Nguyên nhân tôm chậm lớn và cách khắc phục hiệu quả

Tôm chậm lớn, kém ăn là do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp nuôi tôm ở Việt Nam. Do vậy bà con cần phải theo dõi trọng lượng tôm hàng ngày để phát hiện nguyên nhân tôm chậm lớn từ đó đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.

Nếu để hiện tượng này kéo dài có thể làm giảm giá trị của tôm nuôi, ảnh hưởng đến năng suất sản lượng của vụ nuôi. Từ năm 2001 – 2002, tại Thái Lan đã thường xuyên xảy ra tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn gây tổn thất khoảng 13.000 tỷ bath (gần 300 tỷ USD), triệu chứng này đồng thời cũng được ghi nhận tại Trung Quốc và Ấn Độ.

Vậy nguyên nhân tôm chậm lớn là do đâu?

Bệnh chậm lớn ở tôm do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng bởi các môi trường ao nuôi, thức ăn, dịch bệnh, vi khuẩn, virus,… do đó, bà con cần phải biết được nguyên nhân gây bệnh để có liệu pháp điều trị tôm còi kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng chậm lớn, còi cọc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi

Tôm thẻ chân trắng chậm lớn, còi cọc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi

Một số nguyên nhân chủ yếu khiến tôm chậm lớn, còi cọc, kém năng suất bà con cần lưu ý:

1. Do con giống kém chất lượng

Tôm giống kém chất lượng khi bố mẹ sinh sản nhiều hoặc do quá trình chăm sóc và vận chuyển chưa đúng cách. Do đó, khi lựa chọn giống bà con cần phải sàng lọc lựa chọn những con giống khỏe, bởi nhà sản xuất uy tín. Cần phải kết hợp sử dụng kỹ thuật PCR để kiểm tra.

2. Tôm bị nhiễm bệnh còi EHP

Tôm thẻ chân trắng chậm lớn, còi cọc với các dấu hiệu bơi lờ đờ, bắt mồi kém, nặng hơn là chết rải rác trong một thời gian ngắn. Nếu trường hợp này, bà con cần phải tách những con tôm còi ra khỏi ao nuôi bằng cách dùng rỏ tre nhỏ để dụ bắt tôm. Ngoài ra bà con cần lưu ý:

Chọn tôm giống chất lượng từ đơn vị uy tín, giống khỏe mạnh không bị nhiễm virus EHP, nên test PCR để kiểm tra chính xác hơn.

– Chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng, tiến hành sên, vét đáy ao đồng thời diệt tạp, xử lý nước qua ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi tôm, đảm bảo nguồn nước sạch, màu nước ổn định khi thả giống.

– Thường xuyên kiểm tra, duy trì ao nuôi ổn định, cân bằng các yếu tố như độ kiềm, Oxy hòa tan,… giúp tôm khỏe mạnh không bị sốc trong suốt vụ nuôi.

– Sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao nhằm phân hủy các chất mùn bã, hữu cơ tích tụ lâu ngày, hỗ trợ làm sạch nước ao tránh virus có hại phát triển mạnh gây hại cho tôm.

– Trộn men tiêu hóa có lợi, vitamin C vào khẩu phần thức ăn nuôi giúp tôm tăng sức đề kháng, ổn định đường ruột, giúp tiêu hóa thức ăn tốt nhất.

Sử dụng máy PCR để test virus EHP trên tôm

Sử dụng máy PCR để test virus EHP trên tôm

3. Mật độ thả nuôi dày, sinh khối lớn

Thả nuôi với mật độ dày nên các chất dinh dưỡng cung cấp cho ao nuôi không đủ để tôm phát triển và lột xác cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh châm lớn ở tôm thẻ. Vì thế, bà con nên nuôi tôm thâm canh với mức độ thích hợp là dưới 100 con/ m2(ao đất) và 200 con/ m2 (ao bạt). Thường xuyên bổ sung thêm các khoáng chất, men tiêu hóa giúp tôm ăn khỏe và nước ao nuôi tốt.

XEM THÊM >>  Mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng phù hợp – Chia sẻ kinh nghiệm từ chuyên gia

4. Thức ăn không đảm bảo chất lượng

Lựa chọn thức ăn kém chất lượng, bảo quản không đúng nơi quy định là một trong những nguyên nhân tôm giảm ăn, chậm lớn, khó phát triển. Bà con cần phải chọn thức ăn đủ chất dinh dưỡng ở những cơ sở uy tín trên thị trường

>> Lưu ý khi sử dụng thức ăn cho tôm:

– Chọn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng.

– Đảm bảo đầy đủ thông số về thành phần, cách sử dụng, bảo quản.

– Tính chất thức ăn phải đồng nhất và có độ bền bỉ khi bỏ vào nước.

5. Tôm chậm lớn do bị nhiễm bệnh phân trắng

Bệnh phân trắng cũng là một trong những nguyên nhân tôm chậm lớn, lúc này tôm không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến tôm còi cọc, yếu và chết dần. Để phòng tránh tình trạng này bà con có thể bổ sung các loại men tiêu hóa có lợi cho tôm nuôi (có thể sử dụng chế phẩm vi sinh với liều lượng 10 ml/ 1 kg thức ăn, Vinalic 10-20ml/ 1 kg thức ăn bổ sung hàng ngày cho tôm nuôi).

6. Tôm nhiễm bệnh vi bào tử trùng

Vi bào tử trùng hay còn gọi là Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là loại ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm, chúng hấp thu hết những chất dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm không đủ khả năng tăng trưởng và lột xác.

Khuyến cáo: Bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học Vinalic trộn với thức ăn để ức chế sự phát triển các tế bào EHP trên tôm, giảm các biểu hiện của bệnh và trì hoãn thời gian phát triển mật độ EHP gây ra bệnh chậm lớn ở tôm. Định kỳ xét nghiệm PCR để phát hiện các loại bệnh trên tôm từ đó có biện pháp phòng trị tốt nhất.

 Sử dụng máy Pockit cầm tay xét nghiệm bệnh trên tôm, phát hiện nguyên nhân tôm thẻ chân trắng chậm lớn

 Sử dụng máy Pockit cầm tay xét nghiệm bệnh trên tôm, phát hiện nguyên nhân tôm thẻ chân trắng chậm lớn

7. Bà con lạm dụng quá nhiều kháng sinh trong phòng và trị bệnh

Việc lạm dụng quá nhiều kháng sinh có thể làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm, giảm khả năng hấp thụ khiến tôm chậm lớn.

Khuyến cáo: Không nên dùng kháng sinh phòng bệnh cho tôm giống và tôm nuôi, sử dụng quá nhiều có thể gây kháng thuốc và giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm.

Ngoài các nguyên nhân trên thì nước ao nuôi xấu, bẩn cũng là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, còi cọc. Người nuôi cần phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố như độ kiềm, NO2, NH3… Định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nước và ổn định môi trường ao nuôi.

Biện pháp khắc phục hiện tượng chậm lớn ở tôm

Khi phát hiện tôm còi cọc, lười ăn, bà còn cần phải tìm hiểu nguyên nhân tôm chậm lớn là do đâu, và thực hiện các biện pháp sau:

— Chọn thức ăn chất lượng, xuất sứ rõ ràng, đủ chất dinh dưỡng bảo quản đúng điều kiện quy định tránh ẩm mốc, hết hạn sử dụng,…

— Theo dõi và cho ăn với lượng thức ăn vừa phải, tránh thức ăn dư thừa rơi xuống đáy ao.

— Trong quá trình nuôi cần bổ sung thêm các chế phẩm sinh học làm sạch ao và ức chế các vi khuẩn gây bệnh phát triển như: EM-Tom VS Gốc, EM-Tom VS tươi, EM-Tom VS Rhodo, Vinalic,…

Chế phẩm vi sinh EM-Tom VS Gốc giúp ổn định màu nước làm giảm nồng độ khí độc trong ao nuôi tôm

— Bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng tăng sức đề kháng giúp tôm tiêu hóa tốt.

— Ổn định môi trường ao nuôi, điều chỉnh hàm lượng oxy hòa tan, độ pH, độ kiềm phù hợp. Thay nước định kỳ, duy trì chế độ quạt nước, mực nước hợp lý (trên 1,2 m).

— Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên tôm nuôi, khi xảy ra dịch bệnh cần xác định đúng nguyên nhân khiến tôm còi cọc, chậm lớn để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là những nguyên nhân tôm chậm lớn thường gặp hiện nay, bà con cần tư vấn thêm về các loại men vi sinh và chế phẩm tự nhiên trong ao nuôi tôm vui lòng liên hệ số Hotline 090 107 1154 để được giải đáp từ chuyên viên kỹ thuật của Dr.Tom.

Chúc bà con có mùa vụ bội thu với thắng lợi lớn!

CÓ THỂ BÀ CON CHƯA BIẾT >> Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng và cách kích thích tôm lột xác

Tìm kiếm liên quan:

  • tri tom coi
  • nguyen nhan tom giam an
  • tôm bị ốp thân
  • bệnh chậm lớn tôm thẻ

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154