Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm ĐÚNG CHUẨN với lưu ý từ Dr.Tom

Nuôi tôm lót bạt nền đáy là phương pháp mới, giúp người nuôi kiểm soát tốt hơn chất lượng nước, chất thải đồng thời ngăn ngừa dịch bệnh một cách tốt nhất. Tuy nhiên, để có thể nâng cao hiệu quả của phương pháp này thì đòi hỏi bà con nông dân cần nắm vững được những lưu ý trong kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm dưới đây.

Những điều cần lưu ý trong kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm

– Trong cách lót bạt đáy ao nuôi tôm đòi hỏi ao nuôi cần phải được đầm chặt, bằng phẳng, dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng, loại bỏ các vật sắc nhọn như đá, cành cây, sắt thép,.. Sau đó, dùng bạt HDPE phủ đều cả đáy ao và bờ ao – Đây là loại bạt có độ dày từ 0,5 – 1mm, trọng lượng của cuộn bạt tương đối lớn nên có thể trải bằng cơ giới hoặc thủ công. Trong quá trình trải cần phải đảm bảo bạt nằm sát nền đáy, nhân viên không được hút thuốc, mang giầy hoặc những vật khác gây ảnh hưởng đến việc trải bạt.

Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm bằng bạt HDPE 

Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm bằng bạt HDPE 

– Tiếp theo, tiến hành đào một hố sâu khoảng 80 cm để làm lỗ xiphong đáy ao, sau đó lấy bạt trải hết đáy hố và thành hố. Phần mép bạt sẽ được cuộn lại vào thanh tre và trôn sâu khoảng 20 cm.

– Các tấm bạt sẽ được lối lại với nhau bằng máy hàn kép theo phương pháp hàn gia nhiệt. Đối với những vị trí trong góc, những điểm hư hỏng sẽ được hàn lại bằng máy hàn đùn tạo thành một lớp chống thấm đồng nhất.

Các miếng bạt sẽ được hàn lại với nhau  - cách lót bạt đáy ao

Các miếng bạt sẽ được hàn lại với nhau 

– Các tấm bạt sẽ được cố định trên bờ ao bằng một rãnh neo đào xung quanh và được chôn xuống đất. Lưu ý: Mép của màng chống thấp HDPE tiếp xúc với rãnh neo phải bằng phẳng, sau đó được đổ đất lên.

Hình ảnh các mép bạt được chôn xuống đất

Hình ảnh các mép bạt được chôn xuống đất

– Nếu sử dụng lại bạt cũ từ các vụ nuôi trước thì người nuôi nên vệ sinh sạch sẽ bằng việc dùng cao áp xịt rửa toàn bộ bề mặt hạt. Sau đó dùng Chlorine 5% vệ sinh bề mặt rồi phơi bạt tối thiểu 5 ngày mới được dẫn nước đã qua xử lý vào ao.

THAM KHẢO NGAY >>  Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú 2018

Nuôi tôm trải bạt, người nuôi cần phải thực hiện các giải pháp kỹ thuật sau đạt hiệu quả:

– Lựa chọn tôm giống khỏe mạnh, xét nghiệm PCR để lựa chọn, sàng lọc những loại tôm giống sạch bệnh

– Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh dư thừa

– Nên tiến hành nuôi ương tốm giống, như vậy sẽ giúp tôm to khỏe, ngăn ngừa được dịch bệnh EMS

– Nâng cấp hạ tầng ao nuôi với hệ thống che kín, đối với những ao nuôi nhỏ, sâu được che phủ bởi màng nhựa nhà kính hoặc lưới cho phép quản lý tốt hơn chất lượng ao nuôi cũng như dễ dàng tẩy trùng và cho tôm ăn.

– Định kỳ sử dụng bộ đôi vi sinh trong chuỗi sản phẩm EM-Tom bao gồm:

+ EM-Tom VS Rhodo: Sử dụng để phân cắt, xử lý các vật chất tích tục dưới lớp bùn đáy ao một cách hiệu quả đồng thời làm ổn định nồng độ ammonia/nitrite trong ao

EM-Tom VS tươi: Sản phẩm chứa các dòng lợi khuẩn có thể phát triển tốt khi nhiệt độ và nồng độ muối thay đổi đột ngột, giảm nồng độ khí độc NH3/NOtrong ao nuôi.

Trong quá trình nuôi, bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, quản lý tốt các yếu tố môi trường, ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập vào vùng nuôi, thường xuyên vệ sinh, khử trùng dụng cụ, bảo hộ lao động trước và sau khi sử dụng

Hy vọng rằng, với những lưu ý trong kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm trên đây sẽ giúp ích cho bà con vận dụng vào thực tế một cách tốt nhất. Để được tư vấn kỹ hơn về kỹ thuật nuôi tôm trên ao lót bạt vui lòng liên hệ số Hotline 090 107 1154 hoặc truy cập website drtom.vn để được Chat trực tuyến cùng chuyên gia Dr.Tom.

XEM THÊM:

>> Cách gây màu nước trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú

>> Các loại tảo trong ao nuôi tôm và cách cắt tảo bằng men vi sinh

Tìm kiếm liên quan:

  • giá bạt lót ao nuôi tôm
  • thiết kế ao nuôi tôm
  • xi phong đáy ao là gì
  • nuoi tom ao bac
  • thiet ke ao veo nuoi tom
icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154