Một giải pháp tổng thể đối với EHP

EHP – mối đe dọa mới của ngành công nghiệp nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) – Bệnh vi bào tử trùng trên tôm là một trong những loại bệnh tôm được bàn luận rộng rãi nhất gần đây. Nó gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng cho toàn bộ ngành công nghiệp bởi một số tính chất của nó.

Bệnh EHP trên tôm khó kiểm soát nên cần phải phòng ngừa ngay từ ban đầu

Bệnh EHP trên tôm khó kiểm soát nên cần phải phòng ngừa ngay từ ban đầu

Đầu tiên, nó được phân loại như một loài vi nấm, một loại ký sinh đơn bào hình thành bào tử. Lưu ý rằng không nên nhầm lẫn EHP với Agmasoma penaei (A. penaei), một ký sinh vi bào tử khác nhiễm trên cơ và mô liên kết của tôm gây ra bệnh “tôm bông” (Cotton shrimp disease). A. penaei xem cá như một vật chủ trung gian để truyền nhiễm. Tuy nhiên, EHP thì lây nhiễm theo chiều dọc giữa các con tôm. Điều này có nghĩa là sự lây nhiễm của EHP sẽ lan rộng dần trong điều kiện canh tác liên tục. Các bào tử EHP tự do vẫn tồn tại trong môi trường dù không có vật chủ; Do đó khi chúng ta đối phó với các vấn để về kiểm soát EHP, chúng ta không nên phòng bệnh này theo những cách phòng bệnh vi rút.

Thứ hai, tốc độ sinh sản và lây lan của bệnh EHP trên tôm rất nhanh. Toàn bộ khu nuôi sẽ bị lây nhiễm chỉ một tuần sau khi phát hiện tôm bị nhiễm bệnh.

Thứ ba, EHP có thể được tìm thấy trong nhiều loài ăn lọc khác nhau như hào và nghêu (ngao) trong vùng nước bị ô nhiễm EHP. Nói cách khác, sự nhiễm EHP có thể gây ra thiệt hại không thể cứu vãn cho môi trường làm ảnh hưởng đến việc canh tác trong tương lai.

Thứ tư, môi trường nuôi phải được khử trùng triệt để trước khi thả. Khi có một ao bị nhiễm bệnh, sẽ rất khó để loại bỏ EHP bằng phương pháp khử trùng thông thường. Nó không giống như việc làm giảm mật độ vi khuẩn Vibrio có hại trong môi trường. Bằng cách kết hợp với các phương pháp điều trị thích hợp, các bệnh Vibrio bao gồm cả AHPND có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, việc khử trùng EHP khó khăn hơn các bệnh do vi khuẩn và vi rút gây ra. Một khi khử trùng không hoàn thành, chỉ một vài các bào tử sẽ có thể gây bệnh cho tôm, sinh sản ồ ạt và gây ra sự bùng phát dịch bệnh nhanh chóng.

Thứ năm, không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng của bệnh EHP vào giai đoạn đầu. Bệnh có thể được dự đoán dựa vào sự phát triển không bình thường, chậm lớn hoặc tỉ lệ thức ăn FCR cao bất thường trong khi không có các dấu hiệu khác của bệnh. Tuy nhiên, EHP thường không kiểm soát được ở giai đoạn này.

Thứ sáu, mặc dù EHP không gây tử vong nhưng tệ hơn là làm cho vật nuôi bị suy dinh dưỡng. Tôm không thể đạt đến kích cỡ thương phẩm nhưng quyết định tiêu hủy rất khó khăn do tôm vẫn còn sống. Do đó, làm lãng phí thời gian, thức ăn và nguồn lực nhiều hơn.

Thứ bảy, hiện tại không có phương pháp đặc trị EHP. Vì chiến lược hiệu quả nhất là kết hợp nhiều phương pháp kiểm soát bệnh để tránh lan rộng ở giai đoạn đầu, do đó việc chẩn đoán sơ bộ là vô cùng quan trọng. Việc phòng ngừa cũng nên được áp dụng tại một số môi trường bị ô nhiễm EHP nghiêm trọng.

Thứ tám, sự tăng trưởng chậm có tương quan chặt chẽ với hàm lượng EHP trong cơ thể tôm. Cho nên phương pháp chẩn đoán định lượng rất cần thiết cho việc đưa ra quyết định. Phương pháp phổ biến nhất hiện nay là real-time PCR hoặc qPCR. Không may thay, phương pháp này được vận hành bởi các thiết bị đắt tiền và những kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Nó không phù hợp với người nông dân. Nói chung, nông dân phải gửi mẫu đến các phòng thí nghiệm để phân tích qPCR. Sẽ mất một khoản thời gian để có được thông tin hữu ích nên sẽ làm tăng nguy cơ lây lan EHP.

Thách thức mới đối với an toàn sinh học

Những báo cáo về EHP dương tính liên quan đến tăng trưởng chậm sẽ là một vấn đề không tránh được ở các quốc gia nuôi tôm. Bệnh này rất dễ truyền nhiễm, khó khử trùng, không thể chữa được và việc chuẩn đoán bệnh là rất khó (cần thông tin định lượng từ phòng thí nghiệm). Người ta đoán rằng EHP có thể gây ra tổn thất kinh tế nặng nề hơn AHPND (EMS). Để ngăn ngừa và kiểm soát mối đe dọa này, các biện pháp an toàn sinh học và quy trình khử trùng phải được tối ưu hóa hơn.

Những biện pháp an toàn sinh học truyền thống và quy trình khử trùng cho các bệnh do virus có thể không có hiệu quả cho bệnh EHP trên tôm. Ví dụ, quá trình thành thục của tôm bố mẹ định kì thường gặp rủi ro về vấn đề EHP. SPF là một thuật ngữ kỳ diệu trong ngành công nghiệp này. Theo nghĩa đen, đây là giấy chứng nhận sức khỏe, đặc biệt là đối với giống bố mẹ. Ngày nay, tiêu chuẩn OIE được các nhà cung cấp giống bố mẹ danh tiếng quan tâm hoặc các cơ quan chính phủ có trách nhiệm xác nhận tình trạng SPF. Tuy nhiên, tôm bố mẹ có chứng nhận SPF cũng có khả năng dương tính với EHP, vì nó không thuộc danh sách OIE (2016). Tất nhiên mối lo ngại này sẽ sớm được cải thiện, nhưng ít nhất ở thời điểm hiện tại, việc kiểm tra và phân tích các mẫu được thu thập từ các đàn giống bố mẹ bằng POCKIT EHP PCR là cần thiết, thậm chí ngay cả mẫu có nhãn SPF.

Rủi ro về an toàn sinh học chủ yếu tại các trại giống là từ thức ăn tươi sống. Sử dụng thức ăn tươi sống như trùng chỉ, hào và mực trong nuôi dưỡng giống bố mẹ là việc thường xảy ra ở nhiều trại sản xuất giống trong khu vực châu Á. Các loài ăn lọc tại các khu vực bị nhiễm EHP thường cho kết quả EHP PCR dương tính. Do đó, giải pháp tốt nhất là không sử dụng động vật tươi sống làm thức ăn cho giống bố mẹ. Nếu bắt buộc phải sử dụng thức ăn tươi sống thì chúng cần được đông lạnh trước khi sử dụng vì điều này ít nhất sẽ ngừa được AHPND cũng như những hại khuẩn và EHP. Tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur hoặc đun ở nhiệt độ 70°C trong 10 phút cũng được khuyến cáo vì nó sẽ giết chết các mầm bệnh tôm. Phương pháp chiếu xạ gamma cũng là một cách khác để kiểm soát mầm bệnh. Kiểm tra nguồn thức ăn tươi sống bằng PCR cũng là một sáng kiến. Lưu ý rằng những mẫu thu để kiểm tra PCR nên là các mô tiêu hóa của những loài ăn lọc và số mẫu phải đáp ứng yêu cầu của số liệu thống kê.

Đối với ao nuôi thương phẩm, điều quan trọng là phải thả những con giống không nhiễm EHP ngay đầu vụ nuôi. Cần lựa chọn phương pháp khử trùng thích hợp và kỹ lưỡng cho lần nuôi tiếp theo nếu trang trại nằm trong khu vực bị nhiễm EHP hoặc khi ao đã bị nhiễm bệnh trước đó. Theo khuyến cáo, nên sử dụng NaOH nồng độ ít nhất 0.5 N để khử trùng bể bê tông hoặc bể HDPE. CaO có thể được sử dụng để khử trùng ao đất với tỉ lệ ​​0,5 đến 1 kg cho 1 m2. Đây là những phương pháp cơ bản, tuy nhiên, phân tích PCR liên tục vẫn là chìa khoá để kiểm soát EHP.

Kích cỡ bào tử rất nhỏ, chỉ khoảng trên dưới 1 micron, rất khó nhìn thấy nên cần xét nghiệm PCR để phát hiện sớm bệnh trên tôm

Kích cỡ bào tử rất nhỏ, chỉ khoảng trên dưới 1 micron, rất khó nhìn thấy nên cần xét nghiệm PCR để phát hiện sớm bệnh trên tôm

Chiến lược kiểm soát bệnh EHP trên tôm

Hiện tại chưa có phương pháp hiệu quả nào để chữa bệnh EHP. Làm thế nào để ngăn chặn và kiểm soát là những vấn đề cần quan tâm về EHP. Phòng ngừa nghĩa là dùng các biện pháp an toàn sinh học nhằm giữ EHP ở bên ngoài môi trường nuôi. Ngoài những vấn đề thông thường ra thì cần phải nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc tiệt trùng và chẩn đoán. Kiểm soát cũng là một biện pháp quan trọng để giải quyết EHP. Mặc dù tốc độ lây lan và sinh sản thực sự nhanh nhưng số lượng EHP bên trong cơ thể tôm vẫn có thể được kiểm soát ở mức thấp bằng cách áp dụng các biện pháp thích hợp. Triệu chứng phát triển chậm thường liên quan đến mức độ nhiễm EHP. Khi lượng EHP là dưới ngưỡng tăng trưởng chậm thì tôm phát triển bình thường trong mọi trường hợp.

Các chiến lược kiểm soát EHP sau đây là những nguyên tắc cơ bản của sản phẩm trị EHP trong chuỗi sản phẩm “Giải pháp hàng đầu phòng bệnh EHP trên tôm”: ngăn chặn cơ chế xâm nhập của EHP vào tế bào gan tụy, loại bỏ các bào tử tự do bên ngoài tế bào, cải thiện tình trạng sức khỏe đồng thời hồi phục chức năng của hệ tiêu hoá và tránh các sinh vật ăn lọc – vật chủ trung gian lây truyền EHP trong ao hồ. Quá trình nhiễm bệnh EHP có thể sẽ chậm lại sau khi áp dụng những chiến lược này ở giai đoạn lây nhiễm ban đầu.

Chẩn đoán PCR là công cụ quan trọng nhất để phòng ngừa EHP. Tại các cơ sở sản xuất giống, không chỉ các mẫu phân của giống bố mẹ mà còn tất cả các nguồn thức ăn tươi sống cũng cần được giám sát định kỳ bằng PCR POCKIT. Con giống được sàng lọc trước khi thả giống bằng PCR POCKIT là bước quan trọng nhất để bảo vệ ao ương giống. Tổng số mẫu cần cho phân tích phải từ 150 con giống trở lên với 3 đến 5 lần lặp lại theo quy tắc thống kê. Các dụng cụ nuôi dưỡng phải được khử trùng hoàn toàn trước khi bắt đầu mùa vụ tiếp theo. Đối với hệ thống siêu thâm canh có đáy bê tông hoặc HDPE, bề mặt, ống sục khí, đá bọt và tất cả thiết bị khác phải được xử lý bằng dung dịch natri hydroxit với nộng độ ít nhất là 0.5 N, sau đó ngâm từ 3 đến 5 giờ. Sau đó rửa sạch dung dịch NaOH bằng nước sạch, tất cả các dụng cụ trên để khô hoàn toàn trong một vài ngày hoặc vài tuần, sau đó xử lý một lần nữa bằng clo. Để khử trùng các bào tử EHP tự do trong ao đất, cần tạc vôi sống (CaO) với tỉ lệ 0,5 đến 1 kg/m2. Đất cần được cày (xới) lên trước khi tạc vôi CaO vào, sau đó để yên trong nhiều ngày hoặc vài tuần, cuối cùng dùng clo xử lý thêm lần nữa.

Theo dõi ao nuôi bằng PCR POCKIT liên tục vẫn rất quan trọng sau khi đã thả giống vào ao nuôi. Kích thước lấy mẫu phải là khoảng 50 con, trọng lượng trung bình, trọng lượng của 3 con giống nhỏ nhất, và trọng lượng của 3 con giống lớn nhất nên ghi lại để vẽ ba đường cong tăng trưởng riêng biệt. Chúng có thể giúp theo dõi tốc độ tăng trưởng trong toàn bộ giai đoạn nuôi để xác định xem tôm có phát triển chậm lại hay không. Ba con giống nhỏ nhất được xét nghiệm bằng PCR để sàng lọc EHP định kỳ.

Nhấn mạnh lại rằng “EHP không thể chữa khỏi“, chỉ có thể kiểm soát được vào đầu giai đoạn nhiễm bệnh. Khi mật độ EHP vượt quá ngưỡng và trở nên mất kiểm soát thì bất kỳ biện pháp xử lý nào sẽ không có tác dụng và tôm sẽ bắt đầu suy dinh dưỡng là điều không thể tránh khỏi. Cả hai chẩn đoán ban đầu bằng PCR POCKIT và định lượng bằng IQ REAL qPCR rất quan trọng để có được bức tranh toàn diện về đại dịch EHP. Hiện nay, không có định nghĩa chính thức nào về ngưỡng tăng trưởng chậm từ giới chuyên môn. Tuy nhiên, dữ liệu phân tích qPCR từ các mẫu dương tính tại Châu Á đã làm sáng tỏ vấn đề này. Khi mức độ nhiễm EHP thấp hơn 10 copies/ng DNA gan tụy thì những con tôm đang chậm lớn sẽ được theo dõi hay loại bỏ và chiến lược kiểm soát bệnh tôm sẽ hoạt động như kỳ vọng. Sự tăng trưởng chậm thường xảy ra với mật độ EHP khoảng từ 10 đến 1000 và hiệu quả kiểm soát là không chắc chắn ở phạm vi này. Khi EHP đã ngoài khả năng kiểm soát, mật độ sẽ hơn 1000 copies/ng DNA gan tụy và chiến lược kiểm soát sẽ vô hiệu. Nếu tôm tăng trưởng chậm được quan sát thấy ở giai đoạn này, cần tiến hành thu hoạch sớm để giảm bớt thiệt hại.

Các chiến lược kiểm soát nên được áp dụng ngay lập tức ở giai đoạn khi mức lây nhiễm EHP vẫn có thể kiểm soát được hoặc là biện pháp dự phòng để tránh EHP phát triển trong tương lai. Các chiến lược kiểm soát bao gồm:

(1). Chặn cơ chế xâm nhập của EHP vào tế bào gan tụy.

(2). Giảm hoặc giết các bào tử EHP tự do bên ngoài tế bào

(3). Tăng cường tình trạng sức khoẻ và khả năng phục hồi của hệ tiêu hóa.

(4). Tránh các sinh vật ăn lọc ở đáy ao – trung gian truyền bệnh EHP trong ao nuôi.

1. Bất hoạt cơ chế xâm nhập của EHP vào tế bào gan tụy:

Mặc dù vi bào tử trùng rất đa dạng về vật chủ kí sinh và đặc tính của tế bào nhưng chúng có chung một chu kỳ sống và cơ chế xâm nhập vào tế bào vật chủ.

Thứ nhất, ở pha lây nhiễm, vi bào tử EHP đẩy vòi phân cực (Polar tube) ra và tiêm chất nguyên sinh bào tử (Sporoplasm) vào tế bào chất (Cytoplasm) của vật chủ.

Thứ hai, sự sinh sản quy mô lớn diễn ra bên trong tế bào chủ. Thứ ba, các bào tử trưởng thành và được giải phóng ra ngoài tiếp tục quá trình lây nhiễm. (T. Martin Embley, 2015).

Bệnh EHP trên tôm

Cơ chế xâm nhập của bệnh EHP trên tôm vào tế bào gan tụy

Đặc biệt là bệnh EHP trên tôm có thể lây nhiễm vào tế bào gan tụy bằng cách tiêm chất nguyên sinh bào tử thông qua vòi phân cực chuyên dụng. Tuy nhiên, cơ chế xâm nhập này có thể được ngăn lại nhờ một số hóa chất. Vòi phân cực của vi bào tử EHP rất mẫn cảm với một vài loại enzym có khả năng phân hủy các thành phần của nó, do vậy, ngăn chặn được quá trình nhiễm bệnh. Các bài báo khoa học đã chứng minh khả năng của hai phương pháp này. Nói cách khác, sự lây lan và truyền EHP có thể làm chậm lại bằng cách cho ăn các thức ăn có phủ lớp chất hóa học chức năng và để chúng hoạt động bên trong cơ thể tôm.

2. Giảm hoặc giết các bào tử EHP tự do bên ngoài tế bào:

Không có phương pháp điều trị hiệu quả nào đối với EHP đã xâm nhập vào trong tế bào của tôm nhưng có thể chống lại các bào tử tự do bên ngoài. Theo số liệu nghiên cứu từ một số bài báo khoa học, bacteriocin từ một số chủng vi khuẩn lactobacillus, các chất kháng khuẩn peptit và một số chất từ ​​thiên nhiên có khả năng giết chết các bào tử tự do của vi bào tử trùng này. Nhóm nghiên cứu của ScienChain cũng nhận thấy rằng một số nguyên liệu được đề xuất từ các bài báo trên có thể giết chết EHP. Cho tôm ăn những loại thức ăn đã được trộn với các chất này thì số lượng bào tử EHP tự do sẽ giảm. Khi mức độ nhiễm vẫn còn được kiểm soát, chiến lược này có ích để làm giảm số lượng tế bào bị nhiễm trong chu kỳ phát triển của tôm nhằm giảm tổn thương cho gan tụy. Việc này cũng làm giảm lượng bào tử EHP tự do xuất hiện trong phân. Tỉ lệ lây bệnh và xảy ra dịch sẽ được kiểm soát.

3. Nâng cao tình trạng sức khỏe và khả năng phục hồi của hệ tiêu hóa:

Đây có thể xem như một cuộc chiến tranh diễn ra bên trong gan tụy. Bên cạnh những vũ khí mạnh mẽ, gan tụy cần phải trang bị một hệ miễn dịch có tính phòng thủ cao. Hai chiến lược trước, bao gồm việc ngăn chặn cơ chế xâm nhập của EHP vào tế bào gan tụy và làm giảm hoặc diệt các bào tử tự do bên ngoài tế bào, chủ yếu tập trung vào tránh nhiễm trùng và lan truyền EHP. Một số hóa chất như vitamin, taurine và chất chuyển hóa từ lactobacillus giúp tăng cường sức khỏe cũng như khả năng phục hồi của hệ tiêu hoá ở tôm để đạt được hiệu quả đồng thời với hai chiến lược trước. Rất hữu ích khi bổ sung những chất này cho tôm nhiễm bệnh EHP nhằm tăng cường hệ miễn dịch của chúng.

4. Tránh các sinh vật ăn lọc ở đáy ao – trung gian truyền nhiễm EHP trong ao nuôi:

Những động vật ăn lọc như nghêu, sò, hến, ngao, … là nguồn lây truyền EHP tự nhiên. Các vi bào tử EHP tự do có sẵn trong tôm chết hoặc phân sẽ tích tụ vào bên trong cơ thể những động vật này, sau đó chúng sẽ được giải phóng thông qua phân, đây chính là vấn đề quan trọng trong an toàn sinh học cũng như khử trùng. Để tránh những sinh vật ăn lọc này đi vào ao nuôi, cần tiến hành lọc và xử lý kỹ nguồn nước là rất quan trọng. Tin tốt là EHP không thể nhiễm vào động vật ăn lọc ở đáy đó nữa và có thể dễ dàng xử lý các bào tử khi chúng ở dạng tự do. Sử dụng những lợi khuẩn có khả năng tiết ra các chất kháng khuẩn trong điều kiện yếm khí sẽ giúp giảm bớt số lượng bào tử EHP tự do, giảm được nguy cơ EHP bùng phát.

Kết hợp chẩn đoán và kiểm soát ban đầu là cách tốt nhất và là duy nhất để chống lại EHP. PCR POCKIT và hệ thống định lượng EHP IQ REAL là công cụ chẩn đoán tốt nhất cung cấp kịp thời những thông tin hữu ích. Khi số lượng EHP ở dưới ngưỡng tăng trưởng chậm, điều này cho thấy EHP vẫn có thể kiểm soát được và các chiến lược trên sẽ phát huy tác dụng. Ngoài ra, áp dụng những chiến lược kiểm soát này trước khi ao nuôi bị nhiễm EHP là một cách phòng ngừa đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, khử trùng hợp lí, thả tôm giống không có EHP và kiểm tra thức ăn tươi sống bằng PCR theo định kỳ, luôn là chìa khóa để ngăn ngừa EHP.

Giới thiệu sản phẩm kháng EHP trong chuỗi sản phẩm đến từ Dr.Tom

1. PCR POCKIT cầm tay và Hệ thống Chuẩn đoán EHP IQ plus

POCKIT là loại PCR cầm tay đầu tiên trên thế giới. Nó có thể phát hiện vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng nhạy cảm và đặc thù như chẩn đoán IVD-grade chẩn đoán cấp độ phân tử ở người, trong bệnh viện. Chuỗi chuẩn đoán này bao gồm POCKIT μ (chỉ DNA), POCKIT μ+ (cả DNA và RNA), và POCKIT μ DUO (cặp kênh huỳnh quang (Flourescent channel) cho chẩn đoán đa mồi). Tổng thời gian chạy chuẩn đoán sẽ chưa tới một giờ. Chẩn đoán EHP IQ plus được thực hiện trên nền tảng POCKIT để kiểm tra con bố mẹ, con giống, thức ăn sống, sinh vật ăn lọc và tôm nhỏ. Những bộ POCKIT này có thể dễ dàng vận hành mà không cần thông qua bất kì khóa tập huấn hay kinh nghiệm nào. Các hoạt động trực quan giao diện thậm chí còn dễ dàng hơn các thiết bị điện gia dụng thông thường. Sự dễ dàng làm cho PCR POCKIT trở thành một công cụ thiết yếu để áp dụng an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh, và kiểm soát dịch bệnh.

Máy PCR cầm tay Pockit micro Plus

Máy PCR cầm tay Pockit micro Plus chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh ehp trên tôm

2. Hệ thống PCR định lượng EHP IQ REAL

Hệ thống này có thể phát hiện đồng thời số lượng EHP và ADN tôm. Số liệu về tỷ lệ EHP/ADN tôm, hoặc số lượng nhân bản EHP/1 nanogram ADN gan tụy, được xác định bằng một phản ứng đơn lẻ. Việc đưa ra quyết định đối với ao nuôi rất là quan trọng. Do đó, nếu những kết quả kiểm tra EHP từ POCKIT là dương tính thì những mẫu trên cũng như những mẫu thu thêm cần được gửi đến những phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích số lượng bằng bộ PCR EHP IQ REAL.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2000, IQ REAL là nhãn hiệu hàng đầu về thuốc thử chẩn đoán định lượng bệnh vi bào tử trùng trên tôm. Kỹ thuật này đã được chuyển từ nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Lightner, Đại học Arizona. Đây là hệ thống định lượng EHP đáng tin cậy và được áp dụng cho ngành bệnh tôm.

Bộ kit Real-time PCR IQREAL phát hiện bệnh EHP trên tôm

Bộ kit Real-time PCR IQREAL phát hiện bệnh EHP trên tôm

3. Vinalic

Vinalic được chiết xuất từ thảo dược và nguồn axit hữu cơ pha trộn trong công thức đặc biệt. Vinalic giúp kiểm soát mầm bệnh kháng khuẩn, cân bằng pH trong đường tiêu hóa và tăng cường hiệu quả tiêu hóa cũng như khả năng hấp phụ của tôm.

Vinalic kết hợp nhiều chất tự nhiên được chiết xuất từ thực vật có thể ngăn tế bào EHP xâm nhập thông qua việc ức chế ống phân cực của chúng làm giảm khả năng lây nhiễm và bùng phát dịch trong ao nuôi. Đây là sản phẩm kiểm soát được lượng EHP trong tôm ở giai đoạn nhiễm trùng sơ cấp, tránh hiện tượng tăng trưởng chậm trên tôm.

Vinalic ức chế vi bào tử trùng (EHP) trên tôm

Sử dụng đồng thời Vinalic sẽ mang lại hiệu quả kiểm soát bệnh cao hơn. Các hướng dẫn sử dụng, liều lượng và số lần sử dụng của Vinalic là:

  • Thông thường: Pha loãng 10-20 mL Vinalic với lượng nước vừa đủ và trộn đều cho 1kg thức ăn.
  • Khi tôm có dấu hiệu bệnh: Tăng nồng độ lên 40-50mL Vinalic trộn cho 1kg thức ăn.

5. EM-Tom VS Gốc

EM-Tom VS Gốc là một phức hợp hoàn toàn bằng lợi khuẩn và enzyme tiêu hóa, chúng có thể tồn tại trong hệ tiêu hóa của tôm (Gastrointestinal tract – GI tract) để cung cấp chức năng kháng khuẩn. Một chủng lactobacillus đặc biệt có thể tiết ra chất tiêu diệt EHP tự do ở bên ngoài tế bào. Nó không chỉ có thể làm giảm nguy cơ nhiễm EHP mà còn làm giảm nồng độ EHP trong phân để tránh lây nhiễm ra môi trường. Ngoài ra, chủng lactobacillus chức năng là những chủng vi khuẩn có khả năng kháng mãnh mẽ chủng gây bệnh Vibrio sp. được bán trên thị trường. Những lợi khuẩn này trong tôm giúp nâng cao chức năng của hệ tiêu hóa.

EM-Tom VS Gốc chế phẩm bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho tôm nuôi

Trong quy trình chống bệnh EHP trên tôm, EM-Tom VS Gốc được sử dụng cùng với Vinalic ở giai đoạn nuôi thương phẩm. Sản phẩm này được hoạt hóa ở nhiệt độ trên 30℃ trong 24 đến 48 giờ trước khi trộn vào thức ăn.

6. EM-Tom VS Rhodo

EM-Tom VS Rhodo là sản phẩm chứa loại lợi khuẩn Rhodopseudomonas palustris đã được chọn lọc đặc biệt để phát triển được ở điều kiện môi trường có biến động lớn về nhiệt độ và độ mặn. Công thức lợi khuẩn của vi sinh vật hữu ích (EM) được cấp bằng sáng chế chuyên về xử lý nền đáy ao. Nó giúp thiết lập hệ vi sinh vật hữu ích đáy ao để kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn yếm khí có hại và ký sinh trùng. EM-Tom VS Rhodo chứa chủng vi khuẩn đặc thù có khả năng tiết ra các chất tiêu diệt bào tử EHP nhằm ngăn chặn sự tăng trưởng của EHP, tránh sự tích tụ của bào từ này trong cơ thể sinh vật ăn lọc cũng như giảm nguy cơ nhiễm EHP.

Ứng dụng của chuỗi sản phẩm chống EHP

Chẩn đoán là bước đầu trong phòng ngừa bệnh EHP. Từ tôm bố mẹ, tôm giống và tôm con cho đến thức ăn tươi sống, động vật ăn lọc cùng các vật chủ hoặc vật mang bệnh tiềm năng, tất cả đều nên áp dụng PCR POCKIT để giám sát trong cả quá trình nuôi. Bất kỳ nguồn EHP dương tính nào cũng không được xuất hiện ở các trại sản xuất giống và cần phải tiến hành tiêu hủy, khử trùng ngay lập tức để tránh tình trạng dịch lây lan mất kiểm soát. Thả tôm giống không EHP là tiêu chí quan trọng đầu tiên để thành công. Hướng dẫn thu mẫu và tần xuất chẩn đoán tại các trại giống như sau:

(1) Đối với tôm bố mẹ: chẩn đoán hàng tuần; lấy mẫu khoảng 3% tổng số con, gộp 5 mẫu phân thành 1 mẫu để thực hiện một chẩn đoán bằng PCR POCKIT.

(2) Thức ăn tươi sống: chẩn đoán theo từng mẻ nuôi; thu ít nhất 3 mẫu, chủ yếu là cơ quan tiêu hóa.

(3) Tôm giống: Chẩn đoán trước khi thả; thu 150 mẫu, gộp từ 30 đến 50 con để thực hiện một chẩn đoán bằng PCR POCKIT.

Bên cạnh việc kiểm tra trước khi thả giống, dùng PCR POCKIT kiểm tra hàng tuần ở giai đoạn nuôi thương phẩm là khá cần thiết. Sau đây là một ví dụ về thu mẫu tôm cho PCR. Đầu tiên, ghi lại trọng lượng trung bình của 50 con tôm, 3 con có trọng lượng nhỏ nhất và 3 con có trọng lượng lớn nhất. Sử dụng số liệu này dùng để vẽ 3 đường cong tăng trưởng giúp nhận biết dấu hiệu của sự tăng trưởng chậm. Dùng 3 mẫu có trọng lượng nhỏ nhất để chạy PCR nhằm sàng lọc EHP và các mầm bệnh khác.

Nếu thu được kết quả EHP dương tính bằng PCR POCKIT, những mẫu này nên được gửi đến phòng thí nghiệm PCR chuyên nghiệp để phân tích định lượng EHP bằng hệ thống định lượng IQ REAL. Thu 15 con khác cũng được lấy từ ao đó và gộp 3 con thành một mẫu qPCR. Nói cách khác, ngoài mẫu gốc, 5 phản ứng phụ qPCR nữa nên được thực hiện. Các khảo nghiệm định lượng nên được thực hiện mỗi tuần đối với ao có EHP dương tính. Các nguyên tắc giải thích được khuyến nghị như sau:

– Số lượng EHP là trên 1000 copies/ng DNA gan tụy và quan sát thấy triệu chứng tăng trưởng chậm: ao này nên bỏ.

– Số lượng EHP là trên 1000 copies/ng DNA gan tụy, nhưng không có dấu hiệu của triệu chứng chậm lớn: theo kinh nghiệm trước đây của chúng tôi, ở giai đoạn này hiệu quả kiểm soát rất yếu. Không nên áp dụng các chiến lược đó ngay lập tức. Thay vào đó, nên quan sát liên tục cho đến khi tôm đạt được kích cỡ thương phẩm hoặc dấu hiệu tăng trưởng chậm xuất hiện.

– Số lượng EHP nằm trong khoảng từ 10 đến 1000 copies/ng DNA gan tụy, và quan sát thấy triệu chứng tăng trưởng chậm: nên quan sát liên tục. Khi mà tăng trưởng chậm được thể hiện trên đồ thị tăng trưởng một lần nữa hoặc khi số lượng EHP đạt đến 1000, nên bỏ ao này.

– Số lượng EHP nằm trong khoảng từ 10 đến 1000 copies/ng DNA gan tụy, nhưng không có dấu hiệu của triệu chứng tăng trưởng chậm: áp dụng các chiến lược kiểm soát ngay lập tức. Bán tôm ngay khi đạt đến kích cỡ thương phẩm.

– Số lượng EHP dưới 10 copies/ng DNA gan tụy, nhưng quan sát thấy triệu chứng tăng trưởng chậm: chạy lại qPCR EHP IQ REAL từ các mẫu khác một lần nữa để xác nhận kết quả. Sau khi xác nhận, áp dụng các chiến lược kiểm soát ngay lập tức và quan sát liên tục sự tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng sẽ cải thiện sau khi áp dụng các chiến lược.

– Số lượng EHP dưới 10 copies/ng DNA gan tụy và không có dấu hiệu của triệu chứng tăng trưởng chậm: áp dụng các chiến lược kiểm soát ngay lập tức và quan sát liên tục sự tăng trưởng đến khi thu hoạch.

Có khoảng thời gian cửa sổ giữa kết quả PCR của POCKIT và kết quả của IQ REAL qPCR. Để tránh mọi sự giải thích sai và rủi ro, các chiến lược kiểm soát nên được áp dụng trong khoảng thời gian này. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng của sản phẩm chống bệnh EHP trên tôm ở giai đoạn nuôi thương phẩm. Các tần suất và liều lượng như sau, khoảng 4 ngày mỗi chu kỳ. (Bản For grow-out EHP control)

Những hiệu quả từ các sản phẩm trong chuỗi giải pháp chống EHP

1. Làm chậm sự phát triển EHP trong cơ thể tôm: bằng cách bất hoạt cơ chế kết dính giữa EHP và tế bào gan tụy, và làm giảm bào tử không nhiễm EHP bên ngoài tế bào, số tế bào bị nhiễm bệnh và sự tiến triển của bệnh có thể được kiểm soát đáng kể. Vì lượng EHP thấp hơn mức ngưỡng có thể kiểm soát, sản phẩm trong chuỗi giải pháp chống EHP có thể làm chậm sự phát triển của EHP để tránh những tổn hại to lớn của gan tụy trong một thời gian ngắn.

2. Cải thiện tình trạng sức khỏe của đường tiêu hoá: chiến thắng cuộc chiến chống lại EHP, cung cấp các chất bổ sung cần thiết cho gan tụy và bảo vệ toàn bộ hệ thống đường tiêu hóa bằng probiotic có thể củng cố tình trạng sức khỏe tôm. Các chất chuyển hóa từ lactobacillus rất hữu ích giúp các tế bào gan tụy phục hồi từ những tổn hại do bệnh EHP trên tôm gây ra. Những tế bào gan tụy khỏe mạnh hơn có thể chống lại bệnh EHP tốt hơn. Ngoài bệnh EHP ra thì vibrio cũng là vấn đề lớn đối với tôm. Những mầm bệnh này có thể làm cho mọi thứ tồi tệ hơn khi tôm ở điều kiện yếu hơn. Sản phẩm trong chuỗi có thể giúp kiểm soát mầm bệnh vibrio không chỉ bên trong tôm mà còn trong nước để tránh mọi tác động xấu.

3. Tránh EHP lan rộng trong ao: điều quan trọng là giảm các bào tử EHP tự do thải ra trong nước, và để làm giảm khả năng lây truyền qua đường ăn uống do tôm khỏe mạnh ăn những thứ bị nhiễm EHP. Cả hai đều có liên quan với phân từ tôm nhiễm EHP và những loài ăn lọc nhiễm EHP. Bằng cách trộn các nguyên liệu có thể giết chết các bào tử EHP tự do và lactobacillus giải phóng bacteriocin với thức ăn tôm, các bào tử tự do trong phân và ruột giữa có thể được tiêu huỷ để tránh sự lây lan rộng rãi hơn nữa. Số lượng EHP bên trong những loài ăn lọc cũng có thể được giảm xuống bởi các sản phẩm probiotic chức năng kị khí.

4. Giảm nhẹ triệu chứng tăng trưởng chậm: đây là mục đích chính của sản phẩm trong chuỗi giải pháp chống EHP. Khi bệnh tiến triển chậm lại, sự tổn thương gan tụy được kiểm soát, và cung cấp các chất dinh dưỡng bổ sung phù hợp, các triệu chứng tăng trưởng chậm sẽ có thể được giảm nhẹ. Nhấn mạnh lại rằng các chiến lược kiểm soát trên chỉ hữu ích ở giai đoạn lây nhiễm ban đầu.

5. Giảm khả năng nhiễm EHP của vụ nuôi tiếp theo: cần khử trùng kỹ càng đồng loạt một khi ao đã bị nhiễm EHP. Chi phí cao, có nhiều khó khăn. Điều quan trọng là tiêu hủy các bào tử EHP còn lại, đặc biệt là lượng EHP tồn lưu ở lớp bùn đáy bằng cách khử trùng, để giảm rủi ro ở vụ nuôi tiếp theo. Sử dụng các chiến lược kiểm soát trước khi bị nhiễm EHP là một phương pháp tối ưu. Tất nhiên là chi phí cao hơn, nhưng nó có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh EHP trên tôm, và để tiết kiệm một số chi phí từ các tiến trình khử trùng phức tạp.

6. Thiết lập khả năng phân tích rủi ro: hệ thống POCKIT trang bị công cụ chẩn đoán tại chỗ cho ngành nuôi tôm công nghiệp. Tôm bố mẹ, tôm giống, juvenile, thức ăn sống, và mọi yếu tố rủi ro khác từ môi trường đều có thể kiểm tra. Việc kiểm tra định kỳ và giám sát môi trường có thể xác định được các mối đe dọa an ninh sinh học tiềm ẩn từ virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Chi phí để duy trì hệ thống an ninh sinh học hoàn hảo là vô cùng tốn kém, và mục tiêu “hoàn hảo” là thường không thể thực hiện được. Dành các nguồn lực có giá trị cho các vấn đề chính thì thực tế hơn, và POCKIT là công cụ tốt nhất để xác định chúng.

Nguồn: www.scienchain.com

Dịch: Hoa Lý

XEM THÊM:

Tìm hiểu vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus là gì? Cách tiêu diệt hiệu quả

 

Tìm kiếm liên quan:

  • bệnh vi bào tử trùng trên tôm
  • bệnh vi bào tử trùng ehp trên tôm
  • vi bào tử trùng là gì
  • ehp là gì
icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154