




Trong năm 2018, thời tiết thay đổi liên tục cũng là lúc khí độc NO2, NH3 bùng phát mạnh mẽ, gây độc cho tôm nuôi chỉ sau một tháng ngắn ngủi. Do đó, nắm được phương pháp xử lý NO2, NH3 hiệu quả sẽ là chìa khóa giúp mùa vụ thành công với năng suất cao.
Hiện nay, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh mật độ cao đang được ưa chuộng tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi bởi khí độc NO2 hiện diện hơn nhiều so với mô hình nuôi tôm mật độ thông thường. Đã có rất nhiều trường hợp do chủ quan khi kiểm tra chất lượng nước ao nuôi chỉ kiểm tra NH3 mà không phát hiện sự hiện diện của hàm lượng NO2 trong ao nuôi tôm, cho đến khi nồng độ khí độc này tăng cao khiến tôm sốc, đỏ thân, chậm lớn, thậm chí là nổi đầu và chết lúc đấy mới biết được nguyên nhân.
Trước khi tìm phương pháp xử lý NO2, NH3 Dr.Tom sẽ cùng quý bà con tìm hiểu xem nguồn gốc và tác hại của loại khí này trong ao nuôi tôm nhé!
Khí độc NO2 trong ao nuôi tôm bắt nguồn từ NH4+/NH3 qua giai đoạn 1 của quá trình Nitrat hóa chuyển sang NO2 hoặc cũng có thể do NO2 đã tồn tại sẵn trong nước cấp.
Quá trình phát sinh khí độc trong ao nuôi tôm, cá
Nguyên nhân có thể do lượng thức ăn dư thừa bị lắng và đọng lại dưới đáy ao nuôi từ đó chúng phân hủy sinh học tạo thành các khí NH3, H2S gây ô nhiễm nguồn nước ao nuôi.
Mặt khác, chất thải của tôm cũng là nguyên nhân chính xuất hiện hàm lượng NO2 trong ao nuôi tôm. Các chất thải này nếu không qua xử lý sẽ dẫn đến quá trình phân hủy sinh học và tạo khí độc NH3 kết hợp với oxy tạo thành NO2 – đây là khí độc hại nhất cho tôm.
Nguyên nhân cũng có thể do quá trình thu tỉa tôm, vớt tôm chết làm xáo trộn đáy ao, tạo điều kiện cho khí độc thoát ra từ lớp bùn đấy.
— Khí độc thường nằm ở tầng đáy ao khiến tôm không thể tiếp cận được với thức ăn dẫn đến tình trạng trống đường ruột, làm giảm sự sinh trưởng của tôm nuôi.
— Hàm lượng khí NO2 trong ao nuôi tôm thấp sẽ gây ảnh hưởng lớn cho tôm, nhưng nếu NO2 tăng cao sẽ kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu sẽ mắc các bệnh như: bệnh phân trắng, bệnh gan tụy trên tôm, đốm trắng, hoại tử cơ,… hoặc chết khi sốc môi trường.
— Một tác hại mà khí độc NO2/NH3 gây ra phổ biến là gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu với các dấu hiệu như: lột xác không cứng vỏ, tôm chậm lớn, bị tổn thương mang và phù thủng cơ.
— Khi hàm lượng Nitrit trong ao quá cao, tôm nổi đầu và có thể chết hàng loạt hoặc rải rác vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.
Hình ảnh tôm nổi đầu do khí độc trong ao nuôi tăng cao
Những tại hại mà khí độc đem đến có thể ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không có phương pháp xử lý NO2, NH3 hiệu quả.
Trước tình hình này, chuyên gia Dr.Tom đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp xử lý NO2, NH3 phát sinh trong ao nuôi tôm bằng chuỗi sản phẩm EM-Tom và đã thí điểm tại các ao nuôi ở ĐBSCL và đem đến kết quả TỐT nhất.
– Đầu tiên, sử dụng men vi sinh EM-Tom VS Gốc sản phẩm có chứa nhiều dòng lợi khuẩn nhằm ức chế sự phát triển vi khuẩn Vibrio đồng thời giảm hàm lượng NO2 trong ao nuôi tôm một cách hiệu quả. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì hoặc nghe theo chỉ dẫn từ chuyên gia Dr.Tom.
Chế phẩm sinh học EM-Tom VS Gốc giảm hàm lượng khí độc ao nuôi
– Tiếp theo, sử dụng chế phẩm sinh học EM-Tom VS Rhodo giúp xử lý đáy ao, ổng định nồng độ khí độc, phân hủy thức ăn dưa thừa và chất thải, một cách hiệu quả tránh hình thành khí NH3 trong ao nuôi tôm.
+ Kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học là xi phông ao nuôi theo lịch trình để mang lại hiệu quả tốt hơn, hạn chế được sự phát sinh khí độc từ đó giảm sự phân hủy của chất thải, bùn, thức ăn dư thừa, mang lại môi trường tốt nhất cho tôm tiếp cận đáy ao tìm thức ăn.
Ngoài ra, trong quá trình nuôi bà con cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa tổng hợp sau:
+ Bật quạt nước và hệ thống oxy hết công suất, đặc biệt lúc trời nắng to hoặc gió mạnh với mục đích nhằm khuếch tán chúng ra không khí.
+ Tiến hành bón vôi quanh ao nuôi để hạn chế biến đổi môi trường ao nuôi khi có trời mưa to
+ Duy trì sự phát triển của các loại tảo trong ao nuôi ở mức độ hợp lý, tránh xảy ra hiện tượng tảo nở hoa hoạc ao có mật độ tảo thấp.
+ Quản lý tôm cho ăn vừa phải, tránh cho ăn dư thừa
Khi phát hiện khí độc trong ao nuôi tôm hãy liên hệ ngay cho chuyên viên Dr.Tom để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết phương pháp xử lý NO2, NH3 trong ao nuôi tôm. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp ích cho quý bà con, mọi thông tin cần tư vấn liên hệ ngay số HOTLINE 090 107 1154 để được hỗ trợ từ chuyên gia.
THAM KHẢO THÊM:
Tìm kiếm liên quan:
– Vi sinh xử lý NO2
– Cách khử NO2
– Khử khí độc NO2
– Xử lý khí độc NH3