Các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp

Ngành nuôi tôm công nghiệp đã và đã có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế của nước nhà. Tuy nhiên, phần lớn là hình thức nuôi tôm nhỏ lẻ theo hộ gia đình, không có hệ thống xử lý nước thải, gây ra các hệ lụy về ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh tràn lan khó có thể kiểm soát được. Với các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp sẽ giúp người nuôi giải quyết được những vấn đề này.

Lợi ích kinh tế từ nuôi tôm công nghiệp

Tôm được coi là một loại động vật có giá trị dinh dưỡng cao, chúng có chứa nhiều Protein, Vitamin, Photpho, Kali, Magie, một phần chất béo cần thiết cho cơ thể con người. Chính vì thế mà nhu cầu về tôm ngày càng tăng cao, các đầm nuôi tôm mọc lên như nấm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nước nhà. Trong năm 2018, sản lượng tôm xuất khẩu tôm đông lạnh đang chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp - ngành phát triển nhất hiện nay

Ngành nuôi tôm công nghiệp đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước

Trước tình hình này, các khu nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều nhưng hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp không được đầu tư bài bản đã gây những hệ lụy không hề nhỏ đến môi trường xung quanh.

Những ảnh hưởng của nước thải nuôi tôm công nghiệp

Việc xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp là việc cần thiết và cấp bách nhất hiện nay, bởi  lẽ chúng đã và đang đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhất là các hộ nuôi nhỏ lẻ, các hộ nuôi tự xây đầm nhưng không có hệ thống xử lý nước thải ao nuôi tôm công nghiệp chuyên biệt, khiến các chất thải hữu cơ, các loại thuốc bị xả thẳng ra nguồn nước gây ra ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng.

Xử lý nước thải nuôi tôm đổ thẳng ra biển bốc mùi hôi thối

Hình ảnh nước thải ao tôm đổ thẳng ra biển bốc mùi hôi thối

Lượng chất thải hữu cơ trong ao tôm có nguồn gốc từ các loại thức ăn dư thừa, phân tôm, các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh,… Nước thải ao nuôi tôm mang theo một lượng lớn các loại hợp chất Nitơ, photpho, các chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.

Bên cạnh đó, sự có mặt của các loại chất hữu cơ sẽ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, đồng thời làm tăng BOD, COD, khí độc trong lưu vực tự nhiên.

Hành động xả nước thải ao nuôi tôm công nghiệp ra kênh rạch mà không được xử lý sẽ làm môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu việc xả thải diễn ra liên tiếp và liên tục sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển gây những rủi ro ngoài ý muốn cho ngành công nghiệp nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh.

Các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm từ khâu đầu vào như kiểm soát chất lượng thức ăn, thuốc tôm,… đến các khâu xử lý nước thải đầu ra và phối hợp hòa trộn với quy trình xử lý nước thải nuôi tôm đúng kỹ thuật.

1. Xử lý nước thải nuôi tôm bằng cá rô phi

Xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp bằng cá rô phi

Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm ở phương pháp này cũng dễ thực hiện, chúng ta cần phải thiết kế một hệ thống bể lọc, hai ao nuôi cá rô phi, một ao cỏ rong. Quy trình sẽ được thực hiện như sau:

— Nước thải sau khi xi phong từ ao nuôi ra ngoài sẽ được bơm vào bể lọc nhằm tách các hợp chất hữu cơ và sau đó đi xuống ao nuôi cá rô phi 1. Tại ao này các chất thải hữu cơ tiếp tục được cá rô phi ăn và các chất lơ lửng sẽ được lắng thêm lần nữa. Tiếp theo, nước thải sẽ được xuống ao nuôi cá rô phi 2 thực hiện giống với ao 1. Khâu cuối là nước từ ao 2 sẽ được đi qua cống sang ao cỏ rong. Tại đây các loại thực vật và hệ vi sinh vật sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng, ngăn lại tất cả các chất rắn, lơ lửng và hạn chế tảo phát triển.

Ngoài ra, bà con cũng có thể nuôi cá rô phi trực tiếp trong các ao tôm. Các loại chất thải hữu cơ sẽ được làm thức ăn cho cá rô phi, giảm ô nhiễm môi trường xung quanh.

2. Xử lý nước thải nuôi tôm bằng sò huyết

Tại khu vực Đầm Dơi – Cà Mau đã có nhiều hộ nuôi thử xử lý nước thải nuôi tôm bằng sò huyết và đem lại hiệu quả hơn cả mong đợi. Sò huyết được nuôi trực tiếp trong ao có tác dụng như một loại  máy sinh học, có khả năng giữ lại các cặn bã hữu cơ, tảo và động vật phù du, nên được ứng dụng trong phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm công nghiệp.

Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng sò huyết

Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng sò huyết

Quy trình xử lý nước thải nuôi tôm bằng sò huyết cần 1 rãnh lắng bùn và thêm một ao xử lý, một ao chứa. Quy trình diễn ra như sau:

— Nước thải từ ao nuôi tôm sẽ được bơm vào ao nuôi có mật độ sò huyết là 80 con/ mtrong 15 ngày, sau đó chuyển sang ao chứa. Ao chứa có thả cá rô phi và cá vược để tăng hiệu quả xử lý nước thải nuôi tôm. Mô hình này sẽ giúp người nuôi thu lợi nhuận từ việc nuôi sò huyết mà vẫn có thể xử lý được tình trạng nước thải ao nuôi tôm một cách hiệu quả.

3. Xử lý nước thải nuôi tôm bằng hóa chất xử lý nước

TCCA hay Chlorine với các nhãn hiệu Aquafit, AquaClo, Aquatick tồn tại ở dạng vảy màu trắng, dễ tan trong nước, khi tan sẽ giải phóng một lượng khí Clo làm nước có mùi hắc.

Xử lý nước thải thủy sản, nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt bằng TCCA

=> Tìm mua sản phẩm TCCA chất lượng

Xử lý nước thải thủy sản, nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt bằng các loại Chlorine AquaClo, Hi-Chlon 70, Aquatick

TCCA và Chlorine được sử dụng trong xử lý nước nuôi tôm công nghiệp đảm bảo các yếu tố hiệu quả – tiết kiệm chi phí – thân thiện với môi trường. Ngoài ra, Chlorine còn được sử dụng để xử lý nước bể bơi, nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt gia đình,…

Sử dụng TCCA và Chlorine trong xử lý nước thải nuôi tôm còn giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh, tảo độc, cá tạp và giáp xác trong nguồn nước.

=> Xem thông tin chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY

Liều lượng khuyến cáo:

— Khử trùng dụng cụ, bể nuôi: 100 – 200 ppm

— Xử lý cải tại đáy ao: 50 – 100 ppm

— Xử lý nước thải ao nuôi tôm: 20 – 30 ppm

— Xử lý bệnh do ký sinh trùng: 0,1 – 0,2 ppm

— Xử lý bệnh do vi khuẩn 1 – 3 ppm

Lưu ý: Chỉ nên dùng TCCA, Chlorine xử lý nước thải nuôi tôm công công nghiệp hay nguồn nước cấp. Tuyệt đối không được sử dụng khi nước ao có nhiều chất hữu cơ. Khi đã sử dụng TCCA, Chlorine không được sử dụng bất cứ loại hóa chất diệt khuẩn nào khác như BKC, Formaline….

Việc sử dụng liều lượng TCCA, Chlorine cần theo hướng dẫn chỉ đạo từ chuyên gia, nên sử dụng cân đối, nếu quá liều lượng có thể gây độc cho tôm cá. Liều lượng TCCA, Chlorine còn phụ thuộc vào lượng chất hữu cơ và độ pH của nước.

Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp như mô hình sử dụng cá đối, ốc đinh, công nghệ lọc nước thông minh,… Các phương pháp này cần được nhân rộng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước một cách triệt để, đồng thời góp phần cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm công nghiệp tại Việt Nam.

Xem thêm bài viết tại website => Drtom.vn

Tìm kiếm liên quan:

Cách làm bể lọc nước nuôi tôm

– Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

– Công nghệ lọc nước nước nuôi tôm

– Xử lý nước nuôi tôm

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154