Kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn hiệu quả giúp bà con "giàu to"

Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn đúng cách vừa giúp tôm tăng trưởng, phát triển nhanh vừa đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Bài viết dưới đây, Dr.Tom sẽ hướng dẫn bà con nuôi tôm sú nước mặn an toàn sinh học, đạt năng suất cao.

Ứng dụng kỹ thuật nuôi tôm nước mặn giúp tôm tăng trưởng, phát triển, đạt năng suất cao trong mùa vụ

Ứng dụng kỹ thuật nuôi tôm nước mặn giúp tôm tăng trưởng, phát triển, đạt năng suất cao trong mùa vụ

Tìm hiểu độ mặn thích hợp nuôi tôm sú

Mỗi loại tôm có yêu cầu và thích nghi về độ mặn khác nhau và thay đổi theo từng thời điểm trong quá trình sinh sống. Thông thường, độ mặn thích hợp nuôi tôm sú dao động từ 3 – 45 ppt, độ mặn tốt nhất cho tôm sú là từ 15 – 20 ppt, biến động trong ngày không quá 35 ppt. Nếu độ mặn ao nuôi cao hơn 35 ppt sẽ tôm giảm ăn, chậm lớn, ảnh hưởng đến sản lượng của vụ nuôi. Với những chia sẻ của chuyên gia Dr.Tom trong nghề nuôi tôm sú nước mặn sẽ giúp bà con điều chỉnh và ổn định được độ mặn, giúp tôm tăng trưởng và sinh sản tốt nhất.

Kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn hiệu quả

Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm sú lâu năm kết hợp với quá trình thử nghiệm tại các ao nuôi tại ĐBSCL, Dr.Tom đã đúc kết được cách nuôi tôm sú hiệu quả và đưa ra những lưu ý về chọn tôm giống, quản lý môi trường ao nuôi, quản lý thức ăn cho tôm sú và cách phòng trị bệnh cho tôm hiệu quả, cụ thể như sau:

1. Chọn tôm giống sạch và thả đúng thời điểm

– Chọn những nhà cung cấp giống tôm uy tín, rõ nguồn gốc, tôm giống đảm bảo khỏe mạnh, kích thước đồng đều. Sử dụng máy xét nghiệm PCR để phát hiện bệnh trên tôm (tham khảo các loại máy PCR cầm tay – Pcokit Micro, máy PCR di động – Pockit Xpress).

Sử dụng máy PCR di động Pockit Xpress trong kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn để chẩn đoán, phát hiện bệnh tôm

Sử dụng máy PCR di động Pockit Xpress để chẩn đoán, phát hiện bệnh EMS, EHP, WSSV,… 

– Thả tôm vào lúc trời mát vào sáng sớm hoặc chiều tối, không được thả khi trời mưa lớn.Tôm được thả trong túi nilong ngâm khoảng 1 tiếng mới thả từ từ ra ao nuôi.

2. Quản lý môi trường ao nuôi

– Trong cách nuôi tôm sú hiệu quả, quý bà con cần điều chỉnh độ mặn ở mức 12 – 20 ppt là tốt nhất, nếu độ mặn thấp hơn 5ppt thì bổ sung thêm các loại Vitamin, khoáng chất và các loại men vi sinh vào thức ăn cho ao tôm.

– Định kỳ sử dụng EM-Tom VS tươi để ổn định nguồn nước, đồng thời làm giảm nồng độ khí NH3/NO2 trong ao. Sau đó, sử dụng thêm vi sinh EM-Tom VS Rhodo để phân hủy xác tảo chết, làm sạch đáy ao nuôi.

3. Chăm sóc và quản lý thức ăn cho tôm sú

Trong kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn, thức ăn tự nhiên chỉ có ích trong những ngày đầu thả nuôi. Trong giai đoạn tiếp theo, tôm cần phải có thức ăn công nghiệp thì mới phát triển được. Vì vậy, kỹ thuật quản lý thức ăn cho tôm sú là việc rất cần thiết vừa giúp tôm tăng trưởng phát triển mạnh vừa có thể tiết kiệm chi phí thức ăn dư thừa.

Cho đến thời điểm hiện tại thì có 3 loại thức ăn cho tôm sú phổ biến như:

– Thức ăn tự nhiên: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tôm còn nhỏ, bao gồm các loại thức ăn như thực vật phù du (tảo), động vật phù dù, các mùn bã hữu cơ trong ao nuôi,… chúng có kích thước nhỏ, cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết giúp tôm tăng trưởng và phát triển tốt nhất. Ngoài giá trị dinh dưỡng, thức ăn tự nhiên còn giúp ổn định môi trường ao nuôi, cân bằng hệ sinh thái, giảm được sự phát triển của tảo dưới đáy ao.

– Thức ăn tự chế: Đây là những loại thức ăn mà bà con có thể tự chế biến được từ các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên như: ốc, cá tạp, chế phẩm nông nghiệp,…. Tuy nhiên, những loại thức ăn này thường có độ dính kém, hàm lượng các chất dinh dưỡng không đủ dễ gây dư thừa, ô nhiễm môi trường, đặc biệt khi sử dụng ở dạng tươi sống.

– Thức ăn công nghiệp: Đảm bảo lượng dinh dưỡng protein, chất khoảng, các vi lượng cần thiết cho tôm nuôi. Tùy vào lượng thức ăn tự nhiên và màu nước trong ao mà bà con có thể điều chỉnh lượng thức ăn công nghiệp cho tôm phù hợp nhất.

Tùy theo chất lượng thức ăn, trọng lượng tôm nuôi, môi trường thời tiết và giai đoạn phát triển mà bà con cần lựa chọn và điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp nhất, ngoài ra bà con cần lưu ý:

– Khi cho tôm ăn thức ăn công nghiệp thì nên chọn những loại có nhiều chất dinh dưỡng, mùi hấp dẫn và có khả năng kích thích tôm săn mồi. Trong giai đoạn đầu cho ăn rải rác từ 5 – 6 bữa một ngày, các giai đoạn tiếp theo cho ăn 4 bữa/ngày.

– Cho tôm ăn bằng sàng, điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa gây ô nhiễm nước ao.

– Cần bổ sung thêm Vitamin, khoáng chất thiết yếu và các loại men vi sinh vào khẩu phần thức ăn của tôm, giúp tăng sức đề kháng và kích thích tôm bắt mồi.

VIDEO TRỘN THỨC ĂN CHO TÔM 

4. Phòng trị bệnh cho tôm sú

Trong quá trình nuôi, tôm sú có thể gặp phải rất nhiều dịch bệnh như đốm trắng, phân trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, đầu vàng,… gây thiệt hại ít nhiều đến năng suất của vụ nuôi. Do đó, bà con cần thực hiện cách nuôi tôm sú hiệu quả bằng việc sử dụng các loại vi sinh dưới đây:

– Sử dụng men vi sinh EM-Tom VS tươi để ức chế vi khuẩn Vibrio phát triển.

– Sử dụng Vinalic để ức chế vi bào tử trùng (EHP) phát triển theo cơ chế kết dính, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, tránh sự sinh sản quá mức của EHP làm giảm triệu chứng của bệnh.

– Sử dụng Vinalic để tiêu diệt các nhóm vi khuẩn Vibrio trong hệ tiêu hóa của tôm nuôi – nguyên nhân gây hội chứng gan tụy cấp tính trên tôm, giảm stress khi vận chuyển tôm giống.

– Thường xuyên sử dụng phương pháp PCR chân đoán bệnh trên tôm từ đó có cách xử lý bệnh kịp thời.

Kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn trên đây đã được nhiều bà con tại ĐBSCL thử nghiệm và đạt được năng suất cao trong mùa vụ. Để được Dr.Tom tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng các loại chế phẩm vi sinh vui lòng liên hệ số Hotline 090 107 1154.

Chúc bà con nuôi sú thành công!

XEM THÊM:

>> Cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm

>> Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu thì TỐT?

Tìm kiếm liên quan:

  • nghề nuôi tôm nước ngọt
  • nuôi tôm nước ngọt trong bể xi măng
  • những loại tôm nước ngọt
icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Thạch Chánh Hưng

NVKD (Sóc Trăng)

0888 756 064

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431