Tổng quan về bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng bà con đã biết chưa?

Bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ nuôi. Vậy thực chất bệnh Taura là gì, biểu hiện và cách phòng trị như thế nào hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng đỏ đuôi - Dấu hiệu hội chứng Taura

Tôm thẻ chân trắng đỏ đuôi – Dấu hiệu hội chứng Taura

Bệnh Taura hay còn gọi là hội chứng Taura xuất hiện đầu tiên vào tháng 6 năm 1992 tại Ecuador. Từ năm 1992 – 1997 bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng bùng phát mạnh, gây thiệt hại nặng nề ở hầu hết các vùng nuôi tôm công nghiệp ở Châu Mỹ (khoảng 2 tỉ USD trong thời gian này).

Bệnh do giống Picornavirus gây nên, đây là loại virus có hình cầu 20 mặt, kích thước khoảng 30 – 32 mm với cấu trúc nhân ssRNA. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn nuôi từ 14 – 40 ngày tuổi, cỡ 0,05 – 7,0 g. Dịch bệnh Taura rất nguy hiểm, có khả năng lây lan cao và gây chết lên đến 95%.

Các triệu chứng của bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng thường có biểu hiện tương đương như các loại bệnh khác. Khi bị bệnh tôm yếu, èo ruột, vỏ mềm, bơi lờ đờ trên mặt nước, gan tụy có màu vàng hơn bình thường, mang và đuôi có thể bị sưng. Thông thường, bệnh thường chia làm 3 giai đoạn: cảm nhiễm, chuyển tiếp và mãn tính được phân biệt một cách rõ rệt.

Biểu hiện của bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng 

Biểu hiện của bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng 

– Bệnh ở dạng cảm nhiễm đuôi tôm chuyển màu đỏ với các dấu hiệu mềm vỏ, ruột không có thức ăn, ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm. Nếu tôm lớn > 1g/con thì có thể nhìn thấy tôm hôn mê ở ven bờ hoặc trên tầng mặt ao.

– Trong giai đoạn chuyển tiếp xuất hiện các đốm đen trên biểu bì, tôm có hoặc không có dấu hiệu phồng đuôi và chuyển màu đỏ. Tôm yếu lờ đờ, soi dưới kính hiển vi thấy xuất hiện dấu hiệu biểu bị hoại tử.

– Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, tôm xuất hiện nhiều đốm đen nhiễm melanin hơn vì lúc này biểu bì bị hoại tử.

Hiện nay, bằng các giải pháp chọn lọc di truyền, các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra giống tôm thẻ có khả năng đề kháng với hội chứng Taura ở Thái Lan và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, họ vẫn chưa tìm ra liệu pháp điều trị hội chứng Taura trên tôm thẻ chân trắng khi đã bị mắc bệnh và bắt đầu chết. Vì thế, người nuôi tôm cần có những phương pháp phòng bệnh ngay từ ban đầu.

>>> Tham khảo ngay bài viết: Các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng

Cách Phòng ngừa bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng

Cách phòng ngừa bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng được áp dụng theo phương pháp phòng bệnh tổng hợp như việc quản lý và tối ưu hóa môi trường nước ao trong ao nuôi, nước cấp và ao phải qua xử lý và lắng lọc.

– Lựa chọn những con giống chất lượng, có khả năng kháng hội chứng Taura trên tôm thẻ.

– Bằng kỹ thuật hiện đại PCR chẩn đoán chính xác bệnh trên tôm ở mức độ gen (DNA/RNA). Đây là phương pháp cho kết quả đáng tin cậy với độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc xét nghiệm phát hiện sớm hội chứng Taura trên tôm giống.

Quy trình xét nghiệm bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng bằng phương pháp PCR

Quy trình xét nghiệm hội chứng Taura trên tôm thẻ chân trắng bằng phương pháp PCR

– Chọn thức ăn có chất lượng, đảm bảo chất dinh dưỡng, cho ăn đúng liều lượng, thường xuyên quan sát và theo dõi sức khỏe tôm nuôi hàng ngày.

– Khi tôm bị nhiễm bệnh cần phải loại bỏ những con tôm chết khỏi ao để duy trì môi trường nước và tránh nhiệm bệnh do tôm khỏe ăn tôm chết.

– Định kỳ sử dụng các  chế phẩm vi sinh, vitamin để xử lý nước và tăng sức đề kháng trên tôm để phòng bệnh một cách tốt nhất.

Bệnh Taura trên tôm thẻ chân trắng rất nguy hiểm và khó có thể điều trị khi tôm bị nhiễm bệnh. Do đó, Dr.Tom khuyến cáo bà con nên nuôi tôm an toàn sinh học để đem đến một mùa vụ thắng lợi lớn.

XEM THÊM >> Bệnh đầu vàng trên tôm – Hướng dẫn cách phòng trị an toàn và hiệu quả

Tìm kiếm liên quan: bệnh hồng thân ở tôm thẻ chân trắng

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154