Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu thì TỐT?

Cách đây ít ngày Dr.Tom có chia sẻ cho quý bà con về cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm. Hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ về độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng giúp bà con có thêm kiến thức để vận dụng vào quá trình quản lý ao nuôi một cách hiệu quả nhất.

Vậy độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng là bao nhiêu?

So với tôm sú, tôm thẻ chân trắng thích nghi với độ mặn thấp hơn. Ở độ mặn thấp (5 – 15 ‰) tôm sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với độ mặn cao. Đó là do ở độ mặn thấp thấp sẽ khiến sự trao đổi (protein) trong cơ thể tôm tốt hơn và khi độ mặn thấp thì tôm bắt buộc phải sử dụng tổng acid amin tự do (free amino acid pool) để bù vào sự thay đổi thể tích tế bào vì thế mà thời gian nuôi tôm ngắn và có thể nuôi được ở mật độ cao.

Nắm bắt được ảnh hưởng của độ mặn trong ao nuôi tôm sẽ giúp tôm sinh trưởng, phát triển đều

Nắm bắt được ảnh hưởng của độ mặn trong ao nuôi tôm sẽ giúp tôm sinh trưởng, phát triển đều

Độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng từ 5 – 15‰ , khi độ mặn tăng quá cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây hại phát triển dẫn đến các dịch bệnh như: các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng, phát sáng và EMS… đặc biệt là ảnh hưởng đến chu kỳ lột vỏ của tôm nuôi.

Môi trường thuận lợi nhất cho tôm thẻ sinh sản và phát triển: nhiệt độ nước 28 – 30 độ C, độ mặn tốt nhất 10 – 15‰, độ pH từ 7,5 – 8,5 độ trong 30 – 40cm, nước có màu xanh lục, xanh vỏ đậu hoặc màu mận chín.

Những điều cần lưu ý khi nuôi tôm thẻ ở độ mặn thấp

Thông thường, tôm giống được sản xuất ở độ mặn trên 20 ‰, do đó, khi mua tôm giống về bà con cần phải hạ độ mặn cho tôm. Để tránh gây sốc, tiến hành 3 giờ hạ độ mặn một lần, mỗi lần không quá 2 ‰ để nắm được độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng và lưu ý:

– Trong tháng nuôi đầu tiên, điều chỉnh độ mặn phù hợp với tôm nuôi từ 5 – 15 ‰, giữ độ mặn không thấp hơn 7 – 8‰ nhằm giảm tối đa việc gây sốc cho tôm nuôi.

– Tháng thứ 2 nên pha thêm nước ngọt vào ao để hạ độ mặn xuống dần nhưng không được dưới 5‰.

– Cấp nước cho ao nuôi từ ao lắng diện tích chiếm từ 15 – 20% và độ sâu tối thiểu là 1,5 m. Nước phải để lắng và được xử lý ít nhất 7 ngày trước khi cấp nước vào cho ao nuôi thịt.

Tham khảo thêm bài viết: cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng

  • Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở Miền Tây

– Thường xuyên sử dụng PCR xét nghiệm bệnh trên tôm để phát hiện kịp thời các bệnh nguy hiểm như: đốm trắng, đầu vàng, phân trắng, hoại tử gan tụy cấp tính,… Đây là dòng sản phẩm đến từ Tập đoàn GeneReach với thiết kế đơn giản chỉ cần cho mẫu thử và ấn Start và đợi kết quả trên màn hình.

Tham khảo sử dụng máy PCR của ScienChain để sàng lọc bệnh tôm khi đã điều chỉnh độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng

Tham khảo sử dụng máy PCR di động Pockit Xpress của GeneReach để sàng lọc bệnh tôm

– Quan sát, theo dõi đáy ao thường xuyên, sử dụng chế phẩm vi sinh EM-Tom VS Rhodo để xử lý đáy, làm sạch nguồn nước.

– Tảo phát triển quá mức dẫn đến bệnh đóng rong ở rêu nên sử dụng vi sinh để diệt tảo, thay nước để giảm mật độ tảo.

– Bổ sung thêm men tiêu hóa có lợi cho tôm, giúp cải thiện hệ miễn dịch, giúp tôm kích thích bắt mồi, tăng trưởng và sinh trưởng đều.

–  Độ mặn thay đổi sẽ tác động đến các yếu tố khác thay đổi theo như độ pH, độ kiềm và hàm lượng oxy trong ao nuôi. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường để kịp thời xử lý.

– Trong trường hợp tôm lột vỏ chậm cần bổ sung khoáng chất và vitamin C, khoáng chất vào thức ăn hoặc tạt xuống ao nuôi để thúc đẩy tôm lột vỏ nhanh và cứng.

THẢM KHẢO CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỘ MẶN AO NUÔI TÔM

Với những chia sẻ vừa rồi về độ mặn thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng trên đây sẽ giúp bà con có thêm những kiến thức bổ ích về tôm thẻ, từ đó áp dụng vào thực tiễn vào trang trại của mình. Dr.Tom khuyến cáo bà con nên nuôi tôm an toàn sinh học – nói không với kháng sinh, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Chúc bà con nuôi tôm thành công!

XEM THÊM >> Kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp

Tìm kiếm liên quan:

  • độ mặn thích hợp nuôi tôm sú
  • cách tăng độ mặn cho ao nuôi tôm
  • ảnh hưởng của độ mặn đến tôm
  • nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt
  • nâng độ mặn trong ao nuôi tôm

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154