh nên đo độ pH mỗi ngày ít nhất 2 lần để theo dõi và nhận biết nguyên nhân biến động để đưa ra cách xử lý nước có độ pH cao về mức ổn định (dao động cực đại trong ngày không quá 0,5 đơn vị).