Một số bệnh phổ biến trên tôm và cách phòng ngừa hiệu quả

Ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển nhanh chóng cùng với đó là sự xuất hiện các mầm bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế của bà con. Sau đây Dr.Tom sẽ giới thiệu một số bệnh phổ biến trên tôm để bà con có thể chủ động phòng ngừa hiệu quả.

Tôm chết hàng loạt do bị nhiễm bệnh tôm

Tôm chết hàng loạt do bị nhiễm bệnh

Các loại bệnh phổ biến trên tôm hiện nay

Trong thời gian gần đây, do thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngột, môi trường nước ô nhiễm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển dẫn đến các loại bệnh tôm nguy hiểm, có thể gây chết hàng loạt.

1. Hội chứng chết sớm ở tôm (EMS/AHPND)

Tôm bị hội chứng chết sớm – Một trong các loại bệnh tôm phổ biến

Tôm bị hội chứng chết sớm – Một trong những căn bệnh nguy hiểm

Hội chứng chết sớm hay còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết 100% ao nuôi. Bệnh được xác định là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra với các biểu hiện teo gan, gan có màu nhợt nhạt, ruột tôm không có thức ăn hoặc đứt đoạn, tôm thường mềm vỏ, chậm lớn và có tỷ lệ chết cao trong thời gian ngắn.

2. Bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng - bệnh tôm phổ biến

Tôm bị bệnh đốm trắng, xuất hiện các đốm trắng trên đầu thân và ngực

Bệnh đốm trắng trên tôm cũng là một trong những bệnh phổ biến, bệnh rất gây nguy hiểm, làm thiệt hại lớn đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. Bệnh do virus baculovirus – white spot syndrome virus (WSSV) gây ra. Khi bị nhiễm bệnh, tôm chậm lớn, lười ăn, tôm xuất hiện các đốm trắng mờ đục trên khắp cơ thể, tôm chết rải rác, khi chết tôm bị đóng rong, đen mang.

3. Bệnh đầu vàng ở tôm (YHV)

Bệnh đầu vàng - bệnh tôm gây nguy hiểm hiện nay

Bệnh đầu vàng trên tôm, gây chết hàng loạt

Bệnh đầu vàng trên tôm xuất hiện ở cả tôm thẻ lẫn tôm sú, nguyên nhân gây bệnh là do phức hợp virus gây bệnh đầu vàng yellow head virus (YHV) gây ra và virus gây hội chứng liên quan đến mang là Gill – Associated Virus (GAV), Lymphoid Organ Virus – LOV hiện diện trong tế bào máu của tôm. Tôm bị nhiễm bệnh với các biểu hiện nâu ở mang, vàng ở đầu ngực, toàn thân có màu nhợt nhạt, bệnh có thể gây tỷ lệ chết cao lên đến 100% chỉ từ sau 3 – 5 ngày bị nhiễm bệnh

4. Bệnh phân trắng trên tôm (WFD/WFS)

Bệnh phân trắng - Bệnh tôm phổ biến trên tôm

Tôm bị nhiễm bệnh phân trắng

Trong thời gian gần đây, bệnh phân trắng trên tôm xuất hiện khá phổ biến và gây thiệt hại không hề nhỏ đối với ngành công nghiệp nuôi tôm ở Việt Nam. Có nhiều nghiên cứu xác đinh nguyên nhân gây bệnh là nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, nhưng cũng có nhiều nghiên cứu lại khẳng định bệnh do ký sinh trùng có tên Vermiform gây ra có hình dạng giống với trùng hai tế bào Gregarines. Khi bị bệnh phân thường có màu trắng, thỉnh thoáng sợi phân có màu vàng nhạt, gan tụy teo lại, mềm nhũn kèm theo những dấu hiệu mềm vỏ hay vỏ lỏng lẻo, thịt không đầy vỏ. Nếu không có biện pháp điều trị, phòng ngừa thì rất có thể gây chết rải rác.

5. Hội chứng Taura trên tôm

Bệnh do virus Taura gây ra - Bệnh tôm

Bệnh Taura do Virus gây ra

Bệnh Taura trên tôm nguyên nhân chính là do virus thuộc họ Picornaviridae (TSV) gây ra, thường xuất hiện trên tôm thẻ, tôm sú với các dấu hiệu thân có màu đỏ nhạt đặc biệt là phần đuôi, mềm vỏ, ruột rỗng. Hội chứng Taura có thể gây tỷ lệ chết từ 40 – 90% và lây lan nhanh chóng trên diện rộng.

6. Bệnh hoại tử cơ, đục cơ, trắng đuôi

Tôm chết do bị đục cơ, cong thân - bệnh tôm thường gặp

Tôm chết do bị đục cơ, cong thân

Bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ do nhiều nguyên nhân gây ra, dấu hiệu chung của bệnh là phần cơ ở các đốt thân khác hoặc toàn thân có màu trắng hoặc đục và xuất hiện dấu hiệu hoại tử. Trong một số trường hợp bệnh có thể khắc phục được nhưng khi bệnh bị nhiễm vi bào tử trùng (EHP) hay virus Infectious myonecrosis (IMNV), PvNV thì khó có thể điều trị được.

7. Bệnh đốm đen trên tôm

Bệnh tôm xuất hiện các đốm đen

Bệnh đốm đen ở tôm

Bệnh đốm đen trên tôm bắt nguồn từ vi khuẩn Necrotizing Hepatopancreatitis (NHPB), bệnh xảy ra do điều kiện môi trường ao nuôi kém, đáy ao bị dơ, các ao nuôi xuất hiện các đốm đen thường có hàm lượng khí độc NH3, NO2 rất cao. Sau khi phát hiện bệnh trong vòng từ 15 – 30 ngày có thể gây chết đến 95% với các dấu hiệu tôm lờ đờ, giảm ăn, tốc độ tăng trưởng chậm, xuất hiện mang màu tối hoặc đen, đuôi mỏng, có thể có những tổn thương phụ như vảy râu, cụt râu,…

Phương pháp phòng bệnh tôm bà con nên biết

Dr.Tom khuyến cáo bà con nên thực hiện các phương pháp phòng bệnh tổng hợp từ việc lựa chọn giống đến quá trình chăm sóc và quản lý ao nuôi, cụ thể:

– Lựa chọn những con giống tốt, khỏe mạnh, đã qua kiểm dịch. Đồng thời, tiến hành công tác dọn vệ sinh trước và sau một vụ nuôi để ngăn ngừa các sinh vật trung gian cư trú và phát triển (cua, còng, cáy,…)

Máy PCR di động dùng để xét nghiệm bệnh tôm hiệu quả

Máy Pockit di động dùng để xét nghiệm PCR các bệnh trên tôm

– Định kỳ xét nghiệm bệnh tôm bằng phương pháp PCR (tham khảo máy Pockit cầm tay hoặc máy Pockit di động)

– Sử dụng EM-Tom VS Gốc để giảm nồng độ khí độc trong ao nuôi, EM-Tom VS Rhodo xử lý cặn bã dư thừa dưới đáy và phân hủy các chất hữu cơ trong ao ương.

– Chọn mùa thả tôm phù hợp, nếu thả vào mùa đông xuân cần điều chỉnh nhiệt độ sao cho hợp lý nhất.

– Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho tôm bằng cách bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất thiết yếu vào khẩu phần thức ăn cho tôm (tham khảo chế phẩm sinh học như Vinalic, G Mix)

– Dùy trì độ pH, độ mặn, và hàm lượng Oxy trong ao nuôi.

Lưu ý: Không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh, tránh trường hợp nhờn thuốc khiến tôm giảm ăn, chậm lớn, bệnh trở nên phức tạp và khó điều trị.

Hiện nay, việc sử dụng men vi sinh và chế phẩm tự nhiên để phòng bệnh tôm đang ngày càng được khuyến khích và áp dụng rộng rãi, vừa hiệu quả mà lại tiết kiệm được chi phí nuôi. Hy vọng bà con sẽ chủ động phòng ngừa các dịch bệnh trên tôm một cách tốt nhất.

Tìm kiếm liên quan:

  • Bệnh đầu vàng trên tôm thẻ chân trắng
  • Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng
  • Bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng
  • Bệnh trên tôm thẻ chân trắng
  • Bệnh đốm trắng trên tôm

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154