Tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt nguyên nhân do đâu?

Tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân khiến người nuôi lo lắng, thậm chí gây thiệt hại lớn cho vụ nuôi. Nắm được nguyên nhân tôm chết hàng loạt sẽ giúp bà con tìm ra biện pháp ngăn ngừa và khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân tôm chết hàng loạt

Tôm chết không rõ nguyên nhân là do đâu?

Tôm chết không rõ nguyên nhân là do đâu?

1. Nguyên nhân do hội chứng hoại tử gan tụy

Một trong những nguyên nhân tôm chết hàng loạt là do bị nhiễm bệnh. Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, đa số tôm chết hàng loạt là do bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn Vibrio gây ra. Khi mắc bệnh, tôm có những biểu hiện như bỏ ăn, bơi tấp mé bờ, hôn mê và tỷ lệ chết lên đến 100%.

Tôm bị nhiễm bệnh do thả mật độ cao, nồng độ oxy trong ao thấp, độ mặn cao, tôm giống bị nhiễm Vibrio khiến tôm chết sớm. Quý bà con nông dân có thể xem thông tin chi tiết về bệnh này tại bài viết =>Phòng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng với 3 bước”.

2. Nguyên nhân do virus

Một trong những nguyên nhân tôm chết hàng loạt do bị nhiễm virus Taura, đốm trắng, đầu vàng, đục cơ,… những bệnh này được ví như “ung thư” và hiện chưa có thuốc đặc trị. Khi bị nhiễm bệnh tôm sẽ chết hàng loạt và có thể nhiễm sang các ao liền kề.

3. Nguyên nhân do chất lượng con giống

Chất lượng con giống quyết định đến 50% sự thành bại của vụ nuôi. Để đảm bảo tôm khỏe mạnh, bà con cần phải lựa chọn tôm giống của các công ty uy tín, đã qua kiểm định gắt gao. Một số trường hợp tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt do con giống kém chất lượng, bị nhiễm vi khuẩn Vibrio. Một số hộ dân ham giống rẻ, mua trôi nổi trên thị trường, chất lượng không được đảm bảo sẽ khiến nguy cơ dịch bệnh rất cao.

4. Nguyên nhân do thời tiết

Trong những năm trở lại đây, khí hậu Việt Nam diễn biến thất thường cũng là một trong những nguyên nhân khiến tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt. Khi thời tiết nắng nóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh dẫn đến bệnh hoại tử gan tụy cấp. Do đó, việc cải tạo ao cần được chú trọng, thực hiện đúng theo quy trình tẩy dọn, diệt tạp, phơi đáy, khử trùng nền đáy ao.

Tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt phải làm sao?

Tiến hành kiểm tra môi trường sống của tôm nuôi bằng các thiết bị chuyên dụng để đảm bảo các yếu tố môi trường ở mức ổn định:

  • DO > 4 mg/ lít
  • pH trong khoảng 7 – 8.5
  • Độ kiềm trong khoảng 80 – 150

— Nếu xuất hiện khoảng 5 – 7 con tôm chết, số còn lại vẫn khỏe mạnh, ruột đầy thức ăn và không có dấu hiệu của bệnh thì tiến hành khử trùng nước.

— Nếu tôm chết nhiều hơn 7 con thì tiến hành xét nghiệm bệnh bằng máy Pockit PCR (xét nghiệm cho kết quả trong vòng 45 phút) để xác định chính xác xem tôm bị nhiễm bệnh gì. Nếu tôm bị nhiễm bệnh thì cần xem ngay bài viết “tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan tụy phòng trị thế nào hiệu quả?“.

— Trong trường hợp tôm chết hàng loạt, cần phải cải tạo lại ao hồ để tiếp tục nuôi vụ mới.

Quy trình xét nghiệm bệnh tôm bằng POCKIT 

Cách phòng ngừa tôm chết không rõ nguyên nhân

— Cải tạo ao kỹ lưỡng, xử lý nước bằng chlorine trước khi cấp vào ao thông qua lưới lọc.

— Lựa chọn giống tại các cơ sở uy tín, xét nghiệm PCR để sàng lọc và loại bỏ những tôm bị nhiễm bệnh.

— Định kỳ kiểm tra độ mặn, nhiệt độ, độ pH trong ao nuôi để đảm bảo môi trường tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

— Sử dụng chế phẩm sinh học EM-Tom giúp phòng ngừa dịch bệnh, tăng sức đề kháng cho tôm.

— Lựa chọn thức ăn đủ dinh dưỡng, chất lượng, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp để tránh dư thừa. Giảm lượng thức ăn khi thời tiết thay đổi và môi trường ao biến động.

— Tăng cường quạt nước trong những ngày nắng gắt hoặc mưa lớn.

— Nuôi mật độ vừa phải để dễ dàng quản lý và chăm sóc.

— Đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng oxy trong ao, quạt nước đủ mạnh tạo dòng chảy tốt thì mới đảm bảo được cho sự phát triển của tôm, tảo và các loại vi sinh vật có lợi.

— Hạn chế sử dụng kháng sinh trong ao nuôi.

Bà con nên áp dụng quy trình “Nuôi tôm an toàn” sử dụng chuỗi sản phẩm chế phẩm sinh học của EM-Tom vào quá trình nuôi từ khẩu cải tạo đến khi thu hoạch.

THAM QUAN FARM DR.TOM ÁP DỤNG QUY TRÌNH NUÔI TÔM AN TOÀN

Tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt do nhiều nguyên nhân gây ra, người nuôi cần nắm được những thông tin trong bài viết này để chủ động xác định nguyên nhân từ đó có các biện pháp ngăn ngừa và hiệu quả nhất. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ số HOTLINE 090 107 1154 để được tư vấn từ Dr.Tom.

Tìm kiếm liên quan:

  • Tôm chết rải rác
  • Tôm rớt nhà
  • Nguyên nhân tôm lột chết
  • Xử lý tôm chết
  • Bệnh chết sớm trên tôm
icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154