




Tôm bị cong thân, đục cơ thường xuất hiện phổ biển tại các hộ nuôi ở ĐBSCL. Tôm bị nhiễm bệnh chủ yếu ở giai đoạn từ 10 ngày tuổi trở lên, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sống và gây thiệt hại lớn về tiền và của. Vậy nguyên nhân tôm bị cong thân là gì và giải pháp phòng ngừa tốt nhất hiện nay? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bệnh cong thân và đục cơ thường đi cùng với nhau, đây là hiện tượng tôm nuôi bị co cơ, cơ bị đục khiến tôm yếu dần, lười ăn, chậm lớn và một số trường hợp bị chết dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng thủy sản.
– Phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể trở nên trắng đục kèm theo đó là hiện tượng cong thân (giống con tôm chín).
– Khi đưa tôm trở lại ao thân tôm vẫn bị cong và không duỗi thẳng lại được, tôm chết sau một thời gian ngắn.
Bệnh đục cơ cong thân trên tôm thẻ chân trắng
– Hiện tượng tôm thiếu khoáng:
+ Nguyên nhân gián tiếp gây hiện tượng cong thân, đục cơ là thiếu các loại khoáng vi lượng và đa dạng.
+ Trong môi trường ao nuôi không cung cấp đủ khoáng cho tôm hoặc độ mặn cao diễn ra quá trình cạnh tranh ion làm tôm khó hấp thu khoáng dẫn đến tôm bị bệnh.
– Bệnh do sốc môi trường:
+ Bệnh xảy ra khi nhấc nhá lên khỏi mặt nước vào ban ngày, chài tôm khi trời nóng tôm sẽ bị sốc do sự chênh lệch nhiệt độ.
+ Khi bật và tắt quạt làm tôm giật mình phản ứng lại hoặc trường hợp thu tỉa làm tôm bị stress khiến cơ bị đục một phần hay tòn bộ cơ thể.
+ Việc ao thiếu oxy cũng là nguyên nhân khiến môi trường thay đổi, nắng mưa xen kẽ làm tôm bị sốc nhiệt dễ mắc bệnh cong thân và đục cơ.
– Ngoài ra, một số trường hợp tôm bị đục thân là do virus gây ra, có thể là do vi bào tử trùng (EHP) hoặc cũng có thể là do virus IMNV gây ra. Khi bị nhiễm bệnh tôm có các dấu hiệu bị đục cơ ở phần đuôi sau đó lan ra toàn thân, tỷ lệ chế có thể lên đến từ 40 – 60% tôm trong ao nuôi.
– Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: tôm thả nuôi với mật độ cao, không phù hợp với diện tích và mực nước ao nuôi, thức ăn kém chất lượng, thiếu dinh dưỡng.
– Đối với trường hợp tôm bị cong thân, đục cơ bà con nên bổ sung các loại khoáng chất cần thiết và Vitamin cho tôm để khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng và phòng ngừa một số loại bệnh khác như bệnh đường ruột trên tôm…
– Ngăn ngừa sự hình thành các loại virus và vi bào tử trùng, bà con có thể sử dụng chế phẩm tự nhiên Vinalic (ức chế vi bào tử trùng) cho ao nuôi.
– Lựa chọn con giống sạch, chất lượng và không bị nhiễm bệnh (có thể sử dụng PCR và Bộ Kít để phát hiện bệnh ở tôm).
Tham khảo ngay máy phát hiện bệnh PCR sàng lọc, phát hiện nguyên nhân tôm bị cong thân
Chi tiết sản phẩm >>> TẠI ĐÂY
– Chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng, xử lý nước định kỳ, tránh lượng thức ăn dư thừa.
– Trong quá trình nuôi cần quản lý các yếu tố môi trường luôn nằm trong ngưỡng thích hợp và ổn định.
– Tránh kéo lưới, chuyển ao nuôi trong những ngày nắng nóng hoặc giá rét.
Bệnh cong thân có thể gây thiệt hại rất lớn, trong khi chưa có thuốc điều trị hiệu quả. Do đó, bà con cần phải nắm được các nguyên nhân tôm bị cong thân, đục cơ từ đó có các giải pháp phòng ngừa tốt nhất. Mọi thông tin cần Dr.Tom tư vấn xin vui lòng liên hệ đến số Hotline 090 107 1154.
XEM THÊM:
>> Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng phòng trị thế nào?
Tìm kiếm liên quan: