




Chu trình nitơ trong nước ao nuôi tôm đóng vai trò quan trọng nhằm chuyển hóa khí độc NH3 thành các sản phẩm phụ an toàn và ít gây hại cho tôm. Hiểu được chu trình nito trong ao nuôi sẽ giúp bà con giảm thiểu khí độc một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Trong quá trình nuôi tôm công nghiệp, thức ăn dư thừa hay chất thải, xác sinh vật nếu không được xử lý kịp thời chúng sẽ phân hủy và tạo ra khí amoniac (NH3) – đây là một loại khí độc ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm, thậm chí có thể gây chết. Biện pháp tốt nhất để loại bỏ NH3 trong ao nuôi là tạo ra chu trình nito trong nước.
Nitơ có thành phần cơ bản của Protein và các thành phần khác của tế bào nguyên sinh nên chúng đóng vai trò quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển của tảo. Tuy nhiên, nếu hàm lượng nitơ trong ao quá lớn có thể phân hủy và tạo ra khí độc NH3 và NO2 (amoniac, nitric) gây hại cho tôm và cá. Mức độ gây hại của hai loại khí này có thể phát huy ngay cả ở nồng độ thấp.
Chu trình nito trong nước là quá trình mà ở đó nitơ sẽ được chuyển hóa qua lại dưới các dạng hợp chất hóa học của nó. Quá trình này sẽ giúp loại bỏ khí NH3 bằng việc tạo ra các vi khuẩn có khả năng phá vỡ và chuyển đổi NH3 thành các chất ít gây hại, làm sạch môi trường ao nuôi.
Hình ảnh thể hiện chu trình nito trong hệ sinh thái ao nuôi thủy sản
Có thể người nuôi chưa biết, Nitơ là một nguyên tố chiếm khoảng 80% thể tích bầu khí quyển và là thành phần quan trọng cấu thành nguyên sinh chất tế bào, cấu trúc của protein. Do đó, chu trình nitơ trong nước không những có ý nghĩa to lớn giảm thiểu khí độc NH3 trong ao mà nó còn giải phóng một lượng N2 có lợi cho môi trường sống thực vật trên cạn.
Cũng giống với chu trình nito trong nước thải, chu trình nito trong ao nuôi được diễn ra theo 3 giai đoạn chính sau:
Chu trình nito trong ao nuôi sẽ được bắt đầu khi mà các chất thải bị phân hủy thành khí NH3. Khi mà NH3 trong ao tăng quá cao so với mức chịu đựng của cây thủy sinh sẽ xuất hiện vi sinh Nitrosomonas (vi sinh hiếu khí) tại những nơi có nhiều khí oxi, chúng ăn NH3 rồi nhả ra khí NO2 trong môi trường ao nuôi.
Khi NO2 xuất hiện kéo theo đó là sự sinh sôi, phát triển của vi sinh Nitrospira (vi sinh yếm khí) ở những nơi có hàm lượng oxi thấp (môi trường yếm khí). Lúc này chúng sẽ ăn NO2 và thải ra NO3, đồng thời NO3 cũng sẽ bị cây thủy sinh hấp thụ một phần để phát triển.
Khác với NH3 và NO2, NO3 không gây độc cho tôm cá ở mức thấp đến trung bình. Tuy nhiên ở nồng độ cao cũng có nguy cơ gây độc nên người nuôi cần điều chỉnh và giữ NO3 ở mức an toàn hoặc chuyển đổi nó thành khí N2 (vô hại cho tôm nuôi.
Đây là giai đoạn cuối của chu trình nito trong nước ao nuôi. Quá trình này được thực hiện khi có sự xuất hiện của vi sinh yếm khí Anaerobic và chuyển đổi NO3 thành N2.
Chu trình nito trong nước có sự xuất hiện của các vi sinh có lợi đủ đông đảo để loại bỏ NH3, cải thiện môi trường ao nuôi một cách tốt nhất.
Để có thể phát hiện khi nào chu trình nito xuất hiện thì người nuôi cần phải dựa vào các thông số về NH3, NO2, NO3 trong nước bằng bộ 3 sản phẩm sau đây:
Kit Sera kiểm tra nhanh NH3 trong ao nuôi
Kit Sera kiểm tra nhanh NO2
Kit Sera kiểm tra nhanh NO3 trong ao
Đối với những ao nuôi mới đã cải tạo kỹ lưỡng thì các chỉ số trên hầu như là 0 ppm. Sau một khoảng thời gian thả nuôi khí độc NH3 sẽ tăng cao đồng nghĩa với việc vi sinh hiếu khí xuất hiện –> NH3 giảm, NO2 tăng –> Vi sinh yếm khí xuất hiện –> NO2 giảm, NO3 tăng.
Trong trường hợp hệ thống lọc xử lý NO3 không kịp thì người nuôi cần phải tiến hành thay nước để giảm nồng độ NO3 trong ao.
Có thể bạn quan tâm => Quá trình Nitrat hóa và ứng dụng vi khuẩn Nitrat hóa trong ao tôm
+> Vệ sinh các dụng cụ lọc bằng nước ao nuôi, tuyệt đối không sử dụng nước có Clo để tránh gây chết các vi sinh có lợi
+> Chỉ nên thay nước một phần, không nên hay nước hoàn toàn để tránh phá vỡ môi trường sinh vái của vi sinh vật có lợi. Nếu buộc phải thay nước hơn 50% thì cần khử Clo có trong nước cấp.
+> Trong trường hợp nồng độ NH3 và NO2 tăng quá cao thì cần thay 30% nước mỗi ngày cho khi các hàm lượng giảm xuống 2ppm hoặc 0 ppm. Đồng thời đánh EM-Tom VS tươi để giảm hàm lượng khí độc NH3/NO2 trong ao tôm.
Sử dụng chế phẩm EM-Tom VS tươi giảm hàm lượng khí độc NH3
THAM KHẢO NGAY => Cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm từ chuyên gia
Mặc môi trường sống của sinh vật trên cạn và dưới nước khác nhau nhưng chu trình nito trong đất và chu trình nito trong nước đều là quá trình mà ở đó nitơ sẽ được chuyển hóa qua lại dưới các dạng hợp chất hóa học của nó, cụ thể của chu trình như sau:
Sơ đồ chuyển hóa nito trong đất
Nitơ trong đất tồn tại chủ yếu ở các hợp chất hữu cơ của xác động vật để lại, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên, rễ cây chỉ hút được nito ở dạng NH4+và NO3-, vì thế để có thể cung cấp nito cho cây thì cần phải thực hiện chu trình nito trong đất, chuyển hóa các dạng nito thành NH4+ và NO3-để rễ cây có thể hấp thụ được một cách tốt nhất.
Lúc này, chu trình nito trong đất sẽ diễn ra khi và các vi khuẩn amôn hóa trong đất chuyển hóa nito trong hợp chất hữu cơ thành NH4+ cho cây dễ hấp thụ. Khi mà lượng NH4+ tồn dư trong đất ở trong điều kiện hiếu khí đồng thời có sự xuất hiện của vi khuẩn nitrat hóa thì NH4+ sẽ chuyển hóa thành NO3– hữu ích cho sự phát triển của cây cối. Tuy nhiên, để có thể duy trì được chu trình nito trong đất thì chúng ta cần phải giữ ho đất thông thoáng.
Bài viết trên đây đã nói một cách tổng quan về chu trình nitơ trong nước ao nuôi tôm cùng như tìm hiểu thêm về chu trình nito trong đất. Dr.Tom khuyến cáo người nuôi nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời, hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn.
Tìm kiếm liên quan: chu trình nito trong nước thải, chu trình nito trong hệ sinh thái, quá trình cố định nito, các giai đoạn của chu trình nito, sơ đồ quá trình chuyển hóa nito trong đất