




Hiện tượng tôm nổi đầu, kéo đàn, tấp mé bờ vào buổi sáng khiến người nuôi lo lắng, thậm chí mất ăn mất ngủ, đặc biệt là những người mới bước vào nghề. Xác định đúng nguyên nhân, phương thức chẩn đoán và cách xử lý tôm nổi đầu đúng kỹ thuật sẽ giúp người nuôi dễ dàng khắc phục hiện tượng này.
Theo chuyên gia đến từ Dr.Tom cho biết: “Hiện tượng nổi đầu trên tôm do nhiều nguyên nhân gây ra như sốc môi trường, thiếu oxy, tôm bị nhiễm EMS, hay thậm chí bệnh đỏ thân và đốm trắng cũng khiến tôm nổi đầu. Tùy vào từng nguyên nhân mà bà con có các cách cấp cứu tôm nổi đầu khác nhau. Chính vì thế mà việc xác định dấu hiệu, nguyên nhân, cách chẩn đoán là việc bắt buộc trước khi đưa ra cách xử lý hiệu quả nhất”
Các dấu hiệu bệnh nổi đầu trên tôm cũng khá rõ ràng, chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường qua các biểu hiện như:
— Tôm nổi đầu, kéo đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước
— Tôm bỏ ăn, chậm lớn
— Tôm chết rải rác, thậm chí chết hàng loạt vào buổi sáng
— Màu sắc mang tôm thay đổi từ màu trắng ngà sang màu hồng
Những dấu hiệu nhận biết tôm nổi đầu
Hiện tượng tôm nổi đầu tuy không gây chết nhưng báo hiệu cho những rủi ro có thể xảy ra. Một số nguyên nhân tôm nổi đâu có thể kể đến như:
Tôm nổi đầu vào sáng sớm khi mà hàm lượng oxy hòa tan ở mức quá thấp < 2ppm. Nguyên nhân khiến hàm lượng oxy hòa tan thấp là do ban đêm các loại tảo thực hiện quá trình hô hấp làm giảm lượng oxy trong ao, đến ban ngày tảo thực hiện quang hợp để cung cấp oxy cho nước nhưng không đủ dẫn đến thiếu oxy hòa tan. Ngoài ra, sự phát triển mạnh của sinh vật hiếu khí cũng làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
Tôm bị nổi đầu do thiếu oxy
Ao nuôi thiếu oxy hòa tan sẽ khiến tôm nổi đầu để lấy oxy hô hấp, tôm ăn ít hơn mọi ngày, dẫn đến tình trạng dư thừa thức ăn, tích tụ khí độc, giảm sức đề kháng trên tôm.
Sự xuất hiện của NH3, H2S, NO2, CH,… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi đầu trên tôm. Khí độc trong ao tăng là do đáy ao tích tụ quá nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa. Những ao này thường có màu nước đậm, độ trong thấp, tôm không thể cư chú ở khu vực tầng giữa mà phải bơi lên mặt để tìm oxy để hô hấp.
Các bệnh thường gặp trên tôm như EMS, bệnh đỏ thân, bệnh đốm trắng cũng là một trong những nguyên nhân khiến tôm nổi đầu, kéo đàn, bỏ ăn, thậm chí chết hàng loạt nếu không điều trị kịp thời.
Tôm bị nhiễm EMS có dấu hiệu nổi đầu, tấp mé bờ và chết
Ngoài ra, hiện tượng tôm nổi đầu còn có thể do biến động các các yếu tố môi trường như nhiệt độ, nắng mưa thất thường, tảo tàn, rong đuôi chuồn, sự thay đổi đột ngột của pH, độ trong,…
Người nuôi cần phải thực hiện chẩn đoán, xác đính chính xác nguyên nhân để có cách cấp cứu tôm nổi đầu một cách hiệu quả nhất.
Các bước chẩn đoán nguyên nhân tôm nổi đầu được diễn ra như sau:
— Bước 1: Tiến hành đo hàm lượng oxy hòa tan trong ao bằng máy DO110 Horiba.
Máy đo hàm lượng oxy trong nước DO110 Horiba
— Bước 2: Kiểm tra đáy ao, sử dụng bộ test Sera 9 chỉ tiêu để kiểm tra hàm lượng khí độc trong ao nuôi.
Bộ test các chỉ tiêu khí độc trong môi trường ao nuôi
— Bước 3: Quan sát và kiểm tra hàm lượng tảo trong ao nuôi.
— Bước 4: Sử dụng máy Horiba D.71G để đo độ pH trong ao xem đã ở mức ổn định hay chưa.
Máy đo pH, nhiệt độ trong nước Horiba D.71G
— Bước 5: Xét nghiệm bệnh tôm bằng kỹ thuật PCR để kiểm tra xem tôm có bị nhiễm các bệnh EMS, bệnh đốm trắng, đỏ thân hay không.
Sử dụng máy Pockit micro Plus xét nghiệm bệnh trên tôm
— Hiện tượng tôm nổi đầu do hàm lượng oxy hòa tan thấp thì tăng cường chạy quạt nước, sục khí cho ao nuôi. Đồng thời tiến hành xi phong đáy ao, sử dụng chế phẩm sinh học EM-Tom VS Rhodo xử lý mùn bã hữu cơ dư thừa dưới đáy.
— Đối với những ao có khí độc thì tiến hành thay nước mạnh để làm loãng nồng độ khí độc, đồng thời sử dụng các dòng vi sinh bacillus, nitrosomonas,… để cấp cứu tôm nổi đầu. Sau đó, đánh men vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa tích tụ dưới đáy ao nhằm ngăn chặn khí độc xuất hiện trở lại.
— Ao nuôi có tảo phát triển quá mức, nhiều rong thì cần phải diệt tảo sau đó sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao để giải quyết tình trạng xác tảo chết, đồng thời cấp cứu tôm nổi đầu một cách hiệu quả.
— Trong trường hợp tôm bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy, bệnh đỏ thân hay bệnh đốm trắng trên tôm thì cần phải thực hiện ngay các biện pháp điều trị mà Dr.Tom đã chia sẻ ở các bài trước.
XEM NGAY => Cách phòng trị bệnh chết sớm (EMS) trên tôm
— Quản lý lại lượng thức ăn, cho tôm ăn bằng sàng để điều chỉnh sao cho phù hợp.
— Định kỳ thay nước cho ao, kiểm soát mật độ tảo sao cho phù hợp.
— Xi phong đáy ao thường xuyên để loại bỏ các chất dư thừa trong ao.
— Thả giống với mật độ vừa phải, không quá dày.
— Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học EM-Tom VS Rhodo, EM-Tom VS Gốc để cải thiện môi trường nước, xử lý đáy ao nuôi.
— Tăng cường Vitamin C, vi sinh, men tiêu hóa vào khẩu phần thức ăn giúp tôm tăng sức đề kháng, chống lại được những thay đổi của môi trường ao nuôi.
— Thiết kế hệ thống quạt nước, sục khí phù hợp với diện tích ao nuôi, đảm bảo cung cấp hàm lượng oxy hòa tan cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Đảm bảo mức oxy > 4 pmm.
Video quạt nước, sục khí cho ao tôm
Hiện tượng tôm nổi đầu không khiến tôm chết ngay nhưng nó là tiền đề cho mầm bệnh phát triển. Nắm được các nguyên nhân và cách xử lý tôm nổi đầu trên đây sẽ giúp vụ nuôi thành công với những thắng lợi lớn. Mọi thông tin cần tư vấn về tôm vui lòng liên hệ trực tiếp số Hotline 090 107 1154 hoặc chat trực tuyến để nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia Dr.Tom.
Tìm kiếm liên quan: