Phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước ao tôm cực kỳ đơn giản

Bên cạnh việc quản lý chất lượng con giống, thức ăn cho tôm, kiểm soát dịch bệnh,… thì việc xử lý kim loại nặng trong nước ao tôm cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi.

Có thể người nuôi chưa biết, trong 5 năm trở lại đây khi mà nền kinh tế phát triển, dân số tăng chóng mặt, thời tiết diễn biến thất thường, nguồn nước thải – khí thải đã trở nên ô nhiễm, môi trường ao nuôi liên tục phải tiếp xúc với nhiều kim loại nặng như chì, thủy ngân, đồng, asen,… đã gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của tôm nuôi. Trước tình hình này, các chuyên đề nghiên cứu về phương pháp xử lý kim loại trong nước đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều Quốc gia và nhiều tổ chức trên Thế Giới.

Kim loại nặng trong ao tôm

Kim loại nặng trong nước là những kim loại có khối lượng riêng từ 3,5 – 7 g/cm3, số nguyên tử cao, thể hiện tính chất kim loại ở nhiệt độ phòng.

Kim loại nặng trong nước có thể gây nguy hiểm cho động vật và con người

Kim loại trong nước có thể gây nguy hiểm cho động vật và con người

Kim loại nặng được chia làm 3 nhóm chính:

— Các kim loại độc: Zn, Cu, CO, Hg, Pb, As, Ni,…..

— Các kim loại quý: Pd, Au, Ag, Pt, …

— Các kim loại phóng xạ: Ra, Am, Th,…

Sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước

Trong quá trình nuôi tôm công nghiệp, cần phải cung cấp cho tôm một lượng kim loại thiết yếu để suy trì sự sống, nhưng nếu hàm lượng vượt quá mức cho phép thì kim loại nặng sẽ tích lũy sinh học và gây độc cho tế bào. Bởi lẽ, những kim loại này sẽ tương tác và làm biến đổi hình thành nên những Enzyme có khả năng phân hủy Protein, tăng sự tổng hóa protein dị thường gây độc cho tôm, cá, thậm chí có thể gây chết hàng loạt.

Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại trong nước không chỉ trực tiếp do nước thải công nghiệp mà còn có thể do các nguồn gốc khác nhau như phân bón, thuốc trừ sâu, đốt rác,… Tại Việt Nam, các đường ống dẫn nước và cáo ngầm do đã quá cũ nên khả năng bị ăn mòn và gây ra ô nhiễm kim loại nặng vào môi trường nước rất cao.

Mức độ ô nhiễm kim loại trong nước phụ thuộc vào độ pH của nước. Tại các lớp bùn đáy của các ao nuôi, do quá trình sinh học thực vật bị phân hủy hay những loại chất hữu cơ dư thừa đã tạo ra mùn ảnh hưởng lớn đến tính chất của nước như tính bazơ, tính hấp thụ, tạo phức,… Trong khi đó, các kim loại lại có khả năng tạo phức với các hợp chất hữu cơ có trong mùn, bởi vậy mà mùn chính là tác nhân mang kim loại trong nước ao nuôi tôm.

Bên cạnh đó, thức ăn và nguồn nước cũng là những tác nhân làm tăng hàm lượng kim loại độc hại trong ao tôm.

Hình ảnh cá chết do nước bị nhiễm kim loại nặng trong nước

Hình ảnh cá chết do nước bị nhiễm kim loại như chì, thủy ngân,..

Ảnh hưởng của kim loại nặng trong ao tôm, cá

Ao nuôi có hàm lượng kim loại nặng tăng cao sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển giai đoạn, giai đoạn Nauplius chuyển sang Zoea sẽ bị hao hụt nhiều, râu tôm bị đứt, gãy.

Tôm tích lũy một lượng lớn trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tôm thương phẩm, người tiêu dùng ăn phải có thể bị mắc các bệnh hiểm nghèo, thậm chí đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người.

Tôm ăn phải thức ăn kém chất lượng, có chứa kim loại sẽ tích tụ ở ruột và vỏ tôm.

Bảng tính độc hại của kim loại

Các loại kim loại nặng trong ao tôm

Hình ảnh một số kim loại nặng trong nước nuôi trồng thủy sản

Hình ảnh một số kim loại độc hại có trong nước nuôi trồng thủy sản

1. Kim loại nặng cadmium (Cd)

Cd là kim loại nặng được khám phá từ năm 1817, tôm hấp thụ Cd vào cơ thể thông qua gan tụy, vỏ, mang và các bộ phận khác. Ở hàm lượng thích hợp, Cd ít ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và lột xác của tôm. Hàm lượng Cd ở nước lợ và nước mặn khuyến cáo phải nhỏ hơn 9,3 mg/L.

2. Kim loại nặng chì (Pb)

Chì là kim loại nặng trong nước được người nuôi quan tâm nhiều nhất, nó có nguồn gốc từ khí thải của các phương tiện giao thông vào trong bầu khí quyển, hay các hoạt động sản xuất pin, khai thác quặng,.. Hàm lượng Pb cao sẽ khiến tôm bị đen vây, stress, bỏ ăn, làm tôm không hô hấp được. Hàm lượng Pb khuyến cáo là nhỏ hơn 11,35 g/ cm3

3. Kim loại nặng crom (Cr)

Sự có mặt có Cr trong ao tôm là do quá trình khoáng hóa và sự hòa tan Cr hữu cơ từ trong đất. Bên cạnh đó, Cr còn xuất hiện trong mạ điện, thuộc da, vải sợi, ảnh màu, sơn,… Sự hiện diện của Cr là tác nhân làm giảm hoạt động của nội bào, gây đột biến gen, tác động trực tiếp lên ADN.

4. Kim loại nặng đồng (Cu)

Cu là chất độc, ảnh hưởng đến 80% quá trình quang hợp của tảo ở nồng độ 0,1 mg/L. Hàm lượng Cu tăng cao sẽ làm tăng độc tính với tảo, ký sinh trùng và tôm nuôi. Ngoài ra, việc ô nhiễm ô nhiễm kim loại nặng trong nước còn ảnh hưởng đên màu sắc của tôm sang màu đỏ.

5. Kim loại nặng thủy ngân (Hg)

Hg là loại kim loại độc nhất, có nguồn gốc từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, nước thải công nghiệp,… Trong ao nuôi tôm, hàm lượng Hg ở mức 160 mg/L sẽ giảm hô hấp trên tôm, ngừng hoạt động bơi lội sau 10 giờ. Hg đi vào cơ thể con người bằng việc ăn phải những loại thủy sản như tôm và cá.

Bên cạnh đó, các kim loại nặng Fe, Al, As,… cũng hiện diện trong ao khiến tôm bị nhiễm độc và không thể phát triển được.

Xác định hàm lượng kim loại nặng trong nước

Xác định đúng hàm lượng kim loại nặng trong nước là bước quan trọng giúp người nuôi điều chỉnh, loại bỏ kim loại nặng trong ao tôm một cách hữu hiệu nhất. Người nuôi có thể nhận biết bằng màu sắc hoặc mang mẫu nước đến các phòng thí nghiệm để kiểm tra, hoặc sử dụng các bộ test Sera 9 chỉ tiêu để xác định hàm lượng kim loại nặng nước nuôi tôm.

Nhận biết nước bị nhiễm kim loại nặng trong nước bằng màu sắc

Nhận biết nước bị nhiễm kim loại nặng trong nước bằng màu sắc

Phương pháp xử lý kim loại nặng trong nước

Trong ao nuôi tôm các kim loại nặng thường xuất hiện tại các khu công nghiệp, khu dân cư dùng nước giếng khoan. Đối với những vùng đất bị nhiễm phèn thường có dư lượng Fe trong nước cao (> 1mg/L) thì tiến hành bón bôi CaO  để hấp thu hết Fe trước khi thả tôm. Trong trường hợp lượng kim loại nặng cao thì nên dùng EDTA (0,5 – 1 kg/1.000 m3 nước).

=> Tìm mua EDTA chất lượng giá tốt – TẠI ĐÂY

Bên cạnh đó, người nuôi cùng có thể xử lý kim loại nặng trong nước bằng việc bổ sung các loại thực phẩm giàu Axit lipoic bao gồm đậu, rau, cám gạo, nấm men,… Với việc bổ sung Axit lipoic vào khẩu phần ăn của tôm sẽ giảm sự tích lũy của các kim loại nặng trong mang và cơ đồng thời cải thiện được sự chuyển hóa của As.

Trong suốt quá trình nuôi, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học EM-Tom VS Rhodo để xử lý mùn bã hữu cơ dưới đáy ao nuôi.

Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện rất nhiều loại thiết bị lọc nước tích hợp công nghệ hiện đại nên việc kim loại nặng cũng không còn là vấn đề đáng lo cho bà con. Để hạn chế kim loại nặng trong ao tôm, người nuôi cần phải cải tạo và xử lý nước thật kỹ trước khi thả nuôi. Mọi thông tin cần tư vấn về xử lý kim loại nặng trong nước ao tôm xin vui lòng liên hệ HOTLINE 090 107 1154 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ chuyên gia Dr.Tom.

XEM THÊM >> Bí quyết xử lý phèn trong ao nuôi tôm đúng kỹ thuật

Tìm kiếm liên quan:

– Tiêu chuẩn kim loại nặng trong nước

– Nhiễm kim loại nặng

– Xác định kim loại nặng trong nước biển

– Cơ chế gây độc của kim loại nặng

– Hàm lượng kim loại nặng trong nước giếng

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154