Hiểu biết thế nào cho đúng về nồng độ Ammonia tự do và nitrite trong ao nuôi tôm

NH3, NO2 là các sản phẩm từ các hoạt động trao đổi chất của vi sinh vật trong ao có thể đạt đến nồng độ gây độc. Bài viết này, Dr.Tom sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu chi tiết về nồng độ Ammonia tự do và nitrite trong ao nuôi tôm.

1. Ammonia

Zeolite – có hiệu quả trong việc loại bỏ ammonia trong môi trường nước ao

Ammonia có trong môi trường nước ao là sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi khuẩn và quá trình trao đổi chất của sinh vật. Trong nước, ammonia tồn tại dưới hai dạng ammonia tự do (NH3) và ion (NH4+) trong trạng thái cân bằng phụ thuộc vào pH và nhiệt độ:

NH3 + H2O = NH4+ + OH

Khi pH tăng, nồng độ NH3 tự do tăng so với NH4+. Khi nhiệt độ nước tăng cũng làm tăng tỉ lệ NH3, gây ảnh hưởng của nhiệt độ ít hơn của pH. Phương pháp phân tích N-NH3 là đo luôn cả NH3 và NH4+. Tỉ lệ NH3 ở các giá trị pH và nhiệt độ khác nhau đều đã được tính sẵn (Boyd, 1990).

Tính độc của ammonia đối với tôm chủ yếu là dạng tự do. Khi hàm lượng ammonia trong nước gia tăng, sự bài tiết ammonia ở tôm sẽ bị giảm đi và lượng ammonia trong máu và mô tăng. Kết quả làm tăng pH máu và tác động xấu đến phản ứng xúc tác enzyme và tính bền của màng tế bào. Ammonia làm tăng nhu cầu oxy trong các mô, làm tổn thương mang và là giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Khi tiếp xúc với hàm lượng ammonia gần ngưỡng gây chết sẽ khiến sực mẫn cảm với bệnh cũng gia tăng ở sinh vật.

THAM KHẢO NGAY => Oxy viên cung cấp oxy cấp thời cho ao nuôi

Nồng độ gây chết đối với tôm vùng nhiệt đới ở thời gian tiếp xúc ngắn (24-96 giờ) khoảng giữa 0,4 và 2 mg/L NH3. Tỉ lệ của NH3 ở 28°C và các giá trị pH khác nhau và hàm lượng tổng đạm amôn cần thiết để cho ra 0,4 mg/L NH3 dưới các điều kiện này được trình bày trong bảng dưới. Ở giá trị pH từ 7 đến 8, nồng độ ammonia lên đến 4 hoặc 5 mg/L có thể không gây độc trong ao. Tuy nhiên, pH ở mức dao động từ 8,5 – 9,5 hàm lượng 4 – 5 mg/L NH3; có thể gây độc. Ao nuôi ít khi nào chứa hàm lượng NH3 vượt quá 4 hoặc 6 mg/L. Rõ ràng tính độc của ammonia sẽ càng lớn ở pH cao hơn là pH thấp. Nồng độ ammonia trong ao là khó đánh giá và các bộ kit kiểm tra nồng độ ammonia trong nước hiện tại có độ chính xác không cao.

Bảng: Giá trị pH, tỉ lệ NH3 và nồng độ tổng amôn theo pH. (Trương Quốc Phú, 2016)

pH % NH3 Nồng độ tổng đạm amon, mg/L
7 0.70 57.14
7.5 2.22 18.02
8 6.55 6.11
8.5 18.40 2.17
9 41.23 0.97
9.5 68.21 0.59
10 87.52 0.46

Do pH trong ao có chu kỳ biến động theo ngày đêm nên hàm lượng NH3 sẽ thay đổi liên tục. Tính độc của ammonia đối với tôm thường thể hiện qua tốc độ tăng trưởng giảm thay vì gây chết.

Nông độ NH3 cao phổ biến nhất trong các ao với tỉ lệ cho ăn cao. Việc sử dụng quá mức phân urê hoặc phân bón có nguồn gốc amôn (như sun-phát amôn) cũng có thể dẫn đến tăng nồng độ độc của amôn. Thay nước là cách duy nhất có thể làm giảm nồng độ amôn là thay nước. Những công bố về tính hiệu quả của zeolite và trị liệu bằng vi khuẩn nhằm loại bỏ ammonia trong môi trường ao là không đúng sự thật.

2.Nitrite

Nitrite có thể tích tụ tới nồng độ 1 – 10 mg/L hoặc cao hơn trong các ao nuôi thủy sản dưới điều kiện nhất định. Tôm chứa hemocyanin, một hợp chất chứa đồng thay vì sắt tìm thấy trong hemoglobin. Phản ứng của nitrite với hemocyanin chưa được hiểu nhiều nhưng nitrite được chứng minh có gây độc đối với giáp xác. Thời gian để phục hồi hoàn toàn khỏi sự ngộ độc nitrite có thể mất 2 hoặc 3 tuần. Tiếp xúc với nitrite có thể dẫn đến nhiễm khuẩn dễ dàng.

Việc xác định chính xác nồng độ nitrite cho phép ở mức cao nhất trong nước ao thì rất khó do tính độc của nitrite liên quan chặt chẽ đến nồng độ oxy hòa tan và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, người quản lý ao nên để ý khi nồng độ nitrite vượt quá 10 mg/L (khoảng 0,3 mg/L ở dạng N-NO2).

XEM NGAY => Quá trình Nitrat hóa và ứng dụng vi khuẩn Nitrat hóa trong ao tôm

Hy vọng với những thông tin Ammonia tự do và nitrite trong ao nuôi tôm mà Dr.Tom cung cấp sẽ giúp ích cho quý bạn đọc, hiểu và ứng dụng vào ao nuôi một cách TỐT nhất. Mọi thông tin quan tâm vui lòng liên hệ số tổng đài để được hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia.

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Thạch Chánh Hưng

NVKD (Sóc Trăng)

0888 756 064

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431