Chlorine Aquafit - Calcium hypocholorite 70%, Ca(OCl)2, Ấn Độ, 45kg/thùng

Viết bình luận

Liên hệ

Trạng thái: Còn hàng

Mã code: 7778-54-3
Thương hiệu: Ấn Độ
Chlorine Aquafit hay Clorin Ấn Độ tồn tại ở dạng vảy nhỏ màu trắng. CTHH: Ca(OCl)2. CAS: 7778-54-3. Xuất xứ: Ấn Độ. Quy cách: 45 kg/thùng. Aquafit có tính oxi hóa mạnh, tính diệt khuẩn cao và dễ dàng hòa tan trong nước. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi để sát khuẩn, chất oxy hóa và khử trùng.

Đặt Mua Ngay

Mô tả sản phẩm

Mô tả sản phẩm

Tên sản phẩm Chlorine Aquafit – Ấn Độ
Công thức hóa học Ca(OCl)2
Tên thường gọi Chlorine Ấn Độ, Calcium hypocholorite, Chlorine of lime
Xuất xứ Ấn Độ
Hàm lượng 70%
CAS 7778-54-3
Ứng dụng – Chlorine Ấn Độ sát khuẩn tốt, là chất oxy hóa mạnh. Dùng cho Ngành thủy sản, thú y, xử lý nước, xử lý nước thải,…

– Khử trùng, sát khuẩn nước sinh hoạt, nước thải, nước cấp nuôi sinh vật.

– Khử trùng nước và môi trường nơi gần bãi rác, vùng lũ lụt, thiên tai.

– Khử trùng, sát khuẩn dụng cụ, thiết bị, vật tư ao nuôi, trang trại, phòng Lab, nhà trại.

– Phòng chống dịch bệnh, sát trùng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

– Tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh, tảo độc, cá tạp, giáp xác…trong ao nuôi tôm, cá.

– Thay thế các sản phẩm Cloramin B, Cloramin T, TCCA, Javen.

Tính chất – Aquafit tồn tại ở dạng vảy nhỏ màu trắng.- Aquafit có tính oxi hóa mạnh, tính diệt khuẩn cao và dễ dàng hòa tan trong nước.

– Tỷ trọng tương đối (ở 20ᵒC):  2,35 g/cm3
– Điểm bùng cháy: Không cháy
– Độ hòa tan trong nước (ở 20ᵒC): 200 g/l

– Nhiệt độ phân hủy: > 177ᵒC

Thành phần
 ClO ≥ 70,0%
Ca(OH)2 ≤ 18,0%
CaCO3 ≤ 6,5%
Độ ẩm ≤ 5%
Quy cách 45 kg/thùng
Bảo quản Nơi khô giáo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

 

Chlorine thường được dùng với mục đích chính là khử trùng nhằm diệt hay bất hoạt các vi sinh vật trong nước. Chlorine được thử nghiệm ở Bỉ (Begium) năm 1903 và được sử dụng đầu tiên tại Chicago (Mỹ) năm 1908. Ngoài ra, chlorine còn được dùng như một chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất khử trong nước (Fe2+, Mn2+, H2S, NO2 …). Ở Việt Nam, chlorine cũng được sử dụng phổ biến để xử lý nước nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm sú và cá tra thâm canh. Sử dụng chlorine hợp lý sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng, nhưng nếu sử dụng không hợp lý sẽ gây tác hại cho môi trường và con người.

Tác dụng và hiệu quả khử trùng của các dạng chlorine

Các nguồn chlorine thương mại phổ biến là chlorine (Cl2), hypochlorite canxi [Ca(OCl)2] và hypochlorite natri (NaOCl). Chlorine có thể tan 7160mg/L trong nước 20oC và nó phản ứng để tạo ra HOCl và HCl, HOCl tiếp tục ion hóa tạo ra ion OCl:

Cl2 + H2O = HOCl + HCl

HOCl  = OCl + H+

Hypochlorite canxi và hypochlorite natri hòa tan trong nước cũng tạo ra OCl. Sự hiện diện của các dạng chlorine phụ thuộc vào pH của nước (xem hình trên), dạng Cl2 không hiện diện khi pH lớn hơn 2, HOCl là dạng phổ biến nhất khi pH nằm trong khoảng 1-7,48 , HOCl=OClkhi pH = 7,48 và OCl thì cao hơn HOCl khi pH trên 7,48. Mức độ nhạy cảm của vi sinh vật đối với các dạng chlorine phụ thuộc rất lớn vào tốc độ khuếch tán vào trong tế bào, HOCl có hiệu quả khử trùng mạnh hơn OCl khoảng 100 lần do HOCl có kích thước phân tử nhỏ và trung hòa điện tích nên dễ dàng khuếch tán vào tế bào hơn so với OCl. Do đó, chlorine chỉ có hiệu quả khử trùng cao khi pH nhỏ hơn 6. Không nên dùng chlorine khi pH lớn hơn 7,48 và không được bón vôi trước khi khử trùng nước. Các bào tử của vi sinh vật có khả năng chịu đựng chlorine ở nồng độ cao so với tế bào sinh dưỡng bởi vì chlorine khó khuếch tán qua vỏ của bào tử.

Cơ chế tác dụng của chlorine trong khử trùng là HOCl phản ứng với hệ enzyme oxy hóa glucose và các hoạt động trao đổi chất, kết quả gây chết tế bào. Phản ứng này có liên quan đến sự oxy hóa của HOCl đối với enzyme có chứa gốc HS. Đa số virus đều không có enzyme chứa gố HS nên chlorine hầu như khôngcó tác dụng diệt hay bất hoạt virus (trừ một số trường hợp cụ thể được chỉ định).

Để diệt vi sinh vật nước ngọt có thể dùng 1,5 mg/L của Cl (tương đương 6 mg/L của Ca(OCl)2 70%). Trong môi trường mặn lợ do độ pH thường khá cao nên khử trùng với nồng độ 5-7 mg/L của Cl (tương đương 20-30 mg/L của Ca(OCl)2 70%).

Tác dụng oxy hóa của chlorine

Chlorine (Cl2, NaOCl, Ca(OCl)2) còn có tác dụng oxy hóa các ion khử vô cơ (Fe2+, Mn2+, NO2- và H2S) và hợp chất hữu cơ. Các phản ứng oxy hóa này thường chuyển hóa các chất độc thành các chất không độc. Cl2, HOCl, và OCl cũng bị khử thành dạng Cl, ít độc. Để oxy hóa 1mg/L H2S, Fe2+, Mn2+ và NO2- cần dùng lần lượt là 8,5 mg/L, 0,6 mg/L, 1,3 mg/L và 1,5 mg/L của Cl. Do đó, sự hiện diện của hợp chất hữu cơ và khử vô cơ trong nước làm tăng liều lượng chlorine khi khử trùng.

Sử dụng Chlorine Aquafit Ấn Độ như nào để hiệu quả, an toàn

Đối với Chlorine aquafit Ấn Độ hàm lượng 70%, cách dùng cũng tương tự như loại Chlorine 70% dạng bột. Liều lượng dùng để tiêu diệt các loại vi sinh vật, khử trùng nước tùy thuộc vào hàm lượng Chlorine có trong Calcium hypochloride và nồng độ pH môi trường, hàm lượng chất hữu cơ, độ trong của nước, ammonia,…

+ Nước ngọt: 6mg/l Ca(ClO)2 70%.

+ Nước lợ: 20 – 30mg/l Ca(ClO)2 70%.

Với hàm lượng Chlorine 70%, có thể sử dụng 50 –100ppm để khử trùng đáy ao và 20 –30 ppm để khử trùng nước ao. Trong ao đang nuôi tôm cá có thể dùng với hàm lượng 0,1 – 0,2 ppm.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Chlorine Aquafit

– Giảm tác dụng trong môi trường nước mặn, pH kiềm, môi trường có nhiều cặn bã hữu cơ, các chất lơ lững. Do đó trong các trường hợp này cần tăng liều sử dụng để tạo được hiệu quả.

– Khi dùng liều cao cần loại bỏ Chlor dư thừa sau 24 giờ bằng Thiosulfat sodium (Na2S2O3).

– Phản ứng oxy hoá giữa chlorine và các chất hữu cơ sẽ tạo ra acid humic, fulvic lắng đọng đáy ao gây hại tôm cá.

– Chloride có tính bốc hơi, tác động tầng mặt nên tác động hạn chế khi cần sử dụng sát trùng nền đáy ao nuôi.

– Khi lấy bột Clo cần tránh nơi có gió mạnh vì nó có thể thổi bay vào người.

– Khi pha bột Clo, thực hiện theo quy trình đổ nước từ từ vào bột Clo, không làm ngược lại.

– Nếu dây bột Clo vào mắt, ngay lập tức dùng nước rửa sạch.

– Chlorine có tính ăn mòn và chỉ có hiệu quả trong vài tiếng. Vì vậy cần kiểm tra nước và châm định kỳ để duy trì chất lượng nước là tốt nhất.

– Trường hợp sốc Clo để diệt rong rêu tảo, lượng Chlorine sử dụng cần gấp 3 lần liều lượng thông thường, tuy nhiên không được lạm dụng nhiều.

– Ánh nắng có tia UV và nồng độ pH cao sẽ làm giảm hiệu quả xử lý nước của Chlorine khiến cho nồng độ Clo không ổn định. Giải pháp là bạn có thể thêm một chút Axit Cyanuric hoặc thực hiện vào buổi tối.

– Oxy già có thể trung hòa Clo trong nước

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đến

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154