Đặc điểm sinh học của tôm sú - Tìm hiểu tổng quan về tôm sú

Tôm sú được biết đến là loại tôm thương phẩm dễ nuôi và đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, để tôm đạt được sản lượng cao đòi hỏi bà con cần phải nắm được các đặc điểm sinh học của tôm sú cũng như điều kiện và môi trường sống của chúng.

Người nuôi cần tìm hiểu về tôm sú cũng như đặc điểm sinh học của nó

Người nuôi cần tìm hiểu về tôm sú cũng như đặc điểm sinh học của nó

– Tên tiếng anh: Giant tiger prawn

– Tên khoa học: Penaeus monodon

– Tên gọi khác: Penaeus carinatus, Asian tiger shrimp

Phân loại

– Ngành: Arthropoda
– Lớp: Crustacea
– Bộ: Decapoda
– Họ chung: Penaeidea
– Họ: Penaeus Fabricius
– Giống: Penaeus
– Loài: Monodon
– Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius

Đặc điểm sinh học của tôm sú

Đặc điểm sinh học của tôm sú khác với tôm thẻ chân trắng

Đặc điểm sinh học của tôm sú khác với tôm thẻ chân trắng

Tôm sú là loài động vật máu lạnh, rất mẫn cảm với dịch bệnh, đặc biệt là khi thời tiết và mội trường sống thay đổi thất thường.

– Chúng có tập tính hoạt động và ăn nhiều hơn vào ban đêm.

– Trong giai đoạn trưởng thành, tôm sú sống vùi dưới đáy ao.

– Quá trình sinh trưởng của tôm gắn liền với khả năng lột xác của cá thể.

Tùy thuộc vào tầng nước, độ đục, thức ăn mà màu sắc cơ thể của tôm là khác nhau từ màu xanh lá cây, nâu, đỏ, xám, xanh. Tôm sú có lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc màu đen và màu vàng. Tôm thành thục có thể đạt đến 33cm chiều dài và tôm cái thường lớn hơn tôm đực.

Môi trường sống của tôm sú

– Điều kiện sống của tôm sú ở nhiệt độ từ 18 – 30 độ C. Khi nhiệt độ quá giới hạn chịu đựng thì tôm sẽ bị rối loạn sinh lý và chết (với các biểu hiện như cong cơ, đục cơ, tôm ít hoạt động, ngừng ăn, tăng cường hô hấp).

– Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà độ mặn thích hợp cho tôm sú là khác nhau. Độ mặn ảnh hưởng đến độ kiềm, độ pH, khả năng sinh trưởng của tôm nuôi. Nếu độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của tôm sẽ gây ra các phản ứng sốc cho cơ thể, làm giảm khả năng kháng bệnh của chúng.

– Độ trong thích hợp nuôi tôm sú khoảng 30 – 40 cm

– Độ pH thích hợp dao động từ 7.5 – 8.5 và dao động trong ngày không quá 0.5. Nếu pH quá cao hoặc quá thấp so với mức thích hợp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự duy trì cân bằng pH của máu trong cơ thể gây bất lợi cho sự sống của tôm.

– Trong ao nuôi tôm, độ kiềm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ đểm của hệ sinh thái ao nuôi – Đây được xem là chỉ tiêu quan trọng các tác dụng làm giảm sự biến động của pH trong nước, hạn chế tác hại của các chất độc có sẵn trong nước. Độ kiềm thích hợp cho tôm sú là  80 – 120mg/l.

– Các chất khí hòa tan: hàm lượng oxy, CO2, H2S ở mức ổn định

=> Lưu ý: Để môi trường sống của tôm sú về mức ổn định như trên thì bà con cần phải thả giống đúng mùa vụ và có hiểu biết từ khâu cải tạo đến khâu thả giống, quản lý ao nuôi một cách tốt nhất.

THAM KHẢO NGAY >> đặc điểm của tôm thẻ chân trắng

Tập tính của tôm sú

1. Thức ăn của tôm sú.

Tập tính của tôm sú là ăn tạp, chúng thường ăn các loài giáp xác, thực vật dưới nước, giun nhiều tơ, côn trùng,… Tùy vào từng giai đoạn mà loại thức ăn của tôm cũng khác nhau, cụ thể:

(I) Giai đoạn ấu trùng: Giai đoạn này tôm sú ăn tảo, luân trùng, vật chất hữu cơ có nguồn gốc từ động và thực vật

(II) Giai đoạn tôm bột: Tôm ăn các loại giáp xác nhỏ, ấu trùng, các loại nhuyễn thể, giun nhiều tơ,.. Trong hiai đoạn này chúng cũng có thể ăn các loại thức ăn được chế biến sẵn

(III) Giai đoạn tôm trưởng thành: Tôm sú có thể ăn được các loại giáp xác sống dưới đáy, giun nhiều tơ và hậu ấu trùng các loài động vật đáy. Tôm trưởng thành cũng có thể ăn các loại thức ăn công nghiệp

Tôm sú ăn bằng cách dùng 2 càng để bắt mồi sau đó đưa thức ăn vào miệng để gặp, thời gian tiêu hóa thức ăn trong dạ dày là khoảng 4 – 5 giờ.

Cho tôm ăn bằng nhá để dễ dàng theo dõi sức ăn của tôm - đặc điểm sinh học của tôm sú

Cho tôm ăn bằng nhá để dễ dàng theo dõi sức ăn của tôm

=> Lưu ý: Nên sử dụng nhá cho tôm ăn để có thể dễ dàng theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp nhất.

2. Sinh trưởng

Đặc điểm sinh học của tôm sú là loài giáp xác có lớp vỏ kitin bao bọc bên ngoài cơ thể, cho nên sự sinh trưởng của tôm mang tính gián đoạn và đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. Khi trọng lượng và kích thước tăng lên tôm phải tiến hành lột xác, quá trình này được diễn ra vào ban đêm.

3. Sinh sản

Tôm sú có con đực nhỏ hơn con cái, vào mùa giao phối con cái lột xác không bơi mà nằm sát đáy, con đực đến và bắt đầu giao phối. Tinh trùng của con đực sẽ chuyển sang túi chứa tinh trùng của con cái, sau đó buồng trứng của con cái sẽ phát triển. Sau khi giao phối, con cái hầu như không lột xác nữa và cũng không phát triển kích thước.

Tôm sú thường đẻ trứng vào ban đêm lúc gần sáng, mỗi tôm mẹ thường để từ 300.000 – 1.200.000 trứng (tôm sú tự nhiên). Trứng được thụ tinh sẽ nở thành ấu trùng, sau nhiều lần lột xác ấu trùng biến thái qua các giai đoạn: Trứng =>  Naupli => Protozoea => Mysis => Postlarvae => Tiền trưởng thành => Tôm trưởng thành.

Hình ảnh thể hiện vòng đời của tôm sú - đặc điểm sinh học của tôm sú

Hình ảnh thể hiện sự sinh sản và phát triển của tôm sú

Vòng đời của tôm sú

Vòng đời của tôm sú có sự thay đổi theo loài, theo giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài tự nhiên tuổi thọ của tôm sú đực là 2 năm, tôm sú cái là 1,5 năm.

KẾT LUẬN:

Trên đây là những chia sẻ đầy đủ về đặc điểm sinh học của tôm sú, hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết giúp bà con hiểu rõ hơn về đặc điểm của loại tôm này. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ số Hotline 090 107 1154 để được hỗ trợ từ chuyên gia Dr.Tom.

XEM THÊM

>> Kỹ thuật nuôi tôm sú nước mặn hiệu quả giúp bà con “giàu to”

>> Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú thâm canh hiệu quả cao

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154