Kỹ thuật nuôi tôm trên cát đem lại lợi nhuận cao

Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát tại các khu vực ven biển đang có bước phát triển vượt bậc, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cư dân vùng ven biển, đồng thời đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nước nhà. Theo Tổng cục Thủy sản, mô hình nuôi tôm trên cát sẽ là hướng đi bền vững trong tương lai cho cả một vùng kinh tế biển tiềm năng.

Tại các khu vực ven biển, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã được áp dụng và đem lại hiệu quả to lớn, giúp người dân thoát nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội, việc nuôi tôm trên cát với quy mô lớn vẫn còn tiềm ẩn một số tác động tiêu cực dẫn đến ô nhiễm môi trường sinh thái.

Thực trạng nuôi tôm trên cát tại Việt Nam

Theo kết quả thống kê, khu vực miền Trung có bờ biển kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với tổng diện tích đất cát khoảng 100.000 ha. Từ năm 2000, kỹ thuật nuôi tôm trên cát đã được ứng dụng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cư dân vùng ven biển tại nơi đây.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tại Thừa Thiên Huế

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tại Thừa Thiên Huế

Trong thời kỳ đầu, mô hình nuôi tôm thẻ trên cát gặp phải nhiều khó khăn như chi phí đầu tư lớn, giá thành sản xuất cao, khai thác cạn kiệt nguồn nước ngầm,… Cho đến giai đoạn 2010 – 2016 người dân đã biết áp dụng dụng kỹ thuật mới như nuôi tôm thâm canh ít nước, mật độ cao, kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học, tái sử dụng nước, áp dụng công nghệ Biofloc,… nên mô hình nuôi tôm trên cát ngày càng được mở rộng.

Tại Hà Tĩnh, các tổ chức, cá nhân đã phát triển mô hình nuôi tôm trên cát, chuyển đổi hình thức nuôi từ quảng canh sang thâm canh. Tổng kết năm 2018, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở Hà Tĩnh (450 ha) tăng 10% so với năm 2017.

Một hộ nuôi tại Nghệ An cho biết: “Nuôi tôm trên cát cần phải lựa chọn con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học chất lượng, thân thiện với môi trường thì mới giúp tôm sinh trưởng, phát triển tốt. Đặc biệt, các hộ nuôi cần phải đầu tư và xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy chuẩn để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nước nuôi tôm“.

Tại tỉnh Nghệ An, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát cũng được áp dụng rộng rãi với diện tích 130 ha. Trong năm 2018, sản lượng tôm thu hoạch là 1.500 tấn, chủ yếu là hình thức nuôi tôm trên cát lót bạt. Nhiều hộ nuôi có lợi nhuận lớn từ 700 triệu đến trên 1 tỷ đồng/năm.

Mặc dù việc nuôi tôm trên cát mang lợi nhuận cao cho người dân nhưng cũng gặp nhiều khó khăn vì phải cần có vốn đầu tư lớn. Ví dụ điển hình, ở xã Hải Ninh – Quảng Ninh có nhiều hộ nuôi đi thuê đất nuôi tôm có thời hạn nên gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư hạ tầng. Bên cạnh đó, tại Quảng Xuân, Quảng Thọ nhiều hộ nuôi đào cát, phủ bạt, bơm nước biển để nuôi tôm thẻ trên cát và xả thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Chưa kể, có nhiều cơ sở nuôi tôm trên cát chưa thật sự chú trọng đến việc mua giống chất lượng từ các thương hiệu uy tín, không được kiểm dịch đầy đủ, chất lượng kém nên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất khó kiểm soát.

Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát đúng chuẩn

Để áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát thì đầu tiên người nuôi cần phải xây dựng ao tại các địa điểm được quy hoạch hoặc các vùng được cấp đất có thẩm quyền cho phép, cách xa dân cư và cần thực hiện theo các yêu cầu sau đây:

1. Chuẩn bị ao nuôi tôm trên cát

— Thiết kế ao với độ sâu của nước khoảng 1,5 – 2m, độ rộng bờ ao là 2m

— Lót bạt HDPE quanh bờ và đáy ao

— Xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy trình

— Thiết kế đường ống D114 – D200 mm để dễ dàng cấp/ thoát nước cho ao tôm.

— Xây dựng hệ thống xi phong đáy ao

— Lắp đặt quạt nước, sủi khí cho ao

+> Ao mới xây dựng: tiến hành bơm nước vào ao, rửa sạch bạt, sau đó tháo cạn nước cho ao nuôi

+> Ao từ vụ trước: tiến hành nạo vét hết những cặn bã, bùn dơ đưa vào xử ý. Sau đó, rửa sạch ao và tháo cạn nước.

Ao nuôi tôm trên cát cần được phủ bạt, có lưới che chắn thì càng tốt

Ao nuôi tôm trên cát cần được phủ bạt, có lưới che chắn thì càng tốt

2. Xử lý nước trong nuôi tôm thẻ trên cát

Nước cấp vào ao nuôi phải đảm bảo sạch, đã được diệt khuẩn và cần phải được cấp qua lưới lọc có kích thước nhỏ để đảm bảo không có các loại ấu trùng, giáp xác vào ao tôm. Tiến hành xử lý nước bằng Chlorine theo liều lượng khuyến cáo từ Dr.Tom, sau đó sục khí từ 2 – 4 ngày.

Nước nuôi tôm sử dụng nguồn nước ngọt từ giếng khoan tại chỗ kết hợp với nguồn nước biển được trao đổi với đại dương.

Hình ảnh màu nước của từng ao khi nuôi tôm trên cát

Hình ảnh màu nước của từng ao

3. Gây màu nước cho ao tôm

Gây màu nước là bước quan trọng quyết định đến thành quả của vụ nuôi. Màu nước tốt phải có màu vàng xanh. Quý bà con có thể thực hiện gây màu nước bằng các loại phân vô cơ, chế phẩm sinh học hoặc lên men nguyên liệu.

Lưu ý rằng, màu nước lên đẹp nhất khi được thực hiện trong thời tiết nắng ấm kéo dài khoảng 5 ngày. Nếu màu nước trong ao không đạt chuẩn vàng xanh thì không được thả giống.

Sau khi gây màu nước cho ao tôm người nuôi cần phải thực hiện các công tác kiểm tra các chỉ tiêu theo đụng quy định trong bảng dưới đây:

BẢNG CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG AO NUÔI TÔM

Chỉ tiêu Khoảng thích hợp Khoảng chịu đựng
Độ mặn 15 – 30 0,5 – 45
Nhiệt độ 25 – 32 16 -43
pH 7,5 – 8,5 6 – 10
Độ kiềm (mg/l) 80 – 150 60 – 200
Oxy hòa tan (mg/l) 4 – 7 3 – 7
NH3 (mg/l) < 0,1 < 0,2
H2S (mg/l) < 0,01 < 0,03
Độ trong (cm) 20 – 30

4. Chọn giống nuôi tôm trên cát

Chọn giống trong kỹ thuật nuôi tôm trên cát quyết định đến năng suất của vụ nuôi. Bà con cần phải tìm kiếm và lựa chọn những trung tâm cung cấp giống tôm thẻ, tôm sú uy tín và có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Tôm giống cần phải khỏe, bơi ngược dòng, âm tính với các xét nghiệm PCR.

Cũng giống như mô hình nuôi tôm trong ao đất, ao lót bạt, tôm cần phải được ngâm trong túi chứa bỏ xuống ao nuôi khoảng 15 phút để tôm có thể thích nghi dần với môi trường nước ao. Mật độ thả khoảng 150 – 300 con/mcòn tùy thuộc vào từng mô hình.

=> Lưu ý: Thả tôm vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để tránh sốc nhiệt

Tham khảo ngay => Kỹ thuật chọn tôm giống tốt ngay tại trại tôm giống

5. Quản lý cho tôm ăn

Thức ăn cho tôm là các sản phẩm của các hãng thức ăn lớn có trong danh mục thông báo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kết hợp với việc bổ sung thêm men vi sinh, Vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp tôm tăng sức đề kháng, ngăn ngừa dịch bệnh, nâng cao năng suất.

Cho tôm ăn 3 – 5 cử/ngày, thường xuyên kiểm tra lượng ăn của tôm bằng nhá để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường nuôi. Mỗi hộ nuôi hãy trang bị cho mình một cuốn nhật ký cho ăn để có thể dễ dàng theo dõi và tính lượng thức ăn phù hợp.

Trộn các loại men vi sinh vào thức ăn giúp tôm tăng trưởng và phát triển nhanh hơn.

VIDEO TRỘN MEN VI SINH VÀO THỨC ĂN CHO TÔM THẺ

6. Quản lý môi trường ao nuôi

Các chỉ tiêu môi trường như độ pH, độ mặn, nhiệt độ, oxy hòa tan cần phải tuân thủ theo đúng bảng trên. Mỗi hộ nuôi nên trang bị các dụng cụ đo lường để hàng ngày kiểm tra và theo dõi một cách chính xác nhất. Định kỳ sử dụng các loại chế phẩm sinh học có lợi cho môi trường nước ao nuôi.

7. Phòng và điều trị dịch bệnh trên tôm

Hiện nay, điều kiện khí hậu diễn biến thất thường, nguồn nước bị ô nhiễm, con giống kém chất lượng, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Do đó, bà con cần phải có các biện pháp phòng và trị bệnh để “ứng biến” kịp thời với những rủi ro có thể xảy ra.

— Sử dụng bộ 3 đĩa thạch TCBS, Marine, MRS nhằm quản lý và phân tích các loại vi khuẩn có lợi và có hại cho ao nuôi.

Sử dụng bộ 3 đĩa thạch hàng ngày trong kỹ thuật nuôi tôm trên cát

Sử dụng bộ 3 đĩa thạch hàng ngày để kiểm đếm, quản lý vi khuẩn có lợi và có hại trong ao tôm

=> Xem thông tin chi tiết bộ 3 đĩa thạch sử dụng trong nuôi tôm => TẠI ĐÂY

— Định kỳ xét nghiệm PCR bằng máy Pockit Micro Plus hoặc máy Pockit Xpress để chẩn đoán các bệnh thường gặp trên tôm. Các hộ nuôi đơn lẻ có thể góp tiền như kiểu hợp tác xã để cùng sở hữu 1 chiếc máy PCR thuận tiện cho việc kiểm soát dịch bệnh.

Máy xét nghiệm Pockit Xpress xét nghiệm ngay tại ao nuôi tôm trên cát

Máy xét nghiệm Pockit Xpress xét nghiệm ngay tại ao nuôi cho kết quả chỉ trong 1 giờ đồng hồ

=> Thông tin chi tiết về máy Pockit Xpress xem => TẠI ĐÂY

— Khi phát hiện tôm có các dấu hiệu của bệnh, xét nghiệm PCR cho kết quả DƯƠNG tính thì hãy liên hệ ngay cho chuyên gia Dr.Tom, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con quy trình điều trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất.

8. Thu hoạch

Trong kỹ thuật nuôi tôm trên cát, tôm thương phẩm thường đạt kích cỡ < 100 con/kg. Lúc này, bà con tiến hành thu hoạch với những bên mua uy tín, có ký kết hợp đồng rõ ràng về chất lượng, số lượng của tôm

9. Xử lý nước thải nuôi tôm

Để mô hình nuôi tôm trên cát phát triển bền vững thì việc xử lý nước thải vô cùng quan trọng và cần thiết. Mỗi khu vực cần phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, việc xử lý cần phải được tiến hành đồng bộ mới đem lại hiệu quả cao.Tại nhiều địa phương, các cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã thành công khi áp dụng biện pháp thay nước và xử lý nước liên tục, kết hợp với việc gom chất thải xả đáy nên hạn chế được tình trạng xả thải ra bên ngoài.

Tuy nhiên, có nhiều hộ nuôi tại Nghệ An phản hồi rằng: “Mặc dù có nhiều cơ sở nuôi đã có ý thực xử lý nước thải nuôi tôm theo đúng quy định nhưng có nhiều hộ nuôi khác không quan tâm vấn đề này, hệ thống xử lý nước thải chưa đồng bộ, thiếu liên kết giữa các vùng nuôi với nhau. Do đó, các Ban Ngành cần phải quyết liệt xử lý những trường hợp không tuân thủ.”

Những ưu, nhược điểm của kỹ thuật nuôi tôm trên cát

Mô hình nuôi tôm trên cát vừa đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng chứa nhiều tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường

Mô hình nuôi tôm trên cát vừa đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng chứa nhiều tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường

1. Nuôi tôm trên cát với các ưu điểm

+> Bờ biển kéo dài, khả năng mở rộng diện tích lớn

+> Quá trình cải tạo ao diễn ra dễ dàng, tốn ít thời gian hơn so với ao nền đất

+> Có thể nuôi tôm thâm canh mật độ cao với ít rủi ro

+> Tận dụng được các khu đất hoang vốn không sử dụng được

+> Chủ động về màu vụ (từ 2 -3 vụ/năm) đem lại hiệu quả kinh tế cao

2. Nuôi tôm trên cát với những nhược điểm

+> Vào mùa khô lượng nước ngọt thiếu để cung ứng, gây thiếu nước cho ao tôm.

+> Chi phí để đầu tư, xây dựng hệ thống ao lót bạt hơi cao, đặc biệt là khâu bơm nước mặn từ biển vào và nước ngọt đào từ giếng sâu hơi phức tạp.

+> Nuôi tôm trên cát còn tiềm ẩn rủi ro gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Để có thể phát triển mô hình nuôi tôm trên cát một cách bền vững thì các bà con hãy nâng cao ý thức, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nuôi lân cận chấp hành đúng các quy định của nhà nước về xử lý nước thải, đầu tư hệ thống xử lý nước thải, tránh trường hợp mạnh ai người đấy làm.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về kỹ thuật nuôi tôm trên cát sẽ giúp nhiều hộ nuôi cũng như các doanh nghiệp nuôi tôm ven biển có kiến thức, ứng dụng vào thực tế đem đến lợi nhuận cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển nuôi tôm công nghiệp bền vững. Dr.Tom sẽ cùng đồng hành cùng người nuôi, chung tay đem đến những giải pháp “Nuôi tôm an toàn“, giúp bà con trúng mùa – trúng giá.

Tìm kiếm liên quan:

– Nuôi tôm thâm canh

– Nuôi tôm công nghiệp

– Nuôi tôm mật độ cao

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Thạch Chánh Hưng

NVKD (Sóc Trăng)

0888 756 064

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431