Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng, tôm sú

Tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh, quá trình lột xác diễn ra liên tục vì thế mà nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng, tôm sú là rất lớn. Vậy bổ sung khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú như thế nào? Hãy cùng Dr.Tom đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Nhu cầu khoáng của tôm sú ăn giúp sinh trưởng tốt, lột xác thành công

Nhu cầu khoáng chất của tôm thẻ chân trắng, tôm sú ăn giúp sinh trưởng tốt, lột xác thành công

Các loại khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú

Khoáng chất có vai trò quan trọng cho sự phát triển và lột xác của tôm, các chất khoáng này được hấp thụ qua thức ăn và môi trường nước ao nuôi. Hiện nay, các chuyên gia đã phân chia khoáng chất ra làm 2 nhóm chính, bao gồm:

– Khoáng vi lượng cho tôm: Cu, Fe, Mn, Ni,..

– Khoáng đa lượng cho tôm: Ca, P, L, Mg,..

Các loại khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú

Nhu cầu khoáng khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng, tôm sú về Ca, P, Mg,…

Trong đó, các chất khoáng được xem là cần thiết cho tôm là: Ca, Cu, P, Mg, K, Zn mỗi chất lại đem đến những công dụng và vai trò khác nhau, cụ thể:

++ Khoáng tạt ao tôm – Ca, P: Nếu  như Ca đóng vai trò quan trọng khi tham gia vào quá trình đông máu, các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu thì P lại có vai trò trung tâm cho quá trình chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, đồng thời duy trì ổn định pH trong cơ thể tôm. Mặt khác, cả Ca và P đều được xem là thành phần quan trọng góp mặt vào quá trình hình thành lớp vỏ kitin.

++ Khoáng tạt cho tôm – Na, Cl, K: Các khoáng chất này tham gia vào quá trình điều hóa áp suất thẩm thấu, hoạt động enzyme trong tế bào. Na có chức năng trong dẫn truyền xung động thần kinh cơ, K có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, do đó khi thiếu K tôm sẽ biếng ăn, chậm lớn, thậm chí là chết hàng loạt.

++ Khoáng tạt cho tôm – Mg: Đóng vai trò là chất xúc tác trong một số phản ứng quan trọng trong hệ thống enzyme, thiếu Mg tôm sẽ giảm ăn, tỉ lệ chết cao.

++ Khoáng tạt cho tôm – Cu: Có vai trò quan trọng trong vai trò vận chuyển máy và hô hấp trên tôm, góp phần hình thành sắc tố melanin. Tôm thiếu khoáng Cu sẽ giảm sinh trưởng.

++ Khoáng chất cho tôm – Zn: Có khả năng vận chuyển COtrên tôm, kích thích tiết acid chlohyride (HCl). Nếu thiếu kẽm vật nuôi sẽ giảm sinh trưởng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Kỹ thuật bổ sung khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú

Tôm có thể hấp thu khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua mang. Do đó, bà con có thể tạt khoáng trực tiếp vào trong nước để cung cấp lượng khoáng cần thiết cho quá trình lột xác của tôm nuôi. Việc bổ sung khoáng chất vào thức ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của những loại khoáng này ở môi trường nước.Vì thế, nếu lượng khoáng trong ao nuôi đã đủ thì không cần bổ sung thêm vào thức ăn nữa.

Nếu tôm sống trong môi trường nước có độ mặn cao, nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng về Ca2+, K+ và Mg2+ một phần được đáp ứng. Ngược lại, nếu độ mặn thấp hơn 4‰ thì cần bổ sung 5 – 10 mg K+/lít và 10 – 20 mg Mg2+/lít để đảm bảo tôm tăng trưởng bình thường và tỷ lệ sống cao.

Kỹ thuật bổ sung khoáng cho tôm thẻ, tôm sú

Kỹ thuật bổ sung khoáng cho tôm sú, tôm thẻ

Bà con có thể bổ sung khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú bằng việc tạt xuống ao hoặc trộn với thức ăn để hiệu quả hấp thụ cao hơn. Tốt nhất nên bổ sung khoáng chất vào buổi chiều hoặc lúc 22 – 24 giờ (tôm thường lột xác vào ban đêm). Vào chu kỳ lột xác của tôm nên bổ sung khoáng vào lúc 2 – 4 giờ sáng.

Trong trường hợp thấy tôm có hiện tượng mềm vỏ kéo dài, tôm lột xác khó thì cần phải tạt khoáng Ca, Mg, P xuống ao với liều lượng thích hợp, đồng thời trộn khoáng với thức ăn sẽ khắc phục hiện tượng tôm mềm vỏ, khó lột xác.

Giai đoạn tôm từ 30 – 65 ngày tuổi là thời gian tôm tăng trưởng mạnh nhất. Nếu tôm tăng trưởng chậm chứng tỏ hàm lượng Ca, Mg trong nước thiếu thì tiến hành bổ sung khoáng cho tôm thẻ.

=> Lưu ý: Định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học có lợi cho tôm giúp tôm tăng sức đề kháng, sử dụng đĩa thạch để đánh giá tổng khuẩn trong ao nuôi, sử dụng Pokit Xpress chẩn đoán, phát hiện bệnh tôm nhanh nhất.

Nhu cầu khoáng chất cho tôm thẻ chân trắng, tôm sú là rất lớn nên bà con cần bổ sung khoáng cho tôm thường xuyên, đặc biệt trong giai đoạn lột xác. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu mới đây thì khi ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng bà con nên bổ sinh khoáng với liều lượng 60ml/m3 sẽ giúp tôm sinh trưởng, phát triển và đạt tỉ lệ sống tốt nhất.

Để được tư vấn kỹ hơn về cách bổ sung khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú liên hệ ngay số Hotline 090 107 1154 hoặc Chat trực tuyến trên website drtom.vn để được tư vấn từ chuyên gia Dr.Tom.

XEM THÊM:

>>  Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu thì TỐT?

>>  Đặc điểm sinh học của tôm sú – Tìm hiểu tổng quan về tôm sú

Tìm kiếm liên quan:

  • khoáng cho tôm sú đẻ
  • khoáng cho tôm sú ăn
  • khoáng cho tôm sú bố mẹ
  • khoang tat nguyen lieu
  • bổ sung kali cho ao nuôi tôm
  • canxi trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng
icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154