Các loại mô hình nuôi tôm công nghiệp mới cho mùa vụ bội thu

Hiện nay, ngành nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nắm được các đặc điểm của mô hình nuôi tôm công nghiệp sẽ giúp người nuôi quản lý ao nuôi tốt đem đến một mùa vụ bội thu.

Tùy vào từng mô hình nuôi tôm công nghiệp khác nhau mà tương ứng với từng mật độ nuôi và vốn đầu tư khác nhau. Các loại mô hình nuôi tôm công nghiệp phổ biến có thể kể đến như:

  • Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính
  • Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến
  • Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh
  • Mô hình nuôi tôm bán thâm canh
  • Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt

Các mô hình nuôi tôm công nghiệp

1. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính

Đây là một trong những mô hình nuôi tôm công nghiệp có vốn đầu tư rất lớn nhưng lại đem đến thành công cao, kiểm soát dịch bệnh tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường so với các loại mô hình nuôi tôm khác.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính

Để có thể áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính người nuôi cần phải đầu tư xây dựng ao nuôi có diện tích phù hợp có sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, trang bị máy vận hành xử lý nước và cho ăn tự động. Ngoài ra, phải xây dựng khung sắt, phủ màn, xây tường xung quanh ap nuôi, hệ thống ao phụ trợ như các loại ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng,… Mô hình có thể giúp việc quản lý môi trường ao nuôi thuận lợi đồng thời chủ động kiểm soát được dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi. Mật độ nuôi có thể dao động tử 200 – 3con/m2, tôm thành phẩm có trọng lượng từ 40 – 50 con/kg trong thời gian thu hoạch là khoảng 110 ngày.

=> Lưu ý: Đối với mô hình nuôi tôm công nghệ cao thì người nuôi cần phải sử dụng chế phẩm sinh học thay vì kháng sinh để quản lý và phòng ngừa dịch bệnh đem đến nguồn thành phẩm sạch an toàn về chất lượng cho người dân.

Hiện nay những mô hình nuôi tôm trong nhà kính mọc lên san sát nhau tại vùng bùn lầy ven biển Bạc Liêu thành những khi phố rực rỡ ánh đèn khi màn đêm buông xuống.

Ông Đinh Vũ Hải người đầu tiên áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính chia sẻ: “Giữa năm 2007 lúc người nuôi tôm ở vùng ven biển ĐBSCL bị thiệt hại nặng nề phải treo ao bỏ nhà đi tìm kế sinh nhai thì Ông Hải lại đến Bạc Liêu thuê đất nuôi tôm. Với 4 vụ áp dụng mô hình nuôi tôm trong nhà kính mà môi năm có thể đạt doanh thu 40 tỉ/ha lợi nhuận đạt từ 40 – 50%”.

Thủ tưởng Chính phủ đã khuyến khích tỉnh Bạc Liêu mời gọi các doanh nghiệp hàng đầu trong nước và trên thế giới nghiên cứu, đào tạo nhân lựa và ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính góp phần phát triển ngành công nghiệp nuôi tôm trên cả nước.

2. Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến

Đối với mô hình này người nuôi sẽ không tốn quá nhiều vốn đầu tư, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí từ khâu cải tạo ao nuôi, thả giống đến khâu chăm sóc và quản lý ao nuôi. Kỹ thuật nuôi này được dùng ở nhiều những nơi mà cần rất ít hoặc không cần bơm nước và xục khí thường xuyên.

Mô hình nuôi tôm công nghiệp quảng canh cải tiến

Mô hình nuôi tôm công nghiệp quảng canh cải tiến

Chi tiết >> Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh hiệu quả cao

Mô hình nuôi quảng canh cải tiến người nuôi cần xây dựng ao nuôi dạng hình vuông < 15.000 m2, diện tích mương chiếm khoảng 30% trên diện tích tôm nuôi, độ sâu mực nước > 0,5 m đối với trên trảng và > 1m đối với dưới kênh. Ngoài ra, cần phải xây dựng ao lắng, ao xử lý chiếm 10 – 15% diện tích vuông nuôi, mật độ 4-10 con/m2

Thời gian nuôi của mô hình này dao động từ 4 – 5 tháng lâu hơn so với các loại mô hình khác, sản lượng có thể đạt được từ 150 – 500kg/ha/vụ. 1 năm có thể nuôi từ 1 – 2 vụ.

3. Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi

Gần đây mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đem lại hiệu quả cao đảm bảo an toàn sinh học và tạo ra nguồn thành phẩm sạch cho người tiêu dụng, hạn chế được mầm bệnh, giảm chi phí quản lý. Trong đó, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi đang được nhiều người nuôi lựa chọn.

Việc áp dụng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể nổi theo công nghệ Biofloc sẽ giúp người nuôi quản lý ao nuôi một cách hiệu quả. Xây dựng 4 hồ nuôi tôm với diện tích 500 m2/hồ; 02 hồ gièo với diện tích 100 m2/hồ; trang bị hệ thống ao cấp, xử lý nước và được dựng từ khung thép phủ bạt HDPE có đáy dạng hình phễu, vách đứng.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi theo công nghệ Biofloc có nhiều ưu điểm như: Các loại khí độc trong ao thủy sản sẽ được chuyển hóa thành Protein trong sinh khối vi sinh vật dị dưỡng tập hợp thành Biofloc lơ lửng trong nước và trở thành thức ăn cho tôm nuôi, các chất thải được gom vào chính giữa rất thuận tiện cho việc xiphong đáy ao. Hồ có diện tích nhỏ nên sử dụng dàn quạt ít hơn, tiết kiệm chi phí, tiền điện và nhân công vận hành hệ thống.

Mô hình nuôi tôm công nghiệp mật độ cao

4. Mô hình nuôi tôm bán thâm canh

Mô hình nuôi tôm bán thâm canh sẽ không cần vốn đầu tư quá cao chỉ cần chuẩn bị một ao đất từ 1- 5 ha, mật độ thả từ 10 – 30 con/m2, độ sâu trung bình từ 1 – 2 m và sẽ được thay nước thường xuyên bằng bơm.

Thức ăn tôm thường là các thực phẩm tự nhiên giàu tinh bột và cho ăn từ 2 – 3 lần/ngày, sản lượng thu được rơi vào khoảng 500 – 2000 kg/ha/vụ. Nếu quý bà con không có nhiều vốn đầu tư có thể áp dụng mô hình này.

Mô hình nuôi tôm bán thâm canh

Mô hình nuôi tôm bán thâm canh

5. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt cần phải đảm bảo được nguồn nước ngọt tốt và có kỹ thuật ngọt hóa tôm giống bài bản thì mới đem lại năng suất cao cho vụ nuôi. Người nuôi có thể làm theo hai cách là thả tôm nuôi xuống ao hoặc khoan giếng nước ngầm tại vùng đáy ao.

Tuy nhiên, việc nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt không khả thi vì nó ảnh hưởng xấu đến môi trường, khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm thậm chí còn có thêm nhiều bệnh mới không thể kiểm soát được, trong đó phổ biến nhất là bệnh mềm vỏ trên tôm.

Cũng từ kết quả nghiên cứu cấp Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã khẳng định nếu áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt sẽ làm ô nhiễm toàn vùng và biến khu vực thành vùng đất chết không thể phát triển được bất cứ loại thủy sản nào. Trong trường hợp nếu phải bắt buộc phát triển mô hình này thì nên quy hoạch thành vùng nuôi tập trung.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong mô hình nuôi tôm công nghiệp

Dr.Tom khuyến khích người nuôi sử dụng chế phẩm sinh học trong tất cả các mô hình nuôi tôm công nghiệp để ngăn ngừa dịch bệnh và quản lý môi trường ao nuôi một cách hiệu quả. Một số loại chế phẩm sinh học nên dùng bao gồm:

  • Dòng men vi sinh: EM-Tom VS Gốc, EM-Tom VS tươi, EM-Tom VS Rhodo, BacterGreen.
  • Dòng chế phẩm tự nhiên: Vinalic, G Mix, Osmolite.

Ngoài ra, thường xuyên sử dụng TOP 3 bộ đĩa thạch kiểm soát môi trường ao nuôi: TCBS Agar Plate, Marine Agar Plate, MRS Agar Plate.

Đĩa thạch TCBS Agar Plate - mô hình nuôi tôm công nghiệp

Đĩa thạch TCBS Agar Plate

Trên đây là các mô hình nuôi tôm công nghiệp đang được người nuôi tôm áp dụng và cho hiệu quả kinh tế cao hiện nay. Tùy vào mức vốn đầu tư mà người nuôi có thể áp dụng cho mình một mô hình phù hợp. Mọi thông tin cần được giải đáp vui lòng liên hệ ngay HOTLINE 090 107 1154 để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia Dr.Tom

Tìm kiếm liên quan: 

– Thiết kế ao nuôi công nghiệp

– Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng

– Nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao

– Kỹ thuật nuôi tôm ao bạt

– Nuôi tôm cần bao nhiêu vốn

– Chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154