Giải pháp phòng trị bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng là một trong những căn bệnh phổ biến và thường xuất hiện trong những ao nuôi tôm thương phẩm tại Việt Nam. Bệnh tuy không gây mất mùa như đốm trắng, đầu vàng nhưng có thể khiến tôm chết rải rác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm của tôm.

Bệnh mềm vỏ trên tôm thẻ với các biểu hiện như tôm bị ốp thân, tôm lột rớt đáy, mềm vỏ, mỏng vỏ, vỏ có màu sẫm, bị nhăn, gồ ghề,… làm giảm sức đề kháng của tôm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm bệnh tấn công khiến tôm suy yếu, chậm phát triển và chết rải rác sau vài ngày bị nhiễm bệnh.

Bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng khiến tôm yếu, bỏ ăn và chậm lớn

Bệnh mềm vỏ trên tôm thẻ chân trắng khiến tôm yếu, bỏ ăn và chậm lớn

Vậy nguyên nhân tôm bị mềm vỏ là gì?

Tùy vào môi trường nuôi, nguồn nước và chế độ dinh dưỡng mà các nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ trên tôm thẻ chân trắng là khác nhau, một số nguyên nhân chủ yếu như:

– Tôm thiếu dinh dưỡng: Hiện tượng này xảy ra khi nguồn thức ăn không đảm bảo chất lượng, thiếu khoáng chất và các vitamin, khiến tôm thiếu dinh dưỡng và dẫn đến mềm vỏ.

– Do môi trường ao nuôi: Ao nuôi chứa độc tố từ tảo hoặc độc tố từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp nhiễm từ nguồn nước, gây ảnh hưởng lớn đến chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng.

– Độ mặn và độ kiềm: Độ mặn thấp, độ kiềm thấp cũng là một trong những nguyên nhân khiến ao nuôi thiếu khoáng chất, không đáp ứng được yêu cầu hình thành vỏ mới, vì thế sau khi lột vỏ tôm không có được lớp vỏ mới cứng như ban đầu.

Ngoài ra, nuôi tôm với mật độ cao, dày đặc, môi trường nuôi thường xuyên biến động cũng có thể làm tôm dễ nhiễm bệnh.

Bệnh mềm vỏ là nguyên nhân tôm thẻ chân trắng chết

Bệnh mềm vỏ là nguyên nhân tôm thẻ chân trắng chết

>>> Tham khảo ngay bài viết: Nguyên nhân tôm thẻ bỏ ăn là do đâu? Cách khắc phục hiệu quả?

Giải pháp Phòng Trị bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng An Toàn nhất

Phòng bệnh là một trong những bước rất quan trọng, thực hiện đúng quy trình cải tạo ao (cơ học, hóa học, sinh học) sau đây sẽ giúp bà con phòng ngừa bệnh mềm vỏ trên tôm một cách hiệu quả và an toàn nhất.

– Kiểm tra nguồn nước cấp cho ao nuôi, tránh sử dụng những loại nước thải công nghiệp, nông nghiệp có chứa chất độc hại.

– Bổ sung chất khoáng định kỳ cho ao nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo vỏ ở tôm.

– Lựa chọn thức ăn từ nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng, đầy đủ các chất dịnh dưỡng, hạn sử dụng còn dài.

– Thường xuyên trộn vitamin và men tiêu hóa giúp tôm hấp thu thức ăn một cách tốt nhất.

– Đo độ pH, độ mặn của ao nuôi thường xuyên (mỗi ngày 2 lần) để kịp thời thay đổi và điều chỉnh phù hợp nhất. Phải đảm bảo độ kiềm nằm trong khoảng 120 – 180 mg CaCO3/L (đối với tôm thẻ chân trắng) và độ pH trong khoảng 7,5 – 8,5.

– Trong trường hợp tôm bị nhiễm bệnh và có các dấu hiệu mềm vỏ thì phải nhanh chóng can thiệp ngay bằng cách tăng cường cung cấp oxy, đồng thời tạt vôi để tăng kiềm, đưa độ pH lên 8,0. Mặt khác, bà con tiến hành cải thiện chất lượng nước, giảm khí độc trong ao, tạo môi trường thông thoáng cho ao nuôi.

– Định kỳ trộn các chế phẩm sinh học vào thành phần thức ăn của tôm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, cân bằng quá trình trao đổi chất, giúp tôm hồi phục và tăng trưởng bình thường.

Để hiểu rõ hơn về bệnh mềm vỏ ở tôm thẻ chân trắng cũng như cách điều trị hiệu quả nhất hãy gọi ngay cho Dr.Tom theo số Hotline 090 107 1154 để được hỗ trợ trực tiếp.

XEM THÊM:

>> Kỹ thuật kích thích tôm lột xác

>> Các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng mà bà con cần chú ý

Tìm kiếm liên quan:

  • hiện tượng tôm lột bị chết
  • nguyên nhân tôm lột bị chết
  • tôm mềm vỏ
  • tôm thẻ mềm vỏ chậm lớn
  • hien tuong tom thieu khoang

[kkstarratings]

icon up top
Hỗ trợ

Nguyễn Tấn Tài

Quản lý (Toàn quốc)

0901 071 154

Trần Thị Ngọc Dung

NVKD (Các tỉnh miền Trung)

0888 851 644

Trần Sĩ Khoa

NVKD (Bến Tre, Trà Vinh)

0888 851 648

Mai Văn Đền

NVKD (Bạc Liêu, Cà Mau)

0888 337 431

Trương Mỷ Ngân

NVKD (Sóc Trăng)

0901 041 154